Tăng cường kinh phí để phục vụ cơng tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 103 - 109)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.5. Tăng cường kinh phí để phục vụ cơng tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Mọi hoạt động muốn đi vào chiều sâu, thực chất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao ngồi việc cần đầu tư về trí tuệ thì khơng thể khơng bàn đến sự đầu tư về mặt kinh phí. Bộ Cơng an và Tổng cục VIII cần tăng cường việc huy động kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật bằng việc sử dụng phục vụ cho các mục tiêu: Nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn riêng, hội trường học tập tập trung (thay vì ngồi ngồi trời như hiện nay), trang bị các thiết bị truyền

thông đa phương tiện hiện đại phục vụ hoạt động giảng dạy pháp luật như loa đài, âm lý, máy vi tính, máy chiếu, nối mạng Internet… để giáo viên sử dụng lồng ghép âm thanh, hình ảnh, ví dụ minh họa trong q trình giảng dạy hoặc tổ chức chơi trò chơi.

Bên cạnh đó, ngồi tăng cường kinh phí trong việc mua bổ sung sách báo, tạp chí, tài liệu phục vụ nhu cầu học sinh, cũng cần xây dựng tủ sách pháp luật cho cho cán bộ giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ này tự nghiên cứu, cập nhật thông tin, kiến thức pháp luật mới.

Cũng cần tăng cường kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để hoạt động xử án lưu động được triển khai dễ dàng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài “Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2- n Mơ- Ninh Bình” chúng tơi rút ra một số kết luận sau:

Từ khi Việt Nam đi theo con đường kinh tế thị trường và nhất là sau khi gia nhập WTO, sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ tạo ra những mặt tích cực mà những vấn đề tiêu cực cũng nảy sinh, đôi lúc gây ra sự mất phương hướng cho giới trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng vi phạm pháp luật trong giới trẻ có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp thì việc giáo dục pháp luật cho họ càng trở nên cần thiết. Đặc biệt, với học sinh trường giáo dưỡng- là những người đã vi phạm pháp luật và có hành vi tái phạm nhiều lần, không sửa chữa dẫn đến phải thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì việc giáo dục pháp luật lại càng quan trọng.

Nhận thức được điều này, trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đã tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật như là một hoạt động cơ bản, trọng tâm của nhà trường.

Với mục đích được đề ra là trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết giúp học sinh nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ tự giác chấp hành pháp luật, hồn thiện bản thân để tái hịa nhập cộng đồng, đặc biệt là biện pháp tích cực trong việc phòng ngừa tội phạm chưa thành niên, hoạt động giáo dục pháp luật đã được nhà trường thực hiện thông qua 4 phương pháp sau đây: hoạt động học tập bắt buộc; các hoạt động giáo dục bổ trợ; các hoạt động khen thưởng, kỷ luật; các phương tiện truyền thông của trường.

Hoạt động học tập bắt buộc được thực hiện thông qua môn giáo dục công dân. Hoạt động giáo dục bổ trợ được thực hiện thơng qua hình thức xem chương trình Tịa tun án, tư vấn riêng, chơi trị chơi và xem xử án lưu động. Hoạt động khen thưởng kỷ luật được thực hiện thơng qua các hình thức khen thưởng, kỷ luật và giáo dục cá biệt. Hoạt động giáo dục qua các phương tiện truyền thông được thực hiện thông qua loa phát thanh của trường và sách báo, tạp chí.

Mỗi phương pháp lại có đặc trưng riêng với nội dung hướng đến và hình thức triển khai khác nhau. Trong đó, kết quả khảo sát cho thấy hình thức được học sinh và giáo viên đánh giá cao nhất về hiệu quả là hình thức tổ chức chơi trị chơi

(nằm trong phương pháp giáo dục bổ trợ), và đạt hiệu quả thấp nhất là hoạt động giáo dục thông qua phương tiện truyền thông.

Cũng như hoạt động giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác, giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình phụ thuộc các nhân tố chủ quan và khách quan. Nhân tố chủ quan là đặc điểm của giáo viên trường giáo dưỡng, đặc điểm nhân khẩu học và ý thức pháp luật của học sinh trường giáo dưỡng, nhân tố khách quan là gia đình và nhóm đồng đẳng. Các nhân tố này kết hợp với nhau để tạo nên mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục đặc thù trong trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.

Ngồi nhân tố tự thân là đặc điểm của học sinh, thì trong 3 nhân tố cịn lại, kết quả khảo sát học sinh cho thấy các em đánh giá nhân tố có tác động mạnh nhất lên thái độ, hành vi của mình khi ở trường giáo dưỡng là thầy cô trường giáo dưỡng, tiếp đó là nhóm đồng đẳng (nhóm bạn ở trường giáo dưỡng) và gia đình.

Trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng, bên cạnh những kết quả đã đạt được là trang bị cho các em những kiến thức pháp luật cần thiết, rèn luyện kỹ năng và thái độ tự giác chấp hành pháp luật thì hoạt động này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những hạn chế đó là nội dung giáo dục cịn chưa phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm của học sinh; hình thức triển khai đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; về cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về kỹ năng; bản thân học sinh cũng còn nhiều em xác định động cơ phấn đấu chưa đúng đắn.

Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác này. Để hoạt động này thực sự đạt hiệu quả, trong thời gian tới cần thực hiện những nhóm giải pháp sau: hồn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật; đổi mới và hồn thiện chương trình nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật; củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh; giải pháp đối với học sinh; tăng cường kinh phí để phục vụ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thanh Bình (2014), Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong hoạt động

dạy nghề cho học sinh trường Giáo dưỡng số 2- Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ

2. Bộ cơng an - Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Tổng kết công tác

cơ sở giáo dục trường giáo dưỡng 10 năm (2002-2012; Tr 8)

3. Trần Đức Châm (2002), Thanh thiếu niên làm trái pháp luật - Thực trạng và giải

pháp NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội

4. Phạm Thị Kim Dung (2000), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong trường phổ thông ở nước ta, Ths Luật học, Hà Nội.

5. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008) Xã Hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Đặng Thị Tuyết Hạnh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 6/2013, tr. 10-13. 7.Bùi Thị Hoa (2011) “ Công tác quản lý trẻ em vi phạm pháp luật của lực lượng

Công an cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum” , LV thạc sỹ - HVCSND

8. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Khắc Hùng (2009), Phương pháp giáo dục pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

10. Đồn Thị Thanh Huyền (2013), Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình

hiện nay, Luận án Tiến sỹ Xã hội học.

11. Đoàn Thị Thanh Huyền (2013), Những yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay, Dân chủ và pháp luật, số 9/2013, tr 62. 12. Nguyễn Duy Lâm (1998), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục,

Hà Nội

13. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2013), Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở trường

giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

14. Nguyễn Hồi Loan (2000), Ảnh hưởng của gia đình tới hành vi vi phạm pháp luật. Kỉ yếu hội thảo Việt – Pháp về Tâm lí học

15. Phan Thành Long (2011), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội

16 Nguyễn Đình Đặng Lục (2013), Vai trị của pháp luật trong q trình hình thành

nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Thanh Mai (2003), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thơng, Tạp chí Giáo dục, số 74 (12/2003), tr.15-16.

18. Nghị định số 52/2001/NĐ-CP về việc Hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

19. Nghị định số 142/2003/NĐ-CP về quy định việc áp dụng xử lý hành chính đưa

vào trường giáo dưỡng.

20. Ngọ Văn Nhân (2012), Giáo dục hay giáo dục ý thức pháp luật, Nhà nước và

pháp luật, số 12/2012, tr. 3 -7.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2012), Luật xử lý vi phạm

hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

23. Trần Thị Sáu (2012), Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam : LATS Luật học, 218tr.

24. Radda Barnen, Báo cáo lượng giá dự án tư pháp người chưa thành niên do Radda Barnen hỗ trợ, Nxb Chính trị Quốc gia.

25. Ngô Văn Trù (2013), Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở

các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.

26. Phạm Thanh Tuyền (2009), Những vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay, Dân chủ và pháp luật, số 9/2009, tr. 59-61. 27. Nguyễn Thu Thủy (2006), Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh

giá, Tạp chí luật học, số 5/2006, tr.61-66.

28. Hồ Diệu Thuý ( 2002) Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người

chưa thành niên hiện nay, LATS.

29. Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an (2013), Dự thảo lần 2 chương trình mơn giáo dục cơng dân trường Giáo dưỡng.

30. Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an (2009), Những

văn bản pháp luật phục vụ cho công tác trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Trường giáo dưỡng số 2 (2014), Thống kê số liệu học sinh đến 31/8/2014, Ninh Bình. 32. Trường giáo dưỡng số 2 (2014), Kế hoạch bình bầu xét duyệt giảm thời hạn

chấp hành biện pháp giáo dưỡng đợt 3/2014, Ninh Bình

33. Trưỡng giáo dưỡng số 2 (2013), Thống kê số liệu công tác giáo dục học sinh năm 2013, Ninh Bình

34. Unicef (2007), Tài liệu tập huấn về công tác điều tra thân thiện với trẻ em, Hà Nội. 35. Lương Văn Úc (2009), Giáo trình xã hội học, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

36. Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng (2012), Báo cáo kết quả

giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phịng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008- 2010, số 417/BC- UBVHGDTTN13, ngày 11/5/2012.

37. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

38. Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

39. Trang thơng tin hướng dẫn nghiệp vụ, Giới thiệu chung về phổ biến, giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động xét xử của tịa án, http://www.moj.gov.vn,

http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx ?ItemId=280

40. Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Những quy định mới về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành

niên của Luật Xử lý vi phạm hành chính, http://moj.gov.vn,

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5999, 11/4/2014

41.Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam, http://ttbd.gov.vn/PrintPreView.aspx?distid=3194

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)