Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động học tập bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục pháp luật đã đƣợc thực hiện cho học

2.3.1. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động học tập bắt buộc

Hoạt động học tập bắt buộc là một hoạt động trọng tâm mà mỗi học sinh khi được đưa vào trường giáo dưỡng đều phải trải qua, trong đó giáo dục cơng dân là một môn học nằm trong hoạt động này. Trong môn giáo dục công dân, cùng với nội dung về đạo đức và kỹ năng sống, giáo dục pháp luật cũng là nội dung được dành nhiều thời lượng giảng dạy bởi khi quay lại với cộng đồng, các em có hịa nhập được hay khơng, có tái phạm hay khơng một phần khơng nhỏ là do những gì các em đã được tiếp thu từ trường giáo dưỡng. Với nhận thức như vậy, chương trình sách giáo khoa môn giáo dục cơng dân nói chung và nội dung giáo dục pháp luật nói riêng đã được xây dựng với những mục tiêu rất rõ ràng.

Về giáo trình, trước năm 2000, học sinh trường giáo dưỡng sử dụng sách

giáo khoa giáo dục công dân chung với học sinh phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên với những đặc thù của học sinh trường giáo dưỡng, việc dùng chung giáo trình như vậy đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Do đó, kể từ năm 2000, các em đã được học giáo trình mới do Cục Quản lý và cải tạo phạm nhân (nay là Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, gọi tắt là Tổng cục VIII) phối hợp với Viện Khoa học giáo dục biên soạn, chủ biên là PGS. TS Hà Nhật Thăng. Sách đã được đóng góp chỉnh sửa nhiều lần từ năm 2000 đến nay. Hiện tại, nhà trường đang sử dụng sách xuất bản năm 2004 của nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Như vậy, có thể thấy Nhà nước, Bộ Cơng an đã có những quan tâm nhất định tới hoạt động giáo dục cơng dân nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng tới học sinh trường giáo dưỡng. Việc xuất bản riêng giáo trình Giáo dục cơng dân cho nhóm đối tượng đặc thù này giúp việc tác động đến các em được tập trung, đúng hướng. Nội dung giáo trình vì thế đi vào đúng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp đối tượng, hoàn cảnh sống, việc chia thời lượng giảng dạy cũng phù hợp hơn.

Sách giáo khoa giáo dục công dân dành cho trường giáo dưỡng không chia theo lớp học mà chia theo cấp học là cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở. Riêng cấp Trung học phổ thơng các em khơng có sách riêng do trường giáo dưỡng số 2 chỉ dạy văn hóa cho cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, những học sinh khi vào trường đã học xong lớp 9 chỉ được học nghề thay vì học văn hóa. Chính vì vậy, với nhóm học sinh này việc học môn Giáo dục công dân khơng chia thời lượng như hai cấp cịn lại, mà học tập trung theo từng lĩnh vực và theo thời hạn các em ở trường.

Với việc được biên soạn cụ thể, chặt chẽ như vậy, mục tiêu môn học cũng được đề ra rất rõ ràng. Về kiến thức, sau khi học xong môn giáo dục công dân học sinh phải trình bày được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Về kỹ năng, các em có thể nhận xét, đánh giá hành vi bản thân và của người khác so với các quy định của pháp luật đã học, thơng qua đó nhận rõ lỗi lầm của bản thân; ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; vận dụng các kiến thức pháp luật đã học trong cuộc sống hàng ngày ở trường và sau khi ra trường để tái hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Về thái độ, các em có ý thức tơn trọng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định pháp luật, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng.

Về phương pháp thực hiện, trên cơ sở mục tiêu đề ra như vậy, cũng như đặc

thù của trường là thời hạn đưa học sinh vào trường giáo dưỡng từ sáu tháng đến hai năm, các em vào và ra trường không theo thời gian năm học như trường phổ thông, số lượng học sinh lại luôn biến động khơng chỉ theo q, theo tháng mà cịn có thể theo tuần. Vì vậy, chương trình mơn giáo dục cơng dân ở trường giáo dưỡng được triển khai cụ thể thành ba giai đoạn.

Giai đoạn mới vào trường, dành cho nhóm học sinh mới vào trường. Trong

giai đoạn này, các em được đưa vào trường có sự lệch nhau về độ tuổi, trình độ văn hố nhưng số lượng các em không đủ để chia thành lớp tiểu học và trung học cơ sở nên nhà trường phải bố trí học chung cho cả hai trình độ. Vì vậy, mặc dù có hai sách giáo khoa khác nhau cho học sinh hai cấp nhưng trên thực tế tất cả các em mới vào trường cùng đợt sẽ học một phần nội dung giáo dục công dân chung. Đây là giai đoạn học sinh có nhiều bỡ ngỡ với thầy cơ, bạn bè, mơi trường sống và học tập,

lao động, rèn luyện trong nhà trường nên các em cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ sống phù hợp để biết: vì sao mình vào trường giáo dưỡng, hối hận về những việc đã làm, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm để trở thành người lương thiện; tôn trọng và chấp hành nội quy nhà trường; quyền và nghĩa vụ của học sinh trường giáo dưỡng.

Giai đoạn trong quá trình học tập ở trường là thời gian học tập, rèn luyện

dài nhất của tất cả học sinh nên số lượng học sinh nhiều hơn các giai đoạn khác. Do đó nhà trường bố trí các em học tập theo hai cấp, tiểu học và trung học cơ sở cho phù hợp với nhận thức của số đông học sinh. Ở giai đoạn này, các em được học tập, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật và các kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập mơi trường có sự kỷ luật chặt chẽ ở trường giáo dưỡng; có ý thức trách nhiệm với bản thân, với nhà trường, gia đình và xã hội; phấn đấu để trở thành người lương thiện, người công dân tốt.

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sắp ra trường. Cũng như đầu vào, số lượng

học sinh sắp ra trường mỗi tháng không đủ để chia thành lớp tiểu học, lớp trung học cơ sở nên nhà trường phải bố trí một lớp học chung cho cả hai trình độ. Do đó, trong chương trình mơn giáo dục cơng dân cũng có phần chung dành cho nhóm học sinh sắp ra trường. Các em được trang bị những kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ sống phù hợp để có thể sống tự lập, năng động, sáng tạo, thực hiện tốt các bổn phận, quyền và nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội, góp phần giữ gìn trật tự, an tồn xã hội; biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết; tìm kiếm việc làm phù hợp… để có thể sống hịa nhập cộng đồng, khơng vi phạm pháp luật.

Cụ thể, trong năm 2013, nhà trường đã tổ chức các lớp học giáo dục công dân như sau:

Bảng 2.6. Số liệu thống kê hoạt động học tập giáo dục công dân tại trƣờng giáo dƣỡng số 2

Loại hình lớp học Số lớp Số lƣợt học sinh

Lớp mới vào trường 16 428

Lớp GDCD 04 139

Lớp sắp ra trường 15 572

Ở giai đoạn thứ hai, việc phân chia về thời lượng chương trình giảng dạy giáo dục công dân đối với khối trung học cơ sở là 2 tiết/tuần, với khối tiểu học là 1 tiết/tuần. Ở cấp trung học cơ sở, giáo dục cơng dân cùng giáo dục giới tính là hai môn bắt buộc được dạy xen kẽ với các mơn văn hóa khác (tốn, lý, hóa, văn, sử, địa). Hiện tại có 6 giáo viên được đào tạo cơ bản để dạy giáo dục công dân cho khối này. Đối với khối tiểu học, học sinh học xóa mù chữ và sau xóa mù chữ, sau đó mới học giáo dục cơng dân và giáo dục giới tính.

Ở khối tiểu học, khơng có giáo viên chun trách mơn giáo dục cơng dân mà giao cho một chủ nhiệm lớp giảng dạy tất cả các môn. Mỗi quyển sách giáo khoa được dạy trong một năm học, do đó xảy ra tình trạng hoặc các em chưa học xong đã ra trường (với những em có thời hạn ở trường 6 tháng) hoặc các em phải học lại hai lần (với những em có thời hạn 18 tháng hoặc 24 tháng).

Với các em có trình độ văn hóa Trung học phổ thơng, ngồi hai lớp học lúc bắt đầu và kết thúc quá trình ở trường thì khơng phải học văn hóa (trong đó bao gồm cả mơn giáo dục cơng dân). Thay vào đó, các em sẽ được học nghề và lao động cơng ích cho trường.

Về nội dung, mặc dù sách giáo khoa được chia thành quyển cho hai khối

nhưng về cơ bản nội dung là khá thống nhất. Cụ thể, mỗi phần học sinh được yêu cầu phải nắm được những nội dung cơ bản sau:

Khi mới vào trường, các em phải hiểu được thế nào là nội quy trường giáo dưỡng; nhớ được nội dung nội quy; hiểu và rèn luyện chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng. Bên cạnh đó, các em phải biết thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng là gì để hiểu tại sao mình phải vào trường; hiểu quyền và nghĩa vụ của học sinh trường giáo dưỡng để có những hành vi phù hợp cũng như biết được trách nhiệm của trường giáo dưỡng trong việc tổ chức, thực hiện quyền, nghĩa vụ của học sinh.

Trong quá trình học ở trường, học sinh được học tập, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật cần thiết để hịa nhập vào mơi trường có kỷ luật chặt chẽ ở trường giáo dưỡng, có ý thức trách nhiệm với bản thân, với nhà trường, với gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cũng phấn đấu để trở thành người lương thiện, cơng dân có ích cho xã hội. Cụ thể:

Các em phải biết được một cách cơ bản về thế nào là vi phạm pháp luật hành chính/ dân sự/ hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính/ hình sự/ dân sự. Đối với khối THCS, khi học nội dung trách nhiệm hình sự bổ sung thêm những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần hiểu được một số nội dung và áp dụng vào trong thực tế cuộc sống như quyền và nghĩa vụ lao động của công dân; quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích cơng cộng; quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong gia đình, trong hơn nhân; quy định của pháp luật về giữ gìn trật tự an tồn xã hội và giữ gìn trật tự an tồn giao thơng đường bộ.

Dựa trên mục tiêu và nội dung cụ thể như vậy, phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường giáo dưỡng đã được các thầy cơ quan tâm, tìm tịi đổi mới nhằm thu hút học sinh. Không chỉ dừng lại ở phương pháp đọc chép thông thường, các thầy cô giáo đã kết hợp một cách hợp lý các phương pháp dạy học cụ thể như thảo luận, phân tích trường hợp điển hình, thuyết trình, phát vấn, nêu tấm gương, kể chuyện… kết hợp với trình chiếu bằng power point. Trong quá trình dạy, các thầy cô đều xác định không “dạy chay” mà tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học một cách hợp lý, đúng mức, đúng lúc và đúng chỗ, phù hợp với phương pháp dạy học được sử dụng cũng như điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường. “Với đặc trưng học sinh ngại học, tiếp thu chậm như ở đây thì nếu chỉ

giảng sng các em sẽ rất chán, thậm chí tìm cách quấy phá. Giáo viên chúng tơi phải tìm rất nhiều cách để thu hút các em như kể chuyện người thật việc thật, lấy ví dụ những trường hợp thực tế ngay trong các em, sử dụng hình ảnh, clip minh họa và gợi mở để các em tự rút ra bài học thay vì áp đặt.” (PVS số 2, 35 tuổi, nữ, giáo

viên văn hóa)

Ngồi hoạt động học tập thường kì, các cấp lãnh đạo cũng dành nhiều sự quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục công dân. Hàng năm, Tổng cục VIII đều có kế hoạch tổ chức nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy giáo dục công dân bằng việc tổ chức cuộc thi “Giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân” cho giáo viên 4 trường giáo dưỡng.

Cụ thể, mỗi trường lựa chọn một giáo viên và một nhóm học sinh tổ chức 2 tiết học (1 tiết bắt buộc, 1 tiết tự chọn). Nội dung bài học nằm trong sách giáo khoa và yêu cầu sử dụng power point trong quá trình giảng dạy. Không chỉ thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, bài thu hoạch do học sinh viết sau khi kết thúc bài giảng cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng bài giảng. Trong hai lần tham gia thì cả hai lần giáo viên và học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đều dành giải nhất. Đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa, giúp các giáo viên được thi cọ sát và

học hỏi chuyên môn lẫn nhau, đồng thời cũng tạo nên khơng khí thi đua, nỗ lực nâng cao chất lượng bài giảng của mình. (PVS số 4, 25 tuổi, nữ, giáo viên văn hóa)

Bên cạnh đó, ban giám hiệu nhà trường cũng tổ chức hội giảng hàng năm vào các dịp 20/11 và 26/3 cho các giáo viên dạy văn hóa. Những dịp này nhà trường sẽ mời chuyên viên phòng Giáo dục đào tạo và các giáo viên các trường THCS cùng địa bàn tới tham dự và đánh giá chất lượng giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)