Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động khen thưởng, kỷ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 71 - 78)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục pháp luật đã đƣợc thực hiện cho học

2.3.3 Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động khen thưởng, kỷ luật

Cũng như mọi môi trường giáo dục khác, khen thưởng và kỷ luật là một hoạt động không thể thiếu trong trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Hoạt động này được thực hiện với mục đích động viên, giáo dục học sinh phát huy tinh thần tự giác, thi đua học tập, rèn luyện phẩm chất và chấp hành nghiêm túc các quy tắc và nội quy của nhà trường. Mặt khác, củng cố và tăng cường công tác quản lý học sinh về mọi mặt, góp phần tích cực vào việc rèn luyện học sinh có tư tưởng, tác phong, nếp sống đúng đắn, phù hợp.

Với mục đích như trên, hoạt động khen thưởng và kỷ luật ở trường giáo dưỡng số 2 được thực hiện với những nguyên tắc cụ thể, đó là:

- Thứ nhất, giáo dục, động viên nhiều hơn trừng phạt, khen thưởng nhiều hơn

kỷ luật. Kỷ luật chỉ được phép thực hiện khi mọi phương pháp giáo dục khác không đạt hiệu quả.

- Thứ hai, khen thưởng, kỷ luật phải chính xác, nghiêm minh, công bằng,

không thành kiến tình cảm và đảm bảo chính sách. Khi cơng tác khen thưởng thi đua cũng như kỷ luật thực sự công khai, minh bạch, cơng bằng, dân chủ chính sẽ là một cú hích về tâm lý để các em ra sức phấn đấu rèn luyện.

- Thứ ba, khen thưởng, kỷ luật phải kịp thời. Chỉ khi thưởng phạt, khen chê

đúng thời điểm, kịp thời thì nó mới có tác động mạnh lên thái độ và cách ứng xử của học sinh.

Về hoạt động khen thưởng, việc xếp loại thi đua khen thưởng cho học sinh

gắn liến với các phong trào thi đua hàng tháng, hàng quý do nhà trường phát động. Công tác thi đua khen thưởng nhằm đánh giá phân loại và có hướng để tập trung giáo dục đối với những em chưa tiến bộ cũng như biểu dương, động viên các em có tinh thần phấn đấu trong học tập, lao động. Để có thể phản ánh một cách đầy đủ, chính xác và cơng tâm chất lượng thi đua của các em, các thầy cô giáo mà nhất là giáo viên chủ nhiệm đội đã thực sự sâu sát nắm chắc quá trình tu dưỡng của từng em. Các thầy cơ đều có sổ theo dõi đánh giá theo từng ngày với từng học sinh. Đồng thời, hàng tuần trong từng đội đều tổ chức sinh hoạt kiểm điểm, biểu dương khen thưởng, nêu những tấm gương điển hình trong học tập, lao động và chấp hành nội quy, quy chế của trường và chỉ ra những thiếu sót, những việc làm sai trái của học sinh để tập thể đội tự góp ý, phê bình thẳng thắn. “Việc biểu dương khen thưởng những việc làm tốt của các em dù những việc tốt đó chỉ là rất nhỏ là rất cần thiết vì chính sự biểu dương ấy làm các em có thêm ý chí để vươn lên.” (PVS số 2,

35 tuổi, nữ, giáo viên văn hóa). Mỗi cuối tháng, việc bình xét thi đua sẽ được tổ

chức thông qua việc bỏ phiếu kín trong tập thể đội học sinh để đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong khi phân loại thi đua cho từng học sinh.

Các hình thức khen thưởng được thực hiện ở trường giáo dưỡng số 2 gồm có biểu dương, thưởng hoặc hiện vật, đề nghị giảm thời hạn, cho đi phép về thăm gia đình hoặc gặp thêm giờ. Cụ thể, các tiêu chuẩn để được xét khen thưởng dựa trên 4 tiêu chuẩn thi đua (về học tập, rèn luyện, lao động, hoạt động ngoại khóa) và nội

quy, quy chế trường giáo dưỡng. Việc xếp loại này phân ra 4 mức là tốt, khá, trung bình và yếu và được thực hiện theo tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng. Tùy vào hoạt động thực tế trong tuần, tháng của học sinh mà giáo viên chủ nhiệm và đội học sinh sẽ bỏ phiếu kín xếp loại cho từng cá nhân. Ví dụ: Cứ 3 tháng xếp loại mà trong đó có 2 tháng xếp loại khá, 1 tháng xếp loại tốt thì q đó được xếp loại tốt và được khen thưởng. Cụ thể, trong năm 2013 nhà trường đã có hình thức khen thưởng như sau:

Bảng 2.8. Số lƣợt khen thƣởng học sinh năm 2013 của trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình

Hình thức khen thƣởng Số lƣợt Tỷ lệ %

Biểu dương 2332 47,4

Thưởng tiền, hiện vật 2032 41,2

Đề nghị giảm thời hạn 485 9,9

Cho đi phép 75 1,5

Gặp thêm giờ 00 00

Tổng 4924 100

Nguồn: [33, tr.2]

Qua bảng 2.8 có thể thấy nhà trường đã rất quan tâm tới việc động viên, khen thưởng đối với học sinh. Các hình thức khen thưởng chủ yếu là biểu dương trước toàn trường vào giờ chào cờ đầu tuần hoặc thông qua hệ thống loa phát thanh và thưởng tiền hoặc hiện vật. Mặc dù với tiền mặt học sinh không được giữ mà gửi về cho gia đình hoặc gửi lưu ký ở trường để mua mua các đồ dùng cá nhân, tuy nhiên các hình thức khen thưởng như vậy là một sự thúc đẩy các em phấn đấu, thi đua nhau.

Tuy nhiên, bảng số liệu này mới chỉ cho thấy số lượt khen thưởng mà chưa thể hiện rõ số lượng học sinh cụ thể được nhận các hình thức khen thưởng. Mặc dù số lượt giảm án chỉ là 485 (chiếm 9,9%) nhưng thực tế nếu xét về số lượng học sinh thì đây là một con số đáng mừng. Do điều kiện giảm thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng là mỗi học sinh chỉ được xét giảm 1 lần trong thời hạn ở trường nên 485 lượt giảm án chính là 485/780 em học sinh (chiếm 62,2%) trong năm 2013.

Cụ thể, về cách thức tính thời gian xét giảm thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng như sau:

Đối tượng được xét giảm là học sinh đã chấp hành được ½ thời gian đã ghi trong quyết định và trong 2 tháng trước khi xét giảm phải xếp loại thi đua khá hoặc tốt cũng như xếp loại thi đua định kỳ quý phải xếp loại khá hoặc tốt.

Về tiêu chuẩn được xét giảm phải là các học sinh thực hiện tốt 4 tiêu chuẩn thi đua và nội quy, quy chế trường giáo dưỡng. Các em phải nhận rõ được lỗi lầm của bản thân, an tâm ở trường rèn luyện, tu dưỡng, tích cực lao động học tập. Đồng thời, các em phải có tiến bộ rõ rệt, gương mẫu trong nếp sống và sinh hoạt, có ý thức xây dựng tập thể đội và nhà trường.

Về các mức xét giảm, mỗi năm học sinh được xét giảm thời hạn một lần, thời hạn xét giảm khơng q ¼ thời hạn ghi trong quyết định. Theo đó:

4 tháng xếp loại tốt được tính giảm 1 tháng 5 tháng xếp loại khá được tính giảm 1 tháng 2 tháng xếp loại trung bình được trừ 1 tháng giảm 1 tháng xếp loại yếu được trừ 1 tháng giảm

Tuy nhiên các tính này cũng khơng phải cố định, mà có thể cộng thêm thời gian xét giảm cho những học sinh có thành tích hoặc trừ thêm với những học sinh vi phạm nội quy. Bên cạnh đó, trường hợp học sinh vào trường lần đầu nhưng trong hồ sơ thể hiện hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; học sinh vào trường lần 2 trở lên hoặc nghiện hút, lang thang, gia đình khơng rõ ràng nơi cư trú thì phải xem xét kỹ. Mức thời gian đề nghị được giảm cũng phải chặt chẽ hơn số học sinh có cùng thời hạn cùng kết quả thi đua ít nhất là 1 tháng. [32, tr.2]

Cụ thể, năm 2013 nhà trường đã giảm thời hạn cho học sinh như sau:

Bảng 2.9. Kết quả giảm thời hạn cho học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 năm 2013 Tổng số Giảm thời hạn 06 tháng Từ 03-06 tháng Từ 01-03 tháng 485 100% 04 0,8% 258 53,2% 223 46% Nguồn [33, tr.1] Về tình hình kỷ luật, do tính chất đặc thù của các em học sinh trường giáo

luật, với một ý thức sống buông thả, chây lười, ngổ ngáo, phá phách nên khi vào trường các em thường chưa thực sự chịu sự hướng dẫn, bảo ban của thầy cô. Các em thường tìm cách lừa dối thầy cô, trộm cắp đồ của bạn, trốn trường hay đánh nhau, thích làm đại ca, anh chị để bắt các em khác phải nể sợ. Việc vi phạm nội quy như vậy sẽ tác động đến tư tưởng của các em khác cũng như gây khó khăn trong q trình giáo dục của thầy cơ. Chính bởi vậy, để phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm đó, nhà trường đã xây dựng một nội dung kỷ luật chặt chẽ, cụ thể và phù hợp với học sinh.

Bảng 2.10. Tổng số lƣợt học sinh vi phạm kỷ luật năm 2013 của trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình

Hành vi vi phạm kỷ luật Số lƣợt Tỷ lệ %

Trốn 05 2,3

Đánh nhau 54 25,1

Mang đồ vật cấm 32 14,8

Trộm cắp 57 26,3

Vô lễ với thầy, cô giáo 02 0,9

Xăm trổ 10 4,7

Hành vi khác 56 25,9

Tổng số 216 100

Nguồn [33, tr1]

Nhìn vào bảng 2.10 có thể thấy hành vi vi phạm kỷ luật mà các em học sinh trường giáo dưỡng số 2 mắc phải nhiều nhất là trộm cắp (26,3%) và đánh nhau (25,2%). Đây cũng chính là những hành vi vi phạm mà các em mắc nhiều nhất trước khi vào trường.

Việc xử lý vi phạm kỷ luật luôn được các thầy cô xác định là việc làm nhằm uốn nắn những cá nhân có lối sống bng thả, tùy tiện, khơng khép mình vào khn khổ, khơng tu dưỡng rèn luyện, đồng thời là bài học cho các em khác rút kinh nghiệm. “Chúng tôi luôn tâm niệm khi xử lý học sinh vi phạm nội quy là phải xử lý

nghiêm minh, đúng người đúng lỗi, đảm bảo khách quan để giúp các em vi phạm nội quy sửa chữa lỗi lầm của mình, mặt khác để những em khác thấy rõ hậu quả của việc không tự giác tu dưỡng rèn luyện mà từ đó rút kinh nghiệm và chấp hành

tốt hơn. Tuy nhiên, xử lý gì đi chăng nữa cũng phải trên cơ sở là đi từ nhẹ đến nặng, từ bảo ban, khuyên bảo đến phê bình, tự kiểm điểm, cảnh cáo. Có như vậy học sinh mới thấy mình thương nó, muốn tốt cho nó.”(PVS số 7, nam, 30 tuổi, giáo

viên chủ nhiệm)

Bảng 2.11. Số lƣợt xử lý kỷ luật học sinh năm 2013 của trƣờng giáo dƣỡng số 2

Hình thức kỷ luật Số lƣợt Tỷ lệ %

Cảnh cáo 80 37,0

Đưa vào nhà tu dưỡng 135 62,5

Truy tố tội mới 01 0,5

Hình thức mới 00 00

Tổng số 216 100

Nguồn [33, tr.1]

So sánh với bảng 2.11 với bảng 2.8 có thể thấy số lượt kỷ luật ít hơn hẳn so với số lượt khen thưởng (216 so với 4924). Như vậy nguyên tắc “giáo dục, động viên nhiều hơn trừng phạt, khen thưởng nhiều hơn kỷ luật” đã được nhà trường và các thầy cô thực hiện triệt để. Bên cạnh đó, số liệu này cũng cho thấy phần nhiều các em học sinh có sự cố gắng, tiến bộ, chịu khó lao động học tập để được khen thưởng hay xa hơn là được xét giảm thời hạn.

Giáo dục cá biệt là một phương pháp giáo dục cụ thể nằm trong phương pháp khen thưởng kỷ luật. Giáo dục cá biệt là sự tiến hành giáo dục pháp luật cho những học sinh đã có hành vi hoặc có nhiều biểu hiện tiêu cực có khả năng dẫn đến việc thực hiện hành vi vi phạm nội quy với nội dung và hình thức giáo dục riêng. Đây là một trong những phương pháp giáo dục riêng của công tác tư tưởng đối với những học sinh chậm tiến mà nếu chỉ dừng lại ở phương pháp giáo dục chung thì sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.

Mục đích của phương pháp này nhằm phục vụ tích cực cho cơng tác phịng

ngừa và đấu tranh chống những hành vi tiêu cực, loại trừ những nhận thức lệch lạc của các em học sinh, từ đó giúp các em sớm nhận ra sai lầm của mình mà tự giác cải tạo, sửa chữa.

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự từ khiển trách, cảnh cáo đến giáo dục tại nhà tu dưỡng. Có 3 căn cứ để đánh giá và có mức độ giáo dục cụ thể với từng học sinh là mức độ của hành vi lỗi so với mặt bằng chung; ý thức chủ quan của học sinh trong quá trình thực hiện hành vi; những hậu quả xảy ra.

“Trong giáo dục cá biệt phải rất mềm dẻo, linh hoạt. Ví dụ cùng là hành vi trốn trường, với một học sinh mới vào trường 1 tháng thì hình thức giáo dục chỉ là nhắc nhở, khiển trách hoặc cảnh cáo. Tuy nhiên, với những học sinh có thời gian ở trường đã lâu, hoặc là một đội trưởng đội tự quản thì hành vi này sẽ bị kỷ luật ở mức độ đưa vào nhà tu dưỡng. Với hành vi đánh nhau cũng tương tự, là một đội trưởng được trao quyền đôn đốc, nhắc nhở đội viên, đáng ra phải làm gương cho các bạn thì lại đánh nhau, thậm chí kêu gọi đánh nhau tập thể, lợi dụng quyền hạn để chèn ép, có hành vi đầu gấu, anh chị thì phải đưa vào nhà tu dưỡng để các em tự kiểm điểm.” (PVS số 7, 30 tuổi, nam, giáo viên chủ nhiệm)

Về cách thức thực hiện, bước đầu tiên là gặp gỡ, tiếp xúc với học sinh giống như phương pháp tư vấn riêng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai phương pháp này là nếu như tư vấn riêng là phương pháp học sinh chủ động tìm đến thầy cơ để chia sẻ và thầy cơ tìm cách phân tích, khuyên nhủ để học sinh tự nhận thức ra vấn đề thì giáo dục cá biệt, giáo viên một mặt cần giữ thái độ mềm mỏng song đối với học sinh có thái độ chống đối, lỳ lợm, thể hiện máu “anh chị” ngồi xã hội thì cần phải có thái độ cứng rắn, kiên quyết, thậm chí có những trường hợp cách thức giáo dục nghiêng về áp đặt để buộc các em phải nhận thức ra sai lầm của mình và chấp nhận sửa đổi. Bước thứ hai, các thầy cơ tìm hiểu nguyên nhân, động cơ, nguyện vọng hay những yếu tố cá nhân của các em để từ đó có hướng giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình làm việc với học sinh, nếu như việc khiển trách, cảnh cáo với học sinh không đạt hiệu quả, giáo viên sẽ quyết định đưa các em vào nhà tu dưỡng.

Hiện nay, trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình có 5 phịng dành riêng cho công tác này. Các phòng được trang bị những cơ sở vật chất cơ bản nhất như giường, chăn màn. Tất cả các hoạt động của học sinh bị đưa vào nhà tu dưỡng đều được thực hiện tại chỗ cho đến khi các em hết ngày phạt.

Thời gian tối đa cho phép để một học sinh ở nhà tu dưỡng là 5 ngày. Quá trình ở tại nhà tu dưỡng, các em sẽ được ở một mình, tự suy nghĩ và kiểm điểm về

những hành vi sai trái của bản thân. Trong thời gian này, giáo viên có thể gọi học sinh ra cho viết kiểm điểm, nhận thức về những việc mình đã làm cũng như tìm hiểu tiếp về nguyên nhân, động cơ của hành vi của các em. Tùy thuộc vào sự hối lỗi của học sinh mà việc ở nhà tu dưỡng kéo dài bao nhiêu ngày.

Theo số liệu điều tra, học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đánh giá về phương pháp giáo dục pháp luật thông qua giáo dục cá biệt như sau:

Biểu đồ 2.10. Mức độ yêu thích của học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 với phƣơng pháp khen thƣởng, kỷ luật

Số học sinh đánh giá mức độ “bình thường” với phương pháp khen thưởng, kỷ luật chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,2%, trong khi đó “khơng hay/chán” có tỷ lệ 13,1%. Như vậy có thể thấy nói chung các em học sinh trường giáo dưỡng số 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)