Những quy định pháp lý về quyền trẻ em và đối tƣợng phải quản lý, giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 28 - 30)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Những quy định pháp lý về quyền trẻ em và đối tƣợng phải quản lý, giáo

giáo dục ở trƣờng giáo dƣỡng.

Là đối tượng chưa trưởng thành, tâm, sinh lý có nhiều biến đổi và có thể có những hành động gây nguy hiểm cho xã hội mà chưa ý thức đầy đủ về hành động đó, Cơng ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đã có những quy định để bảo vệ quyền trẻ em. Điều 37 liên quan đến trẻ em làm trái pháp luật được quy định trong Công ước về Quyền trẻ em như sau:

Các quốc gia sẽ đảm bảo rằng:

a. Khơng có trẻ em nào chịu tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá. Sẽ khơng áp dụng án tử hình hoặc tù chung thân mà khơng có khả năng phóng thích với những hành động phạm pháp do những người dưới 18 tuổi gây ra:

b. Khơng có trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Sự bắt bớ, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;

c. Mọi trẻ em bị tước quyền tự do sẽ được đối xử nhân đạo và với sự tôn trọng phẩm giá cố hữu của con người, theo một cách có tính đến những nhu cầu của những người ở lứa tuổi của các em. Đặc biệt, mọi trẻ em bị tước quyền tự do sẽ được cách ly với những người đã ở tuổi trưởng thành, trừ trường hợp khơng làm như vậy là vì những lợi ích tốt nhất cho các em, và các em sẽ có quyền duy trì sự tiếp xúc với gia đình của mình qua thư từ và các cuộc viếng thăm, trừ những trường hợp ngoại lệ;

d.Tất cả mọi trẻ em bị tước đoạt tự do sẽ có quyền địi hỏi được nhanh chóng hưởng sự giúp đỡ thích đáng về pháp lý và những sự giúp đỡ khác, cũng như quyền chất vấn tính chất hợp pháp của việc bị tước quyền tự do của các em trước một tịa án hay một cơ quan khác có thẩm quyền, độc lập và vơ tư, và quyền địi một quyết định nhanh chóng về bất kì hành động nào như vậy.

Kế thừa tính chất nhân đạo của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về học sinh trường giáo dưỡng cũng như việc giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng có những quy định rõ ràng và mang tính ưu việt, nhân văn.

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Đó là quan điểm nhân đạo trong xử vi vi phạm pháp luật của trẻ em vi thành niên của Đảng và Nhà nước ta.

Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

1.Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tồ án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự

5. Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tồ án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Khơng áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. 6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.[21, tr 52-54]

Như vậy đối với trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi mắc các lỗi vi phạm thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà có thể dùng các biện pháp giáo dục tại gia đình, cộng đồng, phường, xã, nhà trường hoặc đưa vào trường giáo dưỡng để tập trung quản lý giáo dục lấy giáo dục là chủ yếu, dùng hình phạt chỉ nhằm giúp các em nhận thức rõ lỗi lầm để có thái độ cải tạo cho đúng đắn, tích cực. Đó chính là thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan điểm “ trồng người”. Trẻ em là tương lai của dân tộc do đó các em có những hành vi vi phạm pháp luật cần phải được xã hội nhìn nhận với thái độ khoan dung, rộng mở, tạo điều kiện cho cho các em sửa chữa sai lầm, hướng thiện để sau này trở thành những công dân lương thiện.

Song song với hoạt động giáo dục pháp luật bằng các chế tài xử phạt phù hợp lứa tuổi, Nhà nước ta cũng dành nhiều quan tâm tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các trường học nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của học sinh ngay từ cơ sở. Quyết định số 1928/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định mơi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong thực tế, đề án này đã được triển khai trong thực tế và có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đề án này cịn điểm thiếu sót khi chưa đề cập đến nhóm học sinh đặc thù là học sinh trường giáo dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)