.7 Anh/Chị có theo dõi các thông tin về nông nghiệp qua báo in

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề giải cứu nông sảncho nông dân (Trang 79)

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Không bao giờ 43 43.0 43.0 43.0

Vài tháng/ lần 22 22.0 22.0 65.0 Vài tuần/ lần 17 17.0 17.0 82.0 Gần như hằng ngày 13 13.0 13.0 95.0 Hàng ngày 5 5.0 5.0 100.0 Toàn bộ 100 100.0 100.0

(Nguồn xử lý số liệu SPSS của tác giả)

Đa số nông dân rất ít khi theo dõi thông tin về nông nghiệp qua báo in, cụ thể 43% nông dân không bao giờ theo dõi các thông tin về nông nghiệp qua báo in. 22% số nông dân theo dõi tin vài tháng một lần, 17% nông dân theo dõi thông tin qua báo vài tuần một lần, số nông dân theo dõi tin gần như mỗi ngày là 13%, chỉ có 5 % nông dân theo dõi hàng ngày. Từ số liệu thống kê của bảng trên ta có biểu đồ:

43%

22%

17%

13%

5%

Mức độ theo d i thông tin về nông nghiệp trên báo in của nông dân

hông bao giờ Vài tháng/lần Vài tuần/lần Gần như hằng ngày Hằng ngày

Hình 2.4 Mức độ quan tâm theo dõi thông tin trên báo in của nông dân (khảo sát tháng 10/2017 tại Đông Hƣng, Hƣng Hà, Tiền Hải, t nh Thái Bình)

Theo số liệu khảo sát, có thể thấy mức độ quan tâm theo dõi thông tin trên báo in của nông dân đang ngày càng giảm sút. Số lượng bạn đọc quan tâm đọc báo ở mức hằng ngày chỉ còn 5%. Bên cạnh đó, Mức độ phủ rộng và tiếp cận thông tin của các báo (do cách thức phát hành đã cũ đến với công chúng rất hạn chế.Từ đó dẫn đến việc hiệu quả GCNS cho nông dân chưa cao. ây giờ nông dân chúng tôi cũng có điện thoại kết nối mạng và thường đọc được rất nhiều tin tức từ các trang báo trên đó. Thật ra, rất lâu rồi tôi không đọc báo in (trích phỏng vấn sâu nông dân)

Những hạn chế của báo in trong việc GCNS cho nông dân là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến việc ra đời của hàng loạt tờ báo mạng, cùng các trang mạng xã hội. Điều đó đã thay đổi cách thức tiếp cận thông tin của công chúng và cách đọc báo in của bạn đọc.Với cách thức phát hành báo chí kiểu truyền thống, thật khó để truyền tải thông tin đến với bạn đọc một cách hiệu quả.Thêm nữa, sự tương tác với độc giả rất thấp, phản hồi của người đọc phải trải qua nhiều khâu, thậm chí là bị thất lạc không thể đến được tòa soạn.

Bảng 2.8 Anh/Chị biết đến hoạt động “giải cứu thịt lợn” thông qua kênh truyền thông nào?

Kênh Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Báo in 8 8.0 8.0 8.0 Báo mạng 20 20.0 20.0 28.0 Phát thanh 12.5 12.5 12.5 40.5 Truyền hình 25.5 25.5 25.5 70.5 Mạng xã hội 30 30.0 30.0 100.0 Toàn bộ 100 100.0 100.0

Theo số liệu khảo sát, có thể thấy kênh thông tin mà nông dân tiếp cận để biết đến hoạt động giải cứu nông sản chủ yếu là mạng xã hội (30% , truyền hình (25.5% số và báo mạng (20% . Chỉ có 8% nông dân biết đến hoạt động giải cứu thịt lợn qua báo in. Từ số liệu thống kê của bảng trên ta có biểu đồ:

Hình 2.5 Kênh tiếp cận thông tin “giải cứu thịt lợn” của nông dân (khảo sát tháng 10/2017 tại Đông Hƣng, Hƣng Hà, Tiền Hải,

t nh Thái Bình) (Nguồn xử lý số liệu SPSS của tác giả)

Theo số liệu khảo sát, có thể thấy mức độ quan tâm theo dõi thông tin trên báo in của nông dân đang ngày càng giảm sút. Số lượng bạn đọc quan tâm đọc báo ở mức thường xuyên chỉ còn 12%. Bên cạnh đó, Mức độ phủ rộng và tiếp cận thông tin của các báo (do cách thức phát hành đã cũ đến với công chúng rất hạn chế.Từ đó dẫn đến việc hiệu quả GCNS cho nông dân chưa cao. ây giờ nông dân chúng tôi cũng có điện thoại kết nối mạng và thường đọc được rất nhiều tin tức từ các trang báo trên đó. Thật ra, rất lâu rồi tôi không đọc báo in (trích phỏng vấn sâu nông dân)

Những hạn chế của báo in trong việc GCNS cho nông dân là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, sự bùng nổ của

công nghệ thông tin dẫn đến việc ra đời của hàng loạt tờ báo mạng, cùng các trang mạng xã hội. Điều đó đã thay đổi cách thức tiếp cận thông tin của công chúng và cách đọc báo in của bạn đọc.Với cách thức phát hành báo chí kiểu truyền thống, thật khó để truyền tải thông tin đến với bạn đọc một cách hiệu quả.Thêm nữa, sự tương tác với độc giả rất thấp, phản hồi của người đọc phải trải qua nhiều khâu, thậm chí là bị thất lạc không thể đến được tòa soạn.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là cả ba tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam, Thái ình đều khai thác vấn đề giải cứu nông sản như một chủ đề mang tính giai đoạn . hi vấn đề nóng thì khai thác, thảo luận các vấn đề liên quan. Khi vấn đề tạm lắng xuống thì dừng lại không viết nữa (theo kết quả khảo sát báo Nhân dân ngừng đề cập đến vấn đề vào tháng 7 năm 2018 nhường dung lượng cho các chủ đề khác. Báo Nông Nghiệp Việt Nam, thì vấn đề nông nghiệp là vấn đề then chốt nên so với hai tờ báo còn lại thì đây là tờ báo theo sát vấn đề nông sản nhất với các bài viết đều đặn. Đây cũng là tờ báo có những phóng sự với cách viết được đầu tư và nổi bật hơn hẳn. Tuy nhiên, với vị trí, nhiệm vụ của tờ báo, trước tình hình của nông sản Việt, lẽ ra tờ báo cần đầu tư hơn nữa cho chủ đề này, cũng như góp phần giải quyết vấn đề triệt để hơn nữa. Với tần xuất các nông sản cần giải cứu, thì có lẽ đã đến lúc chính các tờ báo phải xem xét lại cách thức xác định vấn đề, lựa chọn cách tiếp cận đề tài, để không chỉ khai thác GCNS dưới góc độ của thời sự, phản ánh thực tế đơn thuần mà báo chí cần góp tiếng nói mạnh mẽ vào việc tìm ra những giải pháp mang tính chiến lược để nông sản Việt thoát khỏi tình trạng cần giải cứu.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả nêu lên những phân tích về thực trạng giải cứu nông sản: về số lượng, nội dung, phương thức thực hiện, những kết quả đạt được, những điểm hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế của ba tờ báo khi tham gia GCNS cho nông dân từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.

Có thể thấy số lượng các bài báo viết về đề tài giải cứu nông sản chưa thực sự đáp ứng được tính cấp bách của đề tài. Về hình thức, nội dung, việc đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu của một tác phẩm báo chí, tất cả mới dừng ở mức tương đối. Ba tờ báo Nhân dân; Nông Nghiệp Việt Nam, Thái ình được xem là một trong những kênh quan trọng góp phần thay đổi nhận thức của người dân về giải cứu nông sản . Tuy nhiên, từ những kết quả khảo sát, ba tờ báo chưa phát huy hết vai trò của mình đối với vấn đề giải cứu nông sản nói riêng và việc phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững nói chung.

Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy cách thức tổ chức các hoạt động giải cứu như: Tổ chức chiến dịch thông tin; Trực tiếp tổ chức giải cứu nông sản cho nông dân hay việc triển khai một số hoạt động khác để nâng cao hiệu quả việc giải cứu nông sản cho nông dân của ba tờ báo là chưa có.

Chúng ta thực sự cần một diễn đàn – một nguồn đáng tin cậy về thông tin nông sản mà ở đó, trước hết việc xác định danh tính các mặt hàng nông sản phải minh bạch thì mới mong thực tiễn minh bạch. Diễn đàn không phải là báo PR cho nông sản như nhiều người nghĩ. Trên thực tế các tờ báo chưa có một chuyên trang về nông sản, kể cả là những tờ báo đại diện ngôn luận của ngành nông nghiệp.

Đây cũng chính là một trong những căn cứ cùng với việc tìm hiểu, tổng hợp tài liệu và số liệu thực tế, để tác giả đưa ra những giải pháp chiến lược, giải pháp cụ thể nhằm góp phần tăng cường việc GCNS một cách hiệu quả hơn, xem xét trên xu thế phát triển của kinh tế xã hội của khu vực và những khó khăn của môi trường truyền thông hiện đại đặt ra đối với báo chí nói chung và báo in nói riêng. Các vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương tiếp theo.

Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI CỨU NÔNG SẢN CHO NÔNG DÂN

CỦA BÁO CHÍ 3.1. Những vấn đề đặt ra

Từ những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong việc báo chí giải cứu nông sản cho nông dân, có thể nhận thấy một số vấn đề đặt ra như sau:

Một là, cần xây dựng chuyên trang (đối với báo chuyên ngành), chuyên

mục giải cứu nông sản đủ mạnh.Trước tình hình việc GCNS diễn ra như điều không thể tránh khỏi của kinh tế nông nghiệp. Các tờ báo thực sự cần một chuyên trang, chuyên mục để phản ánh chuyển động sản xuất của nông nghiệp theo phạm vi quốc gia hoặc địa phương. Chúng ta cần một diễn đàn về thông tin (đáng tin cậy) có tính dự báo những biến động của việc sản xuất mùa vụ, tự phát.

Để có thể xây dựng được các chuyên trang, chuyên mục hỗ trợ việc giải cứu nông sản thì yếu tố mang tính then chốt đầu tiên, chính là đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách có đầy đủ về chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Các chuyên mục, chuyên trang này cần phải xác định GCNS là một trong những chủ đề trọng điểm của tờ báo.Trong quá trình triển khai các phóng viên, biên tập viên cần làm rõ mục đích của chuyên trang là cần giải cứu ngay tức thì và hiệu quả những nông sản cần giải cứu.Nhưng mục đích xa hơn là góp phần từng bước để nông sản không còn cần giải cứu.Để làm được điều này cần xây dựng lộ trình thực hiện các biện pháp đột phá nhằm thực hiện có hiệu quả GCNS cho nông dân trên từng địa bàn.

Vì diện tích dành cho chuyên trang là có hạn, chính vì vậy, ngoài đổi mới về nội dung, đổi mới về đề tài, các báo cần cân nhắc xem xét để tăng lượng thông tin. Có nghĩa là cần tăng số lượng bài viết trong chuyên trang, giảm bớt số từ trong bài viết nhưng bài viết cần cô đọng, súc tích hơn để có thể truyền tải đầy đủ nội dung mà vẫn đạt được mục đích truyền thông.

Các chuyên trang góp phần xã hội hóa các hoạt động GCNS, tăng cường công tác khuyến nông và hỗ trợ các hợp tác xã phát triển. Nhằm tạo quy mô sản xuất, định hướng cách thức sản xuất có kế hoạch, bảo đảm triển khai đúng mục tiêu, theo các quy trình, quy định, tranh tình trạng nuôi trồng, tự phát, theo phong trào. Các báo nên tập trung bổ sung các tin bài với nội dung về nông nghiệp Việt Nam để từ đó, công chúng có thể có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về sự thay đổi, phát triển của ngành nông nghiệp. Có thể cập nhật thêm những nội dung khoa học có thể áp dụng trong nông nghiệp, những phát minh khoa học của trong và ngoài nước.

Đồng thời, đây cũng là nơi kết nối của nhà sản xuất và nhà kinh doanh, là địa chỉ đáng tin cậy về xuất xứ của nông sản Việt.Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng, chuyên trang, chuyên mục không phải là nơi kêu gọi làm từ thiện cho những mặt hàng nông sản ế khi không tìm được đầu ra. Đây cũng không phải là nơi bán trang theo nghĩa đen để các doanh nghiệp sử dụng quảng bá trá hình.

Thứ hai, xây dựng nội dung thông tin có chất lượng mang tính cập nhật

cao. Tính mới của nội dung chính là yếu tố quan trọng để có thể tạo nên sự khác biệt, độc đáo thu hút độc giả. Qua nghiên cứu cũng cho thấy, bạn đọc đánh giá cao chất lượng nội dung vì nội dung luôn gần gũi với cuộc sống. Đổi mới cách thức viết tin bài cũng là một biện pháp để làm mới mình và thu hút công chúng.

hông dừng lại ở dạng tin thời sự, bài phản ánh, hay phóng sự, những dạng bài phỏng vấn, dự báo, cảnh báo, phân tích sâu hay những dạng đồ hình, đồ họa cần được bổ sung. Hơn thế nữa, với mỗi bài viết, cần có thêm hộp thông tin, hình ảnh minh họa có chất lượng để nội dung bài viết có được lượng thông tin nền, cách nhìn đa chiều mà hấp dẫn độc giả.

Việc lựa chọn thể loại báo chí phù hợp sẽ đi cùng với việc lựa chọn ngôn ngữ truyền tải của thể loại đấy. Vấn đề nào làm tin, vấn đề nào làm phóng sự hay phỏng vấn cũng cần được nhà báo cân nhắc kỹ lưỡng. Nhà báo

phải lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tránh sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, nặng tính triết lý và xa rời thực tiễn. Nhất thiết, ngôn ngữ sử dụng thông tin phải thật giản dị, gần gũi. ngôn ngữ báo chí khi sử dụng phải dễ hiểu, hình ảnh phải chân thật, mang tính thời sự, không sử dụng ảnh dàn cảnh. Vì báo in chỉ có 2 màu đen trắng nên chất lượng ảnh phải tốt để công chúng có thể hiểu và cảm nhận được ý đồ của tác giả.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách công tác phát hành phù hợp với nhu cầu

thông tin của công chúng là nông dân. Công chúng báo chí là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà báo chí hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đích thông tin nhất định. Cần thường xuyên thăm dò (thông qua các đợt khảo sát, điều tra xã hội học nhằm đánh giá thái độ của công chúng với những sản phẩm của cơ quan báo chí. Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần được tiến hành một cách khoa học, định kỳ, có sự đối chiếu so sánh qua mỗi giai đoạn, từ đó có sự điều chỉnh một cách phù hợp và hiệu quả.

Thứ tư, đổi mới cách thức tương tác với bạn đọc nhất là đối tượng nông

dân. Báo chí ngày nay phải đi theo xu hướng người dùng tạo nội dung chứ không thể thuần túy dựa vào đội ngũ biên tập viên, phóng viên và thông tin không đòi hỏi thật quy chuẩn, chỉ là những dòng tin mang tính thông báo và được thẩm định chính xác. Do đó cần tăng cường sự tương tác bạn đọc phải trở thành chủ thể xuất hiện nhiều hơn, nhằm cải tiến tin tức, làm đa dạng hơn nội dung trên mặt báo và hấp dẫn bạn đọc bằng cách tiếp cận mới với độc giả.Mở thêm các diễn đàn, giao lưu trực tuyến... để tạo sự quan tâm của bạn đọc. Có những chủ trương khuyến khích bạn đọc cung cấp thông tin để từ đó có thể khai thác để làm phong phú hóa nội dung thông tin trên báo.

Thứ năm, quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu của tờ báo.Thương

đến quyết định lựa chọn thông tin của công chúng. Do đó, để thu hút thêm bạn đọc tiềm năng tạo cơ sở tốt cho việc giải cứu hiệu quả nông sản cho nông dân thì các tờ báo cần đầu tư chăm chút cho thương hiệu nhằm tăng cường sự ảnh hưởng xã hội. Các báo cần có một chiến lược dài hơn, chú trọng tới việc tổ chức sự kiện để gây ấn tượng với độc giả. Việc tổ chức sự kiện GCNS tốt cũng được xem như là một cách thức hay cho việc quảng bá hình ảnh tờ báo đến công chúng xã hội.

Như vậy, bên cạnh nâng cao chất lượng nội dung, tăng cường hàm lượng thông tin, lựa chọn những phương thức chuyển tải phù hợp, hình thức biểu hiện thông tin một cách sinh động, tăng cường sự tương tác với độc giả và xây dựng thương hiệu của tờ báo được xem là một trong những bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề giải cứu nông sảncho nông dân (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)