Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 25 - 35)

1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về chuyển dịch CCKT

1.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541 km2, chiếm 1,13% diện tích cả nước. Phía Bắc tỉnh Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán hàng hoá với các tỉnh lân cận. Thái Nguyên có 3 mặt được bao bọc bởi hệ thống núi cao, địa hình phân chia thành 3 vùng khác nhau, gồm:

Vùng núi cao, gồm các huyện Định Hoá, Võ Nhai, phía tây Phổ Yên và bắc Phú Lương. Vùng đồi thấp (nhiều đồi, ít ruộng) ở phía Nam Đại Từ, phía Nam Phú Lương, Đồng Hỷ, phía Bắc Phú Bình và Tây TP. Thái Nguyên. Vùng ruộng nhiều, đồi ít bao gồm: Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công và vùng giữa Đại Từ.

Thái Nguyên nằm ở vị trí có hai con sông chính chảy qua là sông Cầu và sông Kông, chính nhờ có hệ thống sông này mà Thái Nguyên hình thành các tuyến đường thuỷ nối liền Thái Nguyên với các trung tâm kinh tế của miền Bắc. Đó là tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km, tuyến Đa Phúc – Hòn Gai dài 211 km, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế - thương mại - du lịch với các tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh.

Ở vị trí khá thuận lợi, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết phải nói đến vị trí phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội với tuyến Quốc lộ 3 nối liền hai khu vực đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, chuyên chở hàng hoá. Cũng từ đây Thái Nguyên sẽ tranh thủ cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế nói chung và của Hà Nội nói riêng. Không chỉ với thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên còn có cơ hội hợp tác về mọi mặt với 5 tỉnh tiếp giáp còn lại, nhất là phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn - là tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc. Thông qua đây Thái Nguyên không chỉ hợp tác với Lạng Sơn, mà còn dễ dàng trao đổi, buôn bán, đầu tư, thương mại với Trung Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi này đã, đang và sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó làm cho quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao.

* Điều kiện khí hậu

Khí hậu ở Thái Nguyên có bốn mùa, trong đó có 2 đặc điểm ảnh hưởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp đó là: Mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng từ 230

C - 280C, lượng mưa chiếm 85% cả năm. Trong đó, tập trung nhiều vào tháng 6,7 và 8 với lượng mưa bình quân của các tháng là 350 mm (mùa bão, lũ). Mùa khô (mùa Đông) bắt đầu từ

tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời kỳ này rét, mưa ít, nhiệt độ bình quân dưới 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (15,20C). Số giờ nắng trong năm giao động từ 1.300 - 1.750 giờ, phân bố đều cho các tháng. Độ ẩm không khí bình quân toàn tỉnh từ 82- 84%, nhưng do địa hình chia cắt nên đã ảnh hưởng và hình thành 3 tiểu vùng khí hậu rõ rệt trong mùa khô (mùa Đông). Đó là vùng lạnh nhiều, thuộc phía Bắc huyện Võ Nhai, Định Hoá; vùng lạnh vừa bắc Đại Từ, bắc Phú Lương, nam Võ Nhai, tây bắc Đồng Hỷ; vùng lạnh ít là nam Đại Từ, Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình, TP. Thái Nguyên, nam Đồng Hỷ.

Đặc điểm tình hình khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy mùa khô kéo dài không lâu nhưng sự phân bố khác nhau trên các địa phương khác nhau, tuy có một số khó khăn, nhưng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hoá cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa khô ở các địa phương này, mùa mưa kéo dài khí hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và trồng cây dài ngày nhưng cũng phải phòng chống lũ lụt có thể xảy ra.

* Điều kiện đất đai

Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 354.150 ha, diện tích đất nông nghiệp là 96.673,37 ha, trong đó diện tích đất lúa, màu là 52.697 ha. Đất núi có nguồn gốc hình thành do sự phong hoá trên các đá Macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất đồi thành phần chủ yếu là các dạng Feralit đỏ, nâu, vàng phát triển trên đá mẹ Gabrô biến chất và phiến thạch sét. Đất ruộng phần lớn hình thành do bồi tụ, dốc tụ và chịu ảnh hưởng trực tiếp của đá mẹ, vì vậy đất ruộng của Thái Nguyên nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ, pha cát, đất xốp và nghèo dinh dưỡng.

Quy mô phân bố diện tích đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng giữa các huyện không đồng đều và thành phần các loại đất cũng khác nhau,

mặt khác diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn 49.049 ha chiếm 13,84% tổng diện tích đất.

Bảng 1.1 : Diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp, năm 2006

Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng số 354.150,15 96.673,37 165.106,51 3.606,77 39.713,90 49.049,60 TP. Thái Nguyên 17.707,52 8.401,42 2.997,80 301,08 5.647,64 357,58 T.X Sông Công 8.364,00 4.456,14 1.792,22 124,19 1.879,91 111,54 Định Hoá 52.272,23 10.087,08 24.791,97 721,88 2.334,28 14.337,02 Võ Nhai 84.510,41 7.723,64 56.127,03 155,28 2.212,82 18.291,64 Phú Lương 36.881,55 11.978,74 16.498,32 664,57 4.603,27 3.136,65 Đồng Hỷ 46.020,66 11.303,92 21.486,78 230,29 4.892,04 8.107,63 Đại Từ 57.790,04 16.601,04 27.814,71 650,88 8.438,16 4.285,25 Phú Bình 24.936,11 13.622,79 6.229,93 432,98 4.539,21 111,20 Phổ Yên 25.667,63 12.498,60 7.367,75 325,62 5.166,57 309,09 ( Nguồn: [6, tr. 86])

Từ bảng số liệu ta thấy, huyện Võ nhai có diện tích đất tự nhiên lớn nhất (84.510 ha), thị xã Sông Công có diện tích nhỏ nhất (8.364 ha); Đại Từ có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất (16.601 ha), sau đó là Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, TP. Thái Nguyên, Võ Nhai sau cùng là Sông Công (4.456 ha).

Đất lâm nghiệp thì huyện Võ Nhai có diện tích lớn nhất (56.127 ha) sau đó đến Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên, TP. Thái Nguyên, sau cùng là thị xã Sông Công.

Đất nuôi trồng thuỷ sản thì Định Hóa có diện tích lớn nhất (721 ha), tiếp đến là Đại Từ, Phú Lương, huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản thấp nhất vẫn là Võ Nhai (124 ha).

Đối với đất chưa sử dụng Võ Nhai là huyện có diện tích lớn nhất (18.291 ha), Sông Công và Phú Bình có diện tích đất chưa sử dụng thấp nhất (gần 111 ha). Qua số liệu ta thấy Võ Nhai diện tích đất nông nghiệp thấp nhưng diện tích đất lâm nghiệp sử dụng lại rất cao (chiếm 66,4% tổng diện tích tự nhiên).

Từ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên có thể phân ra các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản như sau:

- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế từ ruộng, gồm: Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công, Đại Từ.

- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế vườn đồi: Đại Từ, TP. Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công.

- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế lâm nghiệp, vườn rừng: Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ, Đại Từ.

- Vùng có ưu thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ.

Tài nguyên rừng: Với diện tích đất lâm nghiệp 152.000 ha (chiếm 43% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), Thái Nguyên có lợi thế trong việc khai thác và phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng của Thái Nguyên ngày càng thu hẹp, tài nguyên rừng đang bị suy giảm. Vầu, nứa và các loại đặc sản rừng, dược liệu và động vật rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Thực trạng này đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên một nhiệm vụ rất nặng nề trong việc bảo vệ và trồng mới rừng.

Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản và tiềm năng đất đai khá lớn, đã và đang được khai thác có hiệu quả. Trong

lòng đất Thái Nguyên chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng. Theo tài liệu điều tra của Sở tài nguyên và môi trường khoáng sản phân bố tập trung tại các huyện: Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai.

Khoáng sản nhiên liệu: Sau Quảng Ninh, Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ trong tỉnh Thái Nguyên.

Khoáng sản kim loại: Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyên kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và phong phú với các chủng loại: chì, kẽm, thiếc, vonfram, titan. Trong đó chì, kẽm có 19 mỏ và điểm quặng, tập trung ở các khu vực: vùng Langhít (Đồng Hỷ), trữ lượng trên 130.000 tấn, vùng nam Đại Từ trữ lượng trên 23.000 tấn. Thiếc tập trung ở vùng La Bằng, phía tây Núi Pháo, trữ lượng dự kiến khoảng 13,1 nghìn tấn Sn và 2982 tấn Bi. Thiếc sa khoáng tập trung ở vùng Phục Linh. Qua đánh giá sơ bộ, trữ lượng thiếc sa khoáng C1 + C2 vào khoảng 1130 tấn. Kim loại quý hiếm có vàng với 20 mỏ và điểm quặng, trong đó có 10 điểm quặng vàng gốc.

Khoáng sản phi kim: Thái Nguyên có rất nhiều khoáng sản phi kim phục vụ cho công nghiệp xây dựng như: đá vôi, đá vôi trợ dung, đá vôi ốp lát. Bên cạnh đó còn có Đôlômits có 3 mỏ đã được thăm dò, khai thác ở Võ Nhai. Sét (ximăng), tổng trữ lượng đã thăm dò hơn 60 triệu tấn, tập trung ở vùng Cúc Đường (La Hiên), Khe Mo (Đồng Hỷ). Sét cao lanh có ở nhiều nơi, trong đó có một mỏ sét trữ lượng lớn, chất lượng cao phát hiện ở Đại Từ, loại sét này có thể sử dụng để sản xuất gốm sứ, gạch chịu lửa…Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lượng cát, cuội, sỏi khá lớn phân bố chủ yếu ở Sông Cầu, Sông Công.

Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch của Thái Nguyên rất đa dạng. Trong đó Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km2

ra tiềm năng du lịch lớn nhất tỉnh. Khu du lịch Hồ Núi Cốc cách thành phố Thái Nguyên 20 Km về phía tây, với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình đã trở thành khu du lịch lớn nhất tỉnh, thu hút đông đảo khách tham quan đến nghỉ dưỡng, kéo theo các loại hình dịch vụ du lịch phát triển. Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương, đồng thời mang lại cho tỉnh khoản thu không nhỏ. Ngoài ra Thái Nguyên còn có bãi đá cổ Thần Sa, Mái đá Ngườm, nơi được coi là cái nôi của người tiền cổ. Cùng với đó Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà, Thác Mưa Roi, Thác Bảy Tầng…là tiềm năng du lịch lớn của Tỉnh.

* Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số hiện nay của tỉnh Thái Nguyên là 1.127.170 người, chiếm 1,41% dân số toàn quốc. Mật độ dân số trung bình 309 người/km2, trong đó có 77% sống ở nông thôn, 23% sống ở thành thị. Các dân tộc gồm Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa, Dao với sự đa dạng về màu sắc dân tộc đã tạo cho Thái Nguyên sự phong phú trong phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội. Với hệ thống giao thông khá thuận lợi, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với địa hình chủ yếu là đồi, núi, tỉnh có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt có vùng chè nổi tiếng trên 16.000 ha, đứng thứ hai cả nước (sau Lâm Đồng). Như đã trình bày, Thái Nguyên là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản nên trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương như: Công ty Gang thép Thái Nguyên; các nhà máy cơ khí: Sông Công, Phổ Yên; các nhà máy Quốc phòng.

CCKT của tỉnh đến năm 2006 là: Công nghiệp và xây dựng chiếm 38,72%; dịch vụ chiếm 36,64%; nông, lâm nghiệp còn 24,64%. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2010 CCKT của tỉnh là: Công nghiệp (45%), Dịch vụ (38,5%), Nông, lâm nghiệp (16,5%) với định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đặc biệt là công nghiệp chế biến chè và xuất khẩu chè. Hiện nay với

chính sách đầu tư mở rộng, tỉnh đang phát huy thế mạnh của ba khu công nghiệp, gồm khu luyện kim ở Sông Công và thành phố Thái Nguyên, khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở La Hiên (Võ Nhai); xây dựng và hình thành mới 2 khu công nghiệp tập trung Điềm Thụy, Phú Bình và Nam Phổ Yên.

Bảng 1.2: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu

Đơn vị tính 2002 2004 2006

Tỉnh Thái Nguyên 1.000 đồng 269,3 396,8 552,6 - Thành thị 1.000 đồng 589,3 636,2 858,4 - Nông thôn 1.000 đồng 263 334,4 459,4

(Nguồn: [6, tr.56]

Về nguồn nhân lực: Là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo lớn của cả nước, Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy, có hệ thống khuyến nông hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người nông dân. Trên địa bàn tỉnh hiện có Đại học Thái Nguyên (gồm 5 trường đại học thành viên), 16 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 8 trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm của Trung ương và của tỉnh, hàng chục trung tâm dạy nghề. Các cơ sở này đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp lực lượng trí thức và cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề cho tỉnh và khu vực phía Bắc. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc nâng cao dân trí, đào tạo, giáo dục và dạy nghề cho nhân dân địa phương góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Tốc độ tăng dân số năm 2006 là 1,55%/năm. Cơ cấu dân số nam, nữ là 50,05 - 49,95%.

Bảng 1.3: Cơ cấu đào tạo chuyên nghiệp 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 Đại học 26,57 30,50 27,26 28,23 28,50 Cao đẳng 2,52 2,74 3,63 4,60 4,65 Trung học 19,11 17,81 16,61 15,61 15,59 Các hệ khác 35,90 35,25 37,30 36,30 35,06 Đào tạo nghề 15,90 13,70 15,20 15,26 16,20 ( Nguồn: [6, 105])

Dân số và lao động là hai vấn đề luôn gắn bó mật thiết với nhau, sự gia tăng dân số cao sẽ gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm, sự bất hợp lý trong cơ cấu dân số cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu lao động và phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu điều tra năm 2006, tỉnh Thái Nguyên có dân số 1.127.170 người, trong đó dân số trung bình nông thôn là 857.829 người, dân số trung bình thành thị 269.341 người, bằng 30% dân số nông thôn, điều đó cho thấy lao động trong khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 1.4: Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn (Nghìn người) Năm Tên chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1.072,8 1.085,8 1.095,9 1.108,7 1.127,1 Dân số TB Nam 534,5 541,7 548,07 554,9 564,1 Dân số TB Nữ 538,3 544,1 547,9 553,8 562,9 Dân số TB thành thị 241,4 247,6 255,7 259,6 269,3 Dân số TB nông thôn 831,4 838,1 840,2 849,1 857,83

Qua bảng số liệu cho thấy, cơ cấu giới tính trong dân số có sự chênh lệch và biến động không lớn và tỷ lệ nam giới có xu hướng tăng dần trong cơ cấu dân số, nhưng tỷ lệ này không đáng lo ngại về mất cân bằng giới tính (Đến năm 2006 tỷ lệ nam/nữ là 1/0,99). Cơ cấu dân số trung bình khu vực thành thị và dân số trung bình nông thôn trong 5 năm qua chưa có sự biến đổi lớn, nhưng khoảng cách chênh lệch thì vẫn lớn, với số dân nông thôn luôn lớn gấp 3 lần số dân thành thị đã cho thấy tình hình đô thị hoá nông thôn và chuyển dịch CCKT nông thôn nói chung và chuyển dịch lực lượng lao động nông thôn sang làm việc cho khu vực dịch vụ và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)