Trong công nghiệp, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 47 - 55)

1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.2 Trong công nghiệp, dịch vụ

Nếu 6 tháng đầu năm 1998, sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 9,3% so với cùng kỳ, trong đó khối quốc doanh Trung ương tăng gần

12%, thì đến quý III, sản xuất bị chững lại và giảm sút khá nhiều ở hầu hết các lĩnh vực và các thành phần kinh thế, sang quý IV, nhiều đơn vị tăng nhịp độ sản xuát, nhưng cũng không bù đắp lại sự giảm sút so với cùng kỳ năm 1997. Giá trị sản xuất các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý nằm trên địa bàn năm 1998 giảm 3,5% so với năm 2007; năm 1999 tiếp tục giảm 5,6% so với năm 1998. Khó khăn nhất là Công ty gang thép Thái Nguyên. Đến cuối năm 1998, Công ty còn tồn kho gần 30.000 tấn thép, lượng phôi thỏi cũng tồn đọng gần 10.000 tấn. Sản xuất ở nhiều đơn vị thành viên Công ty chỉ ở mức cầm chừng, dẫn đến tình trạng trên 2.500 công nhân nghỉ chờ việc luân phiên, đời sống gặp nhiều khó khăn. Các công ty Diêzen Sông Công, Cốp pha thép Việt Trung, gạch Cao ngạn… Tuy ở mức khó khăn không gay gắt như Gang thép Thái Nguyên, nhưng cũng nằm trong tình trạng tương tự.

Trước khó khăn của sản xuất công nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ, trước hết là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã dành nhiều thời gian đi khảo sát cơ sở, lắng nghe ý kiến và thảo luận với các doanh nghiệp để cùng tìm ra những giải pháp tháo gỡ. Đối với các doanh nghiệp địa phương, Tỉnh uỷ đã có chương trình đổi mới cơ chế quản lý, kịp thời thông qua đề án sắp xếp và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước có những chủ trương và giải pháp tích cực của tỉnh, các doanh nghiệp từng bước được củng cố, đi dần vào thế ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương hằng năm tăng trung bình 13%; riêng trong 9 tháng đầu năm 2000, tăng 19% so với cùng kỳ năm 1999. Một số sản phẩm tăng khá, như xi măng, tấm lợp, giầy dép, hàng may mặc xuất khẩu…

Đối với doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn, Tỉnh uỷ đã tích cực chủ động thảo luận với các bộ, ngành Trung ương, đề nghị Bộ Chính trị và Chính phủ có cơ chế, chính sách để phục hồi sản xuất. Tỉnh đã kiến nghị với Chính phủ và các ngành Trung ương có biện pháp tháo gỡ tích cực giúp

công ty Gang Thép Thái nguyên và một số doanh nghiệp khác về cơ chế, chính sách tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu, hoãn hoặc kéo dài thời gian trả nợ, hạ lãi suất tín dụng, hoặc giảm thuế, cho vay vốn lưu động.

Sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ và UBND đã góp phần giải quyết khó khăn cho các đơn vị sản xuất, giúp cho các doanh nghiệp giữ vững và duy trì sản xuất, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng Khoá VIII (12/1997) về “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nỗ lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để CNH, HĐH, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội”, Tỉnh uỷ đã rà soát lại các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý, đồng thời lãnh đạo việc sắp xếp lại một số doanh nghiệp. Theo sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, mất vốn hoặc không có điều kiện phát triển đã được giải thể.

Từ năm 1998, quán triệt tinh thần Chỉ thị 68 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về thực hiện chuyển đổi và thành lập HTX theo Luật Hợp tác xã, Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo các đơn vị làm thí điểm để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên việc lãnh đạo chuyển đổi và thành lập HTX mới theo Luật nhìn chung triển khai chậm; cấp uỷ và chính quyền các cấp ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm. Trong quá trình thực hiện, việc phối hợp giữa các ngành thiếu đồng bộ; các cấp lãnh đạo chưa làm cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận rõ tính tất yếu của kinh tế HTX; chưa tập chung chỉ đạo sát sao và thiếu hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở. Do đó, đến cuối năm toàn tỉnh mới có 23/158 HTX theo luật. Trong đó, số HTX hoạt động có hiệu quả khá mới chiếm 27%, số còn lại chỉ hoạt động ở mức trung bình hoặc kém hiệu quả nặng về hình thức.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế – xã hội phát triển, Đảng bộ coi trọng việc xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Tỉnh uỷ chủ trương khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có; nâng cấp các tuyến đường huyện; đồng thời phát triển hệ thống giao thông nông thôn, phấn đấu đến năm 2000, các xã có đường ôtô thông suốt.

Thực hiện chủ trương trên, trong nhiệm kỳ 1996-2000, Tỉnh uỷ huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và sửa chữa các tuyến đường giao thông do địa phương quản lý. Mặt khác, tỉnh tranh thủ tối đa các nguồn vốn viện trợ, vốn vay ODA, đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã hội và sức dân để phát triển mạnh giao thông nông thôn để theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, chú trọng ưu tiên các xã vùng núi, vùng cao, các phường xã điển hình… Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình giao thông được triển khai: Cải tạo nâng cấp Đường số 37 Phú Bình – Thái Nguyên, đường vào 3 xã vùng cao huyện Võ Nhai (Nước Hai – Thần Sa, Nghinh Tường – Sảng Mộc), Đường Cách mạng tháng Tám…

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn tiếp tục được hiện đại hoá, bảo đảm thông tin ở trong nước và quốc tế thông suốt. Mạng lưới điện cũng được mở rộng tới phần lớn các xã trên địa bàn, góp phần cải thiện đời sống văn hoá tinh thần nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hệ thống cấp nước ở đô thị và các khu công nghiệp được cải tạo nâng cấp. Trong những năm 1997-2000, tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước các thị trấn, thị tứ theo dự án; tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường…

Nhờ các biện pháp tích cực, kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện được tăng cường cả về lượng và chất. “Trong 4 năm (1997-2000), tỉnh đã nâng cấp và làm mới hơn 800 km đường và 40 cầu giao thông các loại; tất cả các xã đã có đường ôtô đến trung tâm. Gần 200 km kênh mương nội đồng được xây kiên cố. Từ 83 xã có điện vào cuối năm 1996, đến năm 2000, đã có 122/145

xã có điện lưới quốc gia, 46,2% số xã có điểm bưu điện – văn hoá; mật độ điện thoại đạt 1,8/100 dân” [18, tr. 355].

Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, quan sát và bảo vệ môi trường đẩy mạnh. Riêng trong năm 1998, toàn tỉnh có 33 đề án nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ tập trung vào những nội dung cơ bản, xác định cơ sở khoa học cho các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trong đó trọng tâm vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến năm 2000, tiếp tục triển khai 30 đề tài, chương trình, dự án thử nghiệm. Nhiều kết quả nghiên cứu đã áp dụng tại địa phương, phục vụ công tác quản lý kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất.

Quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và các chỉ thị, thông báo, kết luận của Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND các cấp, cùng các chính quyền đoàn thể đã lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT trên địa bàn toàn Tỉnh đạt kết quả. Sau ngày tái lập tỉnh, CCKT trong tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 9 đến 11%, cao hơn so với bình quân của cả nước. Chỉ sau ít năm đã có hàng chục ngành lao động vào làm trong các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từng bước ổn định và phát triển với tốc độ khá cao. Đến năm 2000, Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch CCKT tích cực hơn, trong đó tổng sản phẩm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 30,3%, nông nghiệp 33,68 % và dịch vụ 35,94%.

Bảng 1.9: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1997 40,5 30,8 24,7

2000 33,8 30,3 35,9

Kết quả chuyển dịch CCKT của tỉnh trong những năm 1997-2000 đã có sự chuyển biến tích cực. Sản xuất lương thực 4 năm liên tiếp được mùa. Năm 2000 đạt sản lượng cao nhất từ trước đến thời điểm này. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 32 vạn tấn là mức tăng cao nhất từ trước đến thời điểm này, tăng 23,5% so với năm 1997, năng suất các cây trồng tăng từ 4,21 đến 44,5%, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng và có hiệu quả, chất lượng. Sản xuất công nghiệp đạt giá trị 3.649,84 tỷ đồng, tăng 72,5%; (tốc độ tăng bình quân 1997-2000 đạt 14,5%). Kinh tế ngoài nhà nước tăng 27,45%; kinh tế hỗn hợp tăng 189,56%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 52%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 9,5%; vận tải hàng hoá, hành khách tăng doanh thu trên 30%; xuất khẩu tăng từ 18%, thu ngân sách tăng 21,36%. Các chương trình kinh tế- xã hội được thực hiện với quy mô rộng hơn, nhất là về giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế [18].

Giai đoạn 1997-2000, Kinh tế Thái Nguyên liên tục tăng trưởng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) hàng năm tăng cao trong đó ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng nhanh. CCKT chuyển dịch tích cực, đã hình thành CCKT nông lâm nghiệp – Dịch vụ – Công nghiệp. Nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội đã đạt và vượt mực tiêu đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra.

Chuyển dịch CCKT trong giai đoạnh 1997-2000 có nhiều kết quả khả quan, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong chuyển dịch CCKT đã có những giải pháp tích cực về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng công cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Có nơi thuộc vùng giá trị sản xuất đạt từ 30 đến 45 triệu đồng/ha. Lương thực bình quân đầu người đạt 312 kg/người/năm. Các hộ nông dân được giao đất, giao rừng, gần 100% số HTX nông nghiệp được chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX, tạo điều kiện để nông nghiệp, nông

thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH. Các lĩnh vực khác có nhiều chuyển biến tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.

Thành tựu đạt được giai đoạn 1997-2000 là quan trọng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Những khó khăn, yếu kém về kinh tế – xã hội trong thời kỳ trước chưa được khắc phục. Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình chuyển dịch CCKT (1997-2001), Tỉnh Thái Nguyên thẳng thắn chỉ ra những hạn chế:

Kinh tế phát triển nhưng tốc độ chậm và chưa vững chắc. Nhịp độ tăng trưởng GDP, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt thấp so với chỉ tiêu Đại hội XV và mức trung bình của cả nước (tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm là 4,1% so với chỉ tiêu đại hội là 9-10%, toàn quốc đạt 6%). Trình độ công nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp, từng ngành còn thấp. Hoạt động của Công ty Gang thép Thái Nguyên và nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp của Trung ương trên địa bàn bị đình trệ, sa sút trong những năm 1997-1998 đã làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tỉnh uỷ và UBND còn lúng túng trong việc sắp xếp, củng cố, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và chậm chuyển đổi HTX theo luật. Việc phát triển lực lượng sản xuất chưa đồng bộ, đầu tư còn manh mún, phân tán, chưa tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, chưa huy động tốt đầu tư phát triển của toàn xã hội.

Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt, tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm còn phổ biến cả ở thành thị và nông thôn. Tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý gia tăng, tệ quan liêu, tham nhũng ở một bộ phận cán bộ, công chức vẫn tiếp diễn, gây nhiều băn khoăn, lo lắng, bất bình trong nhân dân. Việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều khuyết điểm. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Những nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm, yếu kém trên một phần do xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh thấp, nguồn vốn để phát triển hạn hẹp lại chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực, thiên tai... Nhưng nguyên nhân chính là do Tỉnh uỷ nhận thức đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng chưa sâu sắc và vận dụng đường lối ấy chưa sáng tạo, còn thụ động, thiếu những hình thức và biện pháp phù hợp để pháp huy nội lực, phát huy trí tuệ của cán bộ, đảng viên và sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và công tác điều hành của bộ máy chính quyền thiếu kiên quyết, không dứt điểm, còn phân tán và kém hiệu lực. Tư tưởng ỷ lại, bao cấp trông chờ còn nặng nề [18, tr. 360-361] .

Chương 2

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ( 2001- 2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)