Kết quả hoạt động giáo dục pháp luật qua phương pháp giáo dục bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 90 - 92)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Kết quả trong hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trƣờng giáo

3.1.3. Kết quả hoạt động giáo dục pháp luật qua phương pháp giáo dục bổ trợ

* Chương trình Tịa tun án

Năm 2013, nhà trường đã tổ chức 83 lượt xem chương trình Tịa tun án, số học sinh được xem là 705 lượt em [33, tr.1].

Bảng 3.2 . Nhận thức của học sinh sau khi xem chƣơng trình Tịa tun án

Nhận thức Tỷ lệ %

Cảm thấy may mắn vì khơng bị đi tù 89%

Sợ các mức hình phạt tù 67%

Biết các tội và mức hình phạt, sẽ khơng vi phạm 59%

Bình thường, khơng có cảm giác 7%

Khác 15%

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Số liệu khảo sát được cho thấy tác động mạnh nhất của chương trình Tịa tuyên án tới nhận thức của học sinh là giúp các em thấy được vào trường giáo dưỡng học tập, rèn luyện là điều tốt cho các em thay vì phải đi tù. Cụ thể có 89% học sinh chọn phương án “cảm thấy may mắn vì khơng bị đi tù”. Rõ ràng, với người chưa thành niên, việc trở thành một phạm nhân, bị đưa vào các trại giam và sống trong một môi trường phức tạp như trại giam trong nhiều trường hợp sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các em (học thêm các thói hư tật xấu, bị gắn mác tù tội khó hịa nhập xã hội…). Chính việc thấy được giá trị nhân văn của trường giáo dưỡng khiến các em yên tâm rèn luyện, học tập, chấp hành kỷ luật.

Cùng với đó, việc theo dõi những phiên tịa xử án như vậy giúp các em hiểu rõ các điều luật quy định cụ thể trong từng lĩnh vực xã hội. Một mặt, các em hiểu rõ sai phạm của mình bị kết án như thế nào, mặt khác cũng biết được nếu mình vi phạm pháp luật sẽ chịu hậu quả ra sao. Điều này giúp các em “sợ các mức hình phạt tù” (67%) và “biết các tội và mức hình phạt, sẽ khơng vi phạm” (59%). Các con số % này cho thấy mục đích giáo dục pháp luật mà nhà trường đề ra đã đạt được kết quả.

Tuy nhiên, cịn tồn tại một nhóm nhỏ học sinh (7%) cho rằng chương trình Tịa tun án khơng có tác động gì đến suy nghĩ, nhận thức của mình. Đây có thể là những em khơng tập trung theo dõi chương trình, cũng có thể là những nhân tố cá biệt cần có sự quan tâm, giáo dục riêng của các thầy cô giáo viên chủ nhiệm.

* Tư vấn riêng

Từ những tác động của hoạt động tư vấn đã làm cho các em từ chỗ sống khép mình, thiếu tự tin vào bản thân, thiếu niềm tin đối với người khác, muốn trốn trường… đã hòa nhập tốt hơn với cuộc sống tập thể, tích cực tham gia các hoạt động, sẵn sàng chia sẻ với thầy cơ. Thêm vào đó, từ việc nhận thức được các vấn đề trong cuộc sống của mình các loại hình sai phạm cũng giảm dần, các em yên tâm học tập, rèn luyện. Bảng 3.3. Kết quả chất lƣợng tƣ vấn riêng Năm Tổng số ca Chất lƣợng Tốt Khá Trung bình 2011 207 100% 144 69,6% 63 30,4% 00 2012 212 100% 135 63,7% 77 36,3% 00 2013* 153 100% 122 79,7% 31 20,3% 00 (Nguồn [2, tr 155], *[33])

Kết quả chất lượng tư vấn riêng 3 năm gần đây cho thấy học sinh đánh giá hoạt động tư vấn riêng khá tốt. Không ca tư vấn nào bị xếp loại trung bình, trên 60% các ca tư vấn được đánh giá tốt, có chất lượng và thỏa mãn thắc mắc của học sinh.

* Chơi trị chơi

Hình thức chơi trị chơi mặc dù không chứa nhiều hàm lượng kiến thức chuyên sâu như các hình thức giáo dục khác nhưng lại có hiệu quả đặc biệt trong việc tạo nên sự hứng thú với pháp luật của học sinh. Với cách thức biểu đạt gần gũi, các món q khích lệ tinh thần và tác động vào tâm lý ganh đua của học sinh khiến các em dễ dàng tiếp thu kiến thức pháp luật một cách tự nguyện. Năm 2013, trường

giáo dưỡng số 2 đã tổ chức 28 buổi chơi trị chơi, trong đó có 6 buổi có nội dung pháp luật. [33, tr.2]

* Xử án lưu động

Qua khảo sát, chúng tôi đánh giá đây là hoạt động có tác động mạnh tới học sinh trường giáo dưỡng số 2, nó khơng chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức đơn thuần mà quan trọng hơn là hình thành ở học sinh tình cảm, niềm tin và kỹ năng thực hành pháp luật. “Xem xong em rút ra bài học là phải biết kiềm chế bản thân, không nên gây gổ đánh nhau với bạn vì sẽ khó kiểm sốt mình. Nếu vào tù ở tuổi này thì ra tù khó được xã hội chấp nhận lắm.” (PVS số 14, 17 tuổi, nam, học sinh)

Hoạt động xử án lưu động mới chỉ được thực hiện ở trường 1 lần, do đó chúng tôi không thu thập được số liệu thứ cấp nào thể hiện kết quả của hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)