kinh tế (2001-2006)
Bước vào năm 2001, năm đầu thiên niên kỷ mới, Thái Nguyên có nhiều thuận lợi, thời cơ nhưng cũng có không ít khó khăn trở ngại. Tuy nhiên thuận lợi là cơ bản. Những yếu tố thuận lợi, khó khăn trên đã tác động sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng.
Nhận thức đầy đủ những thuận lợi và khó khăn, với tinh thần phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, với sự giúp đỡ của Trung ương, mục tiêu tổng quát của Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2005 được Tỉnh uỷ xác định trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI: “Phát huy cao độ mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới và phát triển tỉnh Thái Nguyên; đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo CCKT công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ” [19, tr.16]. “Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, vượt qua đói nghèo” [19, tr.16].
Đảng bộ đã đưa ra mục tiêu: “Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9%/năm, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 16%/năm. Sản lượng lương thực đạt 35 vạn tấn/năm. CCKT đến 2005: Công nghiệp và Xây dựng: 34-35%, Dịch vụ: 33-34% và nông – lâm nghiệp 31- 32%. Sản lượng lương thực có hạt đạt 350 nghìn tấn/năm. Diện tích trồng rừng mới bình quân đạt 2000 ha/năm; trồng cây ăn quả bình quân đạt 600ha/năm, trồng thêm diện tích chè 600ha/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ bình quân 8%/năm.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến 2005 giảm xuống còn 0,4%/năm; tạo thêm việc làm mới cho người lao động là 10.000/năm. Đến 2005 đạt tỷ lệ 20- 25% lao động đã qua đào tạo. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi, 80% trường, phòng học được xây dựng kiên cố, 60% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. 100% trạm y tế có bác sỹ và đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động trực tiếp trong nông nghiệp [19, tr. 17].
Để thực hiện phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên đã đề ra các chương trình kinh tế – xã hội cho giai đoạn 2001-2005. Về kinh tế, Đảng bộ đã đưa rac các chương trình lớn: Chương trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá với các mục tiêu: tăng giá trị thu nhập/1ha canh tác đạt 25 triệu đồng trở lên; đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng; phấn đấu đưa năng suất lúa đạt trên 4 tạ/ha/vụ. Bình quân hằng năm sản xuất 35 nghìn tấn lương thực. Chuyển diện tích vùng bãi sông Cầu và những nơi có diện tích sang trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ tăng sản lượng dệt lụa. Chuyển và cải tạo những nơi có diện tích ngập úng sang sản xuất một vụ lúa, 1 vụ cá, kết hợp trồng cây ăn quả trên bờ. Sử dụng hợp lý đất gò đồi và
chuyển dần đất trồng bạch đàn, sắn sang trồng cây ăn quả, trồng rừng, phấn đấu trồng mới 600 ha cây ăn quả/năm.
Chương trình trồng mới 3000 ha rừng và bảo vệ rừng hiện có nhằm nâng độ che phủ của rừng, bảo đảm khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ và chăm sóc 25.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Bình quân mỗi năm trồng 600 ha rừng tập trung.
Chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tạo điều kiện cho công ty Gang thép Thái Nguyên sản xuất 400.000 tấn/năm. Xây dựng khu công nghiệp Sông Công và 25 khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn các huyện, thị với tổng diện tích 600 ha. Trong đó Thành phố Thái Nguyên có 2 khu, thị xã Sông Công 2 khu; huyện Đồng Hỷ 1 khu, huyện Định hoá 1 khu, huyện Phú Lương có 3 khu; Huyện Phú Bình có 3 khu, huyện Võ Nhai có 2 khu, huyện Phổ Yên có 8 khu. Có cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn. Xây dựng hệ thống cung cấp điện ở Sông Công với công suất 50.000 KW, cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn. Về Công nghiệp chế biến tiếp tục đầu tư, phát triển công ty Chè Tân Cương – Hoàng Bình, Công ty trách nhiệm hữu hạn đồ uống Thái Nguyên, Giấy Trường Xuân; Công ty cổ phần, thương mại Thái Hưng, các công ty chế biến lâm sản, thực phẩm, may mặc, da giày… Xây dựng và phát triển các làng nghề.
Chương trình xây dựng đô thị và nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội; khắc phục sự xuống cấp của mạng lưới giao thông, nâng cấp nhựa hoá các tỉnh lộ, huyện lộ; Đầu tư mở rộng các tuyến đường Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B, kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn; phát triển và nâng cấp mạng lưới điện, đảm bảo cấp đủ điện, ổn định. Củng cố trạm biến áp và đường dây trung áp bảo đảm mỗi xã có từ 2 trạm biến áp trở lên; giảm tổn thất điện năng. Hiện đại
hoá mạng lưới bưu chính viễn thông, tăng cường năng lực hệ thống bưu điện xã, thị trấn; Hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo hướng hiện đại như bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa và các trung tâm y tế tỉnh, huyện, các trạm y tế xã, phường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng đúng tiêu chuẩn; trường trung học phổ thông công lập có phòng học cao tầng, 70-75% phòng học của trường tiểu học và trung học cơ cở được kiên cố hóa. Nâng cấp, xây mới một số trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trường chính trị. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở văn hoá xã hội: nhà bảo tàng, tư viện, nhà thi đấu, trung tâm thể thao và một số điểm vui chơi giải trí, thực hiện chương trình nước sạch nông thôn.
Chương trình phát triển các khu du lịch tập trung. Xây dựng và triển khai đề án phát triển du lịch Thái Nguyên đến 2005 bằng hệ thống các chương trình cụ thể nhằm tạo động lực phát triển cho ngành du lịch địa phương bao gồm Dự án đường du lịch ven Hồ Núi Cốc từ khu Nam Phương lên Khu trung tâm Hồ Núi Cốc, dự án Tỉnh lộ Đán – Núi Cốc, dự án cải tạo hạ tầng khu du lịch Hồ Núi Cốc, Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch lịch sử ATK Định Hoá. Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà…Trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch địa phương. Khai thác sử dụng tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. Ngoài các chương trình lớn, định hướng cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, Tỉnh uỷ còn có các chương trình khác như: Chương trình dân số, việc làm và xoá đói giảm nghèo. Mục tiêu của chương trình này là đạt tỷ lệ ổn định về phát triển dân số, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông nhàn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20-25%; cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng
lao động trực tiếp trong nông nghiệp xuống 60-70% lực lượng lao động. Mỗi năm giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Chương trình phát triển khoa học, công nghệ và môi trường; chương trình giáo dục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH; Chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và bệnh dịch HIV/AIDS và chương trình kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị.
Căn cứ vào các mục tiêu và nội dung của các chương trình kinh tế – xã hội, BCH Đảng bộ tỉnh Khoá XVI xây dựng thành những đề án cụ thể cho từng chương trình và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Những chương trình cơ bản trên đã khẳng định định hướng chiến lược của Tỉnh uỷ trong đó luôn chú trọng lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; đổi mới phát triển kinh tế ngành, vùng, thành phần theo hướng ngày càng phát huy những thế mạnh, hướng tới CNH, HĐH nền kinh tế. Đây là bước chuyển biến tích cực của tỉnh trong chuyển dịch CCKT.
Để triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng của Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã đề ra kế hoạch cụ thể đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT.
Thực hiện mục tiêu CNH, HĐH, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP, ngày 13/10/2001, tỉnh uỷ đã có chủ trương và chỉ đạo UBND tỉnh ra Quyết định số 3296/2001/QĐ-UB về cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công và các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư và hỗ trợ xây dựng hạ tầng; giá thuê đất, miễn tiền thu đất; hỗ trợ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh; hỗ trợ xây dựng hạ tầng, thủ tục hành
chính. Đây là một quyết định sáng suốt, thông thoáng và thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đối với lĩnh vực đầu tư, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với quyết định này, các nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi khi đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công. Ngoài những ưu đãi chung của Luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, như giá thuê đất ở mức thấp nhất theo khung giá của Bộ Tài chính; thời gian thuê được kéo dài.
Thực hiện mục tiêu CNH, HĐH, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP, ngày 10/4/2002, BCH Đảng bộ tỉnh ra kết Luận số 12 – KL/TU “Về việc thực hiện chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến 2005”. Kết luận đánh giá thực trạng sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1997-2001, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến 2005, các giải pháp chủ yếu và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Mục tiêu chủ yếu là chuyển nhanh nền kinh tế của tỉnh sang CCKT mới theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, thực hiện phân công lại lao động xã hội; góp phần nâng cao mức sống của nhân dân.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 – Khoá IX là kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng XHCN; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, ngày 2/7/2002, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có kết luận số 15 – KL/TU “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước địa phương đến năm 2005”. Kết luận 15 – KL/TU đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước địa phương từ năm 1997 đến năm 2001; phương
hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nướcc địa phương đến 2005.
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ thủ tục hành chính…Tỉnh uỷ đã chỉ đạo UBND tỉnh ra Quyết định số 3119/2003/QĐ-UB ngày 26/11/2003 Ban hành quy chế hoạt động của Ban Hội nhập kinh tế quốc tế Tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 16/9/2002, Tỉnh uỷ ra kết luận số 19 – KL/TU “Về chương trình phát triển du lịch Thái Nguyên đến 2005” Trong kết luận Tỉnh uỷ đã đánh giá tiềm năng về du lịch Thái Nguyên, phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2005: xây dựng du lịch Thái Nguyên trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia; phấn đấu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong CCKT của tỉnh, phát triển du lịch kết hợp giữa kinh tế với giáo dục truyền thống cách mạng, đặc biệt là du lịch về nguồn; tỉnh đưa ra những giải pháp thực hiện: triển khai có quy mô các chương trình quảng bá về tiềm năng, triển vọng của du lịch Thái Nguyên; đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch; tăng cường các biện pháp quản lý các khu, điểm du lịch hoạt động đúng hướng, có hiệu quả kinh tế - xã hội; đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về du lịch, tổ chức tốt hơn sự phối hợp hoạt động trong Ban chỉ đạo nhà nước về phát triển du lịch Thái Nguyên.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân của Hội nghị TW 5 (khoá IX) của Đảng, thực hiện Nghị Quyết Đại hội XV của Đảng bộ, ngày 25/10/2002, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra kết luận số 22 – KL/TU “Về việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên”. Kết luận đánh giá khách quan thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Kinh tế tư nhân
trên địa bàn có khả năng thu hút lao động ngày càng tăng; góp phần vào thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế. Tỉnh đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Mở rộng ngành nghề kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực kinh tế tư nhân có nhiều lợi thế. Tập trung phát triển các ngành nghề: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm sản, cơ khí, thương mại, dịch vụ du lịch, vận tải, xây dựng, may mặc, giày da…
Thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá IX của Đảng về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010 và thực hiện chương trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, ngày 15/11/2002, Tỉnh uỷ Thái Nguyên ra nghị quyết số 09 – NQ/TU “Về chuyển dịch CCKT nông nghiệp giai đoạn 2001 -2005. Nghị quyết nêu rõ kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ 1997 -2001; phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu giải pháp chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ 2001-2005 nhằm xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tập trung hoá và chuyên môn hoá, đạt tốc độ tăng trưởng cao trê n tất cả các lĩnh vực sản xuất; lấy hiệu quả kinh tế, xã hội là mục tiêu hàng đầu, theo phương châm: tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng sản lượng nông sản hàng hoá, tăng kim ngạch xuất khẩu; tăng tỷ trọng chăn nuôi; tăng nhanh diện tích trồng rừng, cây ăn quả; giảm dần tỷ trọng cây lương thực, giảm nhanh đất trống đồi núi trọc. Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, lấy năng suất cao, chất lượng, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cao làm mục tiêu phấn đấu. Trên cơ sở nâng cao năng suất, giảm hợp lý và chuyển