Trong nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 40 - 47)

1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1. Trong nông, lâm nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra về phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, Đảng bộ đã triển khai chương trình thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch CCKT nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân. Để hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngày

15/2/1998, Tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số 08/CT-TU về việc thực hiện giao đất, giao rừng, chuyển đổi dồn ghép ruộng đất hoàn thiện việc thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP với mục đích dồn điền, đổi thửa, giao đất, giao rừng tạo điều kiện cho nông dân trong quá trình sản xuất, canh tác từng bước cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.

Ngày 20/6/2008, UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch 326/KH-UBND về dồn ghép, giao đất, giao rừng trong nông – lâm nghiệp để hoàn thiện việc thực hiện Nghị Định 64/CP của Chính Phủ. Các địa phương tích cực triển khai thực hiện công tác này.

Trong những năm 1997-2000, theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành hai vùng chăn nuôi tương đối rõ rệt:

Công tác lãnh đạo sản xuất nông, lâm nghiệp có những chuyển biến tốt. Được sự lãnh đạo sát sao của các cấp Đảng bộ từ tỉnh xuống xã, các địa phương tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Công tác phòng, chống bão lụt, chống hạn được triển khai một cách chủ động và tích cực hơn. Riêng trong năm 2000, tỉnh tập trung đầu tư và hoàn thành một số công trình thuỷ lợi quan trọng; trong đó, đáng chú ý là đập – cầu Thác Huống, Hồ Gò Miếu, kiên cô hoá kênh Tây Hồ Núi Cốc và 4 hồ chứa nước. Đến cuối năm 2000, trong toàn tỉnh đã có 85 phường, xã triển khai chương trình kiên cố hoá kênh mương nội đồng, xây dựng kiên cố thêm được trên 100km kênh mương. Tỉnh còn có chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển phân bón, các loại giống cây trồng, vật nuôi, trợ giá bơm điện chống hạn, hỗ trợ lúa cao sản, cân đối vốn ngân hàng người nghèo…Những chính sách đó cùng với việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Sản lượng lương thực quy thóc năm sau đạt cao hơn năm trước, bình

quân hằng năm đạt gần 30 vạn tấn, vượt hơn 10% so với chỉ tiêu đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra. Năng suất và sản lượng lúa trong các năm đều tăng lên.

Các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá. Điểm nổi bật là sự chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế nông nghiệp có bước tiến mới theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá.

Bảng 1.5: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lương thực có hạt qua các năm:

Năm 1997 Năm 1999 Năm 2000 Diện tích (ha) 75.511 75.564 79.331 Sản lượng (tấn) 249.853 279.432 296.365

(Nguồn: [18, tr. 349])

Bảng 1.6: Năng suất, sản lượng lúa qua các năm:

Năm 1997 Năm 1999 Năm 2000 Năng suất (tạ/ha) 33,74 38 38,71 Sản lượng (tấn) 220.482 248.137 265.579

(Nguồn: [18, tr. 349])

Các loại hoa màu nhìn chung đều tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích trồng khoai lang từ 10.416 ha, với sản lượng 49.888 tấn (năm 1997) đã tăng lên 11.841 ha với sản lượng 54.482 tấn (năm 2000).

Các loại cây công nghiệp tuy phát triển nhưng không đều, cây Chè là một trong thế mạnh kinh tế ổn định nhất đối với vườn đồi tỉnh Thái Nguyên. Những năm trước đây, Chè Thái Nguyên không những có uy tín trong thị trường trong nước, mà còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Nhằm phát huy thế mạnh mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu này, Tỉnh uỷ chủ trương mở rộng diện tích trồng chè trên đất đồi và coi đó là hướng chiến lược quan trọng đến năm 2000, tỉnh Thái Nguyên có 11.000 ha chè tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, Phổ Yên

và thành phố Thái Nguyên. Việc mở rộng diện tích trồng chè không những phát huy thế mạnh cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, mà còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bảng 1.7: Diện tích và sản lượng một số cây chủ yếu Loại cây Năm 1997 Năm 2000 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Mía 1.009 443.884 1.075 47.905 Lạc 5.681 5.290 5.492 5.401 Thuốc lá 146 157 144 180 Đậu tương 2.587 2.626 3.368 3.800 Cam, chanh 213 428 625 2.190 Dứa 62 275 81 505 Nhãn, vải 2.695 2.350 6.034 3.915 (Nguồn: [18, tr. 352])

Cùng với việc mở rộng diện tích, Tỉnh uỷ chủ trương đưa giống chè vào sản xuất và áp dụng các biện pháp thâm canh để đưa năng suất chè từ 35 tạ /ha lên 50 tạ/ha. Mặt khác, cần phải có biện pháp sử dụng hoá chất hợp lý để có chè sạch, chế biến nâng cao chất lượng để chè có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp các ngành trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo diện tích trồng chè. Liên tục trong các năm 1997-2000, diện tích chè trồng mới đều đạt và vượt kế hoạch: “Năm 2007 đạt 100% kế hoạch; đến năm 2000 toàn tỉnh trồng mới được 533 ha chè, vượt kế hoạch 6%. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các cấp Đảng bộ, trong những năm 1997-2000, diện tích, năng suất, sản lượng

chè không ngừng tăng lên. Nếu năm 1997, trên phạm vi toàn tỉnh, diện tích chè thu hoạch là 5.996 ha, năng suất 39,65 tạ/ha, sản lượng 38.284 tấn, thì đến năm 2000, đã tăng lên 11.331 ha với năng suất 58,61 tạ/ha và sản lượng đạt 66.412 tấn”[ 27, tr. 204 ].

Cũng như cây chè, Tỉnh uỷ coi việc mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả ở đất vườn đồi là hướng chiến lược quan trọng để đến năm 2000 có 10.000 ha cây ăn quả ở các huyện, thành, thị chủ yếu là trên diện tích 14.000 ha đất vườn tạp hiện có trên địa bàn tỉnh.

Theo phương hướng chỉ đạo của Tỉnh uỷ, các địa phương đã rà soát lại đất vườn đồi; trên cơ sở đó, tiến hành quy hoạch diện tích cây trồng ăn quả, xây dựng đề án triển khai thực hiện chủ trương khai thác đất rừng đồi theo hướng ưu tiên phát triển chè và cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả trồng mới trong các năm đều tăng nhanh và vượt mức kế hoạch: Năm 1997 là 804 ha, đạt 103% kế hoạch, đến năm 2000 đã tăng 1,956 ha, vượt kế hoạch 30,4%, Do đó, chỉ sau vài năm, diện tích và sản lượng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh tăng lên nhanh chóng.

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một trong những điểm mới của Thái Nguyên là sự hình thành kinh tế trang trại. Tính đến năm 2000, toàn tỉnh có khoảng 1.000 trang trại, với quy mô vừa và nhỏ. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại, có tích tụ vốn và ruộng đất ở mức độ khác nhau, có ý chí làm giàu và biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, có 28,3% số hộ là đảng viên.

Được các cấp Đảng bộ và chính quyền chủ động khuyến khích, tuỳ theo từng địa phương kinh tế trang trại ở Thái Nguyên có nhiều loại mô hình khác nhau:

- Kinh tế rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc

- Kinh tế tổng hợp: Trồng hoa màu, chăn nuôi, thả cá - Kinh tế vườn hoa cây cảnh

- Kinh tế chăn nuôi đặc thù: Ong, chim cút

Là một tỉnh miền núi trung du, Thái Nguyên có tiềm năng lớn về rừng. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (11/1997) đề ra chủ trương “Phát triển kinh tế đồi rừng gắn liền với việc ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi, trước mắt cần tập trung khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới, giao đất giao rừng để chăm sóc bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng trồng, kết hợp giữa trồng rừng với cây trồng công nghiệp, cây ăn quả”[19, tr. 29]. Theo phương hướng này, trong những năm 1997-2000, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện giao đất, giao rừng xác định quyền làm chủ rừng và đất rừng cho nông dân, công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng vi phạm lâm luật, đốt phá nương rẫy, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép giảm nhiều hơn năm trước. Việc chỉ đạo trồng rừng mới cũng được đẩy mạnh và thu nhiều hiệu quả. Nếu năm 1997, diện tích trồng rừng mới là 2.175 ha, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, thì đến năm 2000, đã tăng lên 1.848 ha, trong đó rừng trồng theo Chương trình 661 là 1.156 ha (100,5% kế hoạch), đưa độ che phủ rừng từ 28% (năm 1996) lên 39% (năm 2000).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác quy hoạch cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp được triển khai. Với diện tích trồng thêm 43.000 ha rừng sản xuất, trên địa bàn Thái Nguyên dần dần hình thành 4 vùng cây trồng: - Vùng sản xuất gỗ lớn nằm trên các huyện Định Hoá, Võ Nhai và một phần huyện Đồng Hỷ.

- Vùng nguyên liệu giấy thuộc các huyện Phú Lương, Định Hoá.

- Vùng gỗ nhỏ, gỗ trụ mỏ thuộc các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên. - Vùng cây đặc sản (thông nhựa) thuộc các huyện Phú Bình, Phổ Yên.

Như vậy, từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu hình thành 5 vùng sản xuất nông sản chính:

- Vùng sản xuất lương thực tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Bình, Đại Từ, Định Hoá, Phổ Yên.

- Vùng thực phẩm ven đô thị, chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các huyện Phổ Yên, Phú Bình và các thị trấn huyện.

- Vùng chè chủ yếu bao gồm các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đòng Hỷ, thành phố và các huyện Phổ Yên.

Các tiểu vùng cây ăn quả có ở tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh. - Vùng rừng nguyên liệu bao gồm các huuyện Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ.

Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong CCKT nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV Đảng bộ tỉnh đã nêu rõ: “Phát triển chăn nuôi toàn diện và theo hướng sản xuất hành hoá tập trung, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, thay đổi cơ cấu giống trong chăn nuôi để đạt giá trị kinh tế cao…”[19, tr. 25]. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh là đẩy nhanh tốc độ sản xuất ngành chăn nuôi để đến năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp. Trong những năm 1997-2000, theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành hai vùng chăn nuôi tương đối rõ rệt:

- Vùng miền núi, trung du, gồm các huyện Định Hoá, Võ Nhai, bắc Đồng Hỷ, bắc Đại Từ, có thế mạnh chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn.

- Vùng ven đô thị, bao gồm thành phố Thái Nguyên, nam Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, nam Đại Từ, có khả năng phát triển các hình thức chăn nuôi trang trại cùng với tập đoàn cây thực phẩm. Cơ cấu chăn nuôi chủ yếu là lợn, gia cầm, cá, bò.

Ngoài ra nhân dân trong tỉnh còn tận dụng diện tích ao, hồ va mặt nước ruộng lúa để thả cá.

Bảng 1.8: Đàn gia súc, gia cầm của tỉnh qua các năm

Đơn vị: Con

Năm Trâu Lợn Gia cầm

1997 134.600 19.000 377.900 4.211.000 1998 135.800 20.800 390.900 4.217.000 1999 135.200 22.000 393.600 4.511.000 2000 131.600 23.300 404.500 4.418.000

(Nguồn: [18, tr. 353])

Nhờ sự đầu tư chăm sóc và đề phòng dịch bệnh tốt, đàn gia súc và gia cầm trên địa bàn tỉnh trong những năm 1997-2000 nhìn chung đều phát triển.

Có thể nói: trong 4 năm 1997-2000, “lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp có bước phát triển rõ rệt và có những chuyển biến tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sản lượng lương thực quy thóc liên tục đạt và vượt chỉ tiêu. Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả hàng năm tăng nhanh, cây chè vươn lên chiếm vị trí quan trọng đối với cả nước (mỗi năm qua mỗi năm trồng mới khoảng 500 ha chè). Cơ cấu mùa vụ chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình tốt về kinh tế trang trại xuất hiện. Các vùng kinh tế của tỉnh được hình thành rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hoá” [18, tr.232].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)