Nhóm đồng đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Các nhân tố chính tác động đến thực trạng giáo dục pháp luật cho học

2.4.1. Nhóm đồng đẳng

Nhóm đồng đẳng chỉ một nhóm người thuộc cùng độ tuổi, địa vị xã hội hoặc mơi trường sống, thường có chung một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội nào đó. Ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, nhóm đồng đẳng được hiểu là nhóm bạn bè trong các em học sinh. Các em có độ tuổi trung bình khá tương đồng, đều là những người chưa thành niên vi phạm pháp luật, đang được giáo dục tại môi trường đặc biệt là trường giáo dưỡng. Những điểm tương đồng về độ tuổi, trình độ nhận thức, điều kiện sống như vậy khiến hoạt động giáo dục đồng đẳng có một giá trị khơng hề nhỏ ở đây.

Biểu đồ 2.1 (trang 44) cho thấy học sinh trường giáo dưỡng số 2 đánh giá cao vai trị của nhóm đồng đẳng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố nhóm đồng đẳng chỉ xếp sau nhân tố thầy cô giáo ở trường giáo dưỡng (35,6%). Điều này được lý giải bằng thực tế ở trường giáo dưỡng, q trình xã hội hóa của một học sinh phần lớn thông qua môi trường nhà trường. Những tác động từ nhóm đồng đẳng là rất lớn bởi các em ăn ngủ, sinh hoạt với nhau 24/24h. Thậm chí, trong nhiều vấn đề vai trị của nhóm đồng đẳng cịn đặt lên cao hơn vai trị của thầy cô trường giáo dưỡng và cha mẹ các em. “Chuyện tình cảm cá nhân là chuyện em khơng bao giờ kể cho thầy cô,

ngại lắm. Chúng em chỉ kể cho bạn cùng phịng hoặc bạn thân thơi. Cũng có những chuyện tranh chấp, cãi nhau trong phòng chúng em kể cho thầy cô nhưng em thấy thầy cô giải quyết không thỏa đáng, nên từ sau em khơng thích kể cho thầy cô nữa. Em kể cho bạn và chúng em tự xử lý với nhau (đánh bạn)” (PVS số 5, 16 tuổi, nam,

học sinh)

Với nhóm học sinh chọn yếu tố bạn bè thì các lý do các em đưa ra tương ứng với các tỷ lệ như sau: 67,2% cho rằng “với bạn bè thấy gần gũi, thoải mái hơn”; 59,8% cho rằng “với bạn bè không phải chịu áp lực (mắng mỏ/khuyên răn) như người lớn; 58,2% cho rằng “với bạn bè thấy đồng cảm và tin tưởng hơn”; 26,8% cho rằng “thời gian tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn”, 7,8% cho rằng “ý kiến khác”. Dựa vào kết quả khảo sát cũng như phỏng vấn sâu chúng ta thấy rõ các em chọn bạn bè vì sự gần gũi, đồng cảm, thoải mái và khơng có những áp lực phải phục tùng

giống như với thầy cô hoặc cha mẹ. Điều này là hợp lý với quy luật phát triển nói chung của người chưa thành niên. Quan hệ bạn bè trong giai đoạn tuổi này thường vượt ra khỏi giới hạn học tập mà bao trùm mọi hoạt động đời sống của các em. Thông qua các mối quan hệ này, các em không những nhận thức được người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, thu thập những thơng tin cần thiết để hình thành sự đánh giá bản thân, hình thành thái độ giá trị- cảm xúc nhất định. Vì vậy, thơng qua mối quan hệ này, định hướng giá trị nhân cách của trẻ được thể hiện rõ nét. [10, tr.151]

Vậy trong môi trường trường giáo dưỡng, nhóm bạn bè thường cư xử như thế nào khi bạn của mình có nguy cơ có hành vi sai phạm? Kết quả ghi nhận từ câu hỏi “Khi thấy bạn có nguy cơ vi phạm nội quy, quy chế trường giáo dưỡng thì em sẽ

làm gì?” như sau:

Bảng 2.11: Hành động của học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 khi thấy bạn có nguy cơ vi phạm nội quy/quy chế

Hành động Tỷ lệ %

1. Khuyên can bạn không nên làm như vậy 38,7

2. Kể cho các bạn cùng phòng/bạn thân để cùng tìm cách giải quyết 29,1

3. Báo cho thầy cô 18,9

4. Mặc kệ, khơng làm gì cả 5,4

5. Bao che, tạo điều kiện cho bạn vi phạm 7,0

6. Khơng biết làm gì 1,1

7. Ý kiến khác 1,8

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Các số liệu cho thấy, phương án được lựa chọn nhiều nhất là “khuyên can bạn không nên làm như vậy” (chiếm 38,7%). Như vậy, các em học sinh trường giáo dưỡng phần nào đã nhận thức được hành vi nào là vi phạm nội quy, có thể bị kỷ luật, hành vi nào khơng vi phạm và đã có ý thức khun nhủ, động viên bạn khơng làm điều sai. Tuy nhiên, con số này cịn thấp. Trong khi đó, 29,1 % các em lựa chọn việc chia sẻ vấn đề này với các bạn cùng phòng hoặc bạn chơi thân nhằm tìm ra một phương án hữu ích nhất “kể cho các bạn cùng phịng/bạn thân để cùng tìm cách giải quyết” và chỉ có 18,9 % tìm cách “báo cho thầy cơ”. Hai số liệu này thể hiện việc

các em nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho chính mình và bạn bè, kể cả với những vấn đề lớn hơn là chia sẻ cho thầy cô ở trường. Một lần nữa vai trị của thầy cơ lại xếp sau vai trò của bạn bè trong những vấn đề “nhạy cảm”. “Trong đội của em có lần có 1

bạn xích mích với 1 bạn đội khác, khi về bạn ấy có kể với anh đội trưởng, anh ấy lại kể lại với chúng em và chúng em tìm cách “dằn mặt” bạn kia. Tất nhiên là sau đấy chúng em bị phạt… Chúng em không kể với thầy vì kể thì kiểu gì thầy cũng phân tích này nọ, gọi lên làm cơng tác tư tưởng. Những chuyện lớn như trốn trường thì em sẽ khun bạn khơng nên, nhưng dằn mặt nhau 1 tí thì em nghĩ cũng chả sao, nhất là cả phòng đã đồng ý rồi, mình bảo khơng mình cịn bị tẩy chay nữa cơ.”

(PVS số 12, 16 tuổi, nam, học sinh)

Đáng xem xét là 7% học sinh chọn cách “bao che, tạo điều kiện cho bạn vi phạm”, 5,4% chọn “mặc kệ, không làm gì cả” và 1,1% “khơng biết làm gì”. Những tỷ lệ % này tuy không cao nhưng cho thấy vẫn cịn một số ít học sinh có thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm với những nguy cơ sai phạm của bạn, thậm chí cịn xúi giục, bao che cho bạn vi phạm.

Kết quả khảo sát từ bảng 2.1 một lần nữa khẳng định ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình nhóm đồng đẳng đóng vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong nhiều vấn đề, các em học sinh tìm câu trả lời và lời khuyên ở bạn bè cũng như tuân theo những quy tắc của nhóm bạn hơn là làm theo lời thấy cô, làm theo những điều mà bản thân biết là đúng đắn. Thấy được vai trị của nhóm đồng đẳng trong việc ảnh hưởng đến quan niệm, thái độ, hành vi, lối sống của học sinh trường giáo dưỡng như vậy, nhà trường cần có những hoạt động giáo dục đồng đẳng để tăng cường hiệu quả trong quá trình giáo dục pháp luật. Những tấm gương tốt, những hành động đẹp khi được thực hiện và nhân lên trong chính học sinh sẽ có giá trị hơn hẳn những bài học lý thuyết mang tính giáo điều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)