Đặc điểm của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 41 - 57)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm của giáo viên và học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình

2.1.2. Đặc điểm của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

Tại sao trong cùng một tình huống mà mỗi người lại có hành vi ứng xử khác nhau? Thực tế, hành vi của mỗi cá nhân luôn là kết quả của nhận thức của chính chủ thể cũng như những yếu tố khách quan bên ngoài tác động vào họ. Những hành vi vi phạm pháp luật của học sinh trường giáo dưỡng số 2 cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Để giải thích cho nguyên nhân của hành vi làm trái pháp luật cũng như có những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật với các em không thể không bàn đến đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm ý thức pháp luật của nhóm đối tượng này.

2.1.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Cũng như học sinh ở các trường giáo dưỡng khác, học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình có những đặc điểm nhân khẩu học đặc trưng của người thành niên vi phạm pháp luật. Điều này được thể hiện thơng qua giới tính, độ tuổi, học vấn, yếu tố gia đình, nhận thức về pháp luật và những hành vi vi phạm pháp luật…

Theo khảo sát của chúng tôi, độ tuổi của học sinh trường giáo dưỡng số 2 phần lớn là trên 16 tuổi (chiếm 70%), tiếp đến là trên 14 tuổi (chiếm 27%) và ít nhất là nhóm học sinh từ 12 đến 14 tuổi (2,5%). Đặc biệt, kết quả khảo sát cịn cho thấy có 18 em ở độ tuổi 19 (chiếm 11,8%) vì thực tế theo quy định người vị thành niên

vi phạm phải vào trường giáo dưỡng là dưới 18 tuổi, nhưng có những em khi nhận quyết định thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đã sát 18 tuổi nên thực tế trong trường hiện nay vẫn có một số lượng học sinh 19, 20 tuổi. Mặt khác, do phiếu trưng cầu ý kiến của chúng tôi được phát thông qua giáo viên chủ nhiệm, dành cho những học sinh biết chữ nên về số liệu thống kê phần nào chưa thể hiện hết được bức tranh cấu trúc độ tuổi vi phạm của học sinh trường giáo dưỡng số 2.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu độ tuổi của học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2

Nhìn vào mơ tả ở biểu đồ cho thấy các em ở độ tuổi dưới 14 tuổi có có tỷ lệ ít nhất (2,5%) là phù hợp với thực tế quy định “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự” trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Số học sinh này trong trường không nhiều, các hành vi vi phạm đến mức độ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ yếu là hiếp dâm, và hầu hết khi thực hiện hành vi này các em khơng biết đó là vi phạm pháp luật.

Các em thuộc nhóm trên 16 tuổi là nhóm học sinh đông nhất (70,0%) tại trường giáo dưỡng số 2. Ở độ tuổi này, tất cả những cá tính như thích thể hiện cái tơi cá nhân, tính thiếu kiên định, dễ thay đổi hứng thú, nhu cầu, ham muốn tự lập, tự khẳng định của một người vị thành niên được thể hiện rõ nét nhất. Cùng với môi trường gia đình, bạn bè và nhà trường những học sinh hư rất dễ có hành vi làm trái pháp luật một cách vơ ý hoặc cố ý. Bên cạnh đó, nhiều em trên 15 tuổi đã bỏ học (hoặc bị đuổi học) đi làm, việc có đồng tiền riêng cùng những nhu cầu ăn chơi, sắm sửa cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm pháp luật phải vào trường giáo dưỡng của các em. “Những năm gần đây các em vào trường chủ yếu là nhóm từ 16

người lớn nửa trẻ con, lại thêm những “đức tính” được học hỏi từ “anh em xã hội” khiến chúng tôi khi giáo dục phải vừa cương quyết, vừa khôn khéo, khuyên nhủ, động viên để các em yên tâm học tập” (PVS số 3, 37 tuổi, nam, giáo viên chủ nhiệm)

Về giới tính, theo bảng thống kê số liệu học sinh đến hết tháng 8 năm 2014 của trường thì tỷ lệ học sinh nam là 96,7% (381 em), số học sinh nữ chỉ là 3,3% (13 em). Tỷ lệ này là khá ổn định qua hầu hết các năm.

Bảng 2.3: Giới tính trẻ em vi phạm pháp luật ở trƣờng giáo dƣỡng số 2 Năm

Giới tính

Năm 2000 Năm 2004 Năm 2008 Năm 2011 Tháng 8/2014 *

Nam 97,4% 95,8% 95,4% 94,7% 96,7%

Nữ 3,6% 4,2% 4,6% 5,3% 3,3%

(Nguồn: [13, tr 44] và * [33])

Về giới tính, do đặc thù về tâm, sinh lý, nam giới thường phát triển những tính cách như mãnh mẽ, quyết đốn, ham mê khám phá, thường có những hành vi bộc phát, phản ứng mạnh khi có những điều trái ý thì nữ giới lại thường phát triển những đặc tính như mềm mại, nhu mỳ, dịu dàng… Chính điều này dẫn đến việc nam giới thường vi phạm pháp luật nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, các yếu tố ngoại cảnh như chính sách, truyền thống, quan điểm của những người thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cũng có tác động đến số lượng em nam và nữ có sự khác nhau. Hầu hết các em nữ phải thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đều là những em cá biệt khi ở nhà, ở trường phổ thông. Hành vi vi phạm chủ yếu của các em là trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản của người khác để lấy tiền ăn chơi, tiêu xài và những hành vi này diễn ra nhiều lần mà khơng có sự sửa đổi. “Em bị bắt vì

tội chiếm đoạt tài sản. Em đi chơi với bạn, sau đó mượn xe máy và cắm lấy tiền tiêu xài. Em cắm xe 2 lần, 1 lần xe Wave được 9 triệu, sau mẹ em đền tiền thì người ta rút đơn. Lần 2 em cắm Airblade của bạn gái được 20 triệu, lần này mẹ em vẫn đền tiền nhưng người ta không chịu rút đơn nên công an đưa em vào đây” (PVS số 9,

16 tuổi, nữ, học sinh)

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những hành vi vi phạm đơn thuần, khơng ít em nữ thực hiện hành vi vi phạm với biểu hiện cơn đồ “Em bị đình chỉ học, ở nhà,

do đánh nhau, trong thời gian này em đi xe bị tai nạn gẫy chân. Ở nhà buồn quá, em gọi các bạn đến chơi. Trong số các bạn này có đứa em khơng ưa, em đã bắt nó ngồi xuống và tát 24 cái. Bạn không dám chống cự vì xung quanh cịn nhiều bạn

khác là đệ tử của em, đứng nhìn. Vì có bạn quay video đưa lên mạng nên công an đến bắt em” (PVS số 14, 17 tuổi, nữ, học sinh)

Về cơ cấu hành vi và tính chất vi phạm của học sinh trường giáo dưỡng số 2 rất phong phú, đa dạng. Hành vi làm trái pháp luật của các em chủ yếu là trộm cắp (chiếm 81,5%). Xếp tiếp theo là hành vi cố ý gây thương tích (chiếm 5,6%) và gây rối trật tự công cộng (chiếm 4,6%). Mặc dù xếp thứ 2 và 3 nhưng tỷ lệ mắc các các hành vi này rất thấp. Hành vi lừa đảo có số học sinh ít vi phạm nhất (chiếm 0,2%) và hiện tại ở trường khơng giữ học sinh nào có các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy. Ở độ tuổi chưa thành niên, với sự phát triển chưa đầy đủ về tâm, sinh lý, ý thức cá nhân thường được đặt lên hàng đầu, nhiều em không kiềm chế được những sở thích, nhu cầu của mình dẫn đến hành động trộm cắp. Cũng lứa tuổi này, với nhận thức xã hội cịn non nớt các em ít có hành vi lừa đảo.

Bảng 2.4. Cơ cấu hành vi vi phạm pháp luật của học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2

Hành vi vi phạm pháp luật Số lƣợng Tỷ lệ %

Trộm cắp 321 81,5

Gây rối trật tự công cộng 18 4,6

Cố ý gây thương tích 22 5,6

Hiếp dâm 07 1,8

Giết người 05 1,3

Cướp giật 02 0,5

Lừa đảo 01 0,2

Cưỡng đoạt tài sản 06 1,5

Hành vi liên quan đến ma túy 00 00

Hành vi khác 12 3,0

Tổng số 394 100

(Nguồn: [31, tr.1])

Qua kết quả điều tra cũng như phân tích hồ sơ của học sinh lưu tại trường, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em có kết quả học tập khơng tốt, thậm chí có những em mù chữ hay bỏ học. Với câu hỏi “Các em đang làm gì trước khi vào trường giáo

dưỡng” có tới 60,8% trả lời “đã bỏ học”. Với 21,5% trả lời “đang đi học” thì có

học phổ thơng. Tuy nhiên, số liệu tổng kết của trường lại cho biết về trình độ văn hóa của các em là mù chữ 2%; tiểu học 7,9%; trung học cơ sở 78,7%; trung học phổ thông 11,4%.[31] Hai số liệu này hồn tồn khơng phủ định nhau mà thể hiện một thực tế là hầu hết các em có trình độ nhận thức khơng tương đương với lớp học, cấp học và độ tuổi. Hầu hết các em đều có tâm lý chung là khơng thích học, ham chơi, nhận thức văn hố chậm. Điều này khơng những gây khó khăn cho giáo viên trường giáo dưỡng trong việc dạy học văn hóa và dạy nghề mà còn ảnh hưởng đến việc giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật cho các em.

Về địa bàn cư trú, có 57,9% học sinh sống tại khu vực thành thị và 42,1% sống tại khu vực nông thôn và miền núi. Về dân tộc, có 40,1% em là người dân tộc ít người.[31, tr.1] Mặc dù số liệu thống kê cho con số tương đồng như vậy nhưng trong thực tế, hành vi vi phạm pháp luật của người vị thành niên ở các địa bàn cư trú khác nhau cũng có những đặc trưng khác biệt. Nếu như ở khu vực nông thôn, miền núi và các em là người dân tộc ít người các hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nhẹ hơn, phần nhiều là các hành vi “khơng biết mình phạm tội” thì ở khu vực thành thị tính chất phức tạp, cơn đồ và lặp lại của hành vi làm trái pháp luật của các em rõ rệt hơn. Mặc dù với đặc trưng tính chất vùng miền, với tính chất lỗi khác nhau nhưng các em vẫn có phải chấp hành biện pháp vào trường giáo dưỡng với thời hạn như nhau. “Ở miền núi hành vi vi phạm thường nhẹ hơn, như 4 năm trước

có em vào đây do ăn trộm gà 3 lần, lần cuối giấu ở gầm cầu đến lúc ra thì bị người khác lấy trộm mất nhưng vẫn bị đưa vào đây với thời hạn 2 năm. Do đặc trưng vùng miền, ở miền núi như vậy đã là tội lớn rồi.” (PVS số 2, 35 tuổi, nữ, giáo viên

dạy văn hóa).

Đặc biệt, các em dưới 14 tuổi phải thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hầu hết đều mắc tội hiếp dâm và là người dân tộc. Các em này với câu hỏi “Khi thực hiện hành vi có biết mình vi phạm pháp luật khơng” thì đều trả lời “không”. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các em rơi vào hoàn cảnh này. “Em quê Thanh Hoá. Em được các anh cùng xóm cho

xem băng hình, sau đó em đã thử với em gái 4 tuổi, con nhà hàng xóm khi bà nó nhờ trơng hộ. Em mới thực hiện thì bà phát hiện và báo Cơng an và em bị công an bắt đưa vào trường giáo dưỡng. Lúc đó em mới hiểu như vậy là vi phạm pháp luật,

em sợ và khóc. Đến bây giờ em rất xấu hổ và mong muốn được làm lại từ đầu”.

(PVS số 13, 14 tuổi, nam, học sinh).

Một em người dân tộc tỉnh Hồ bình khi được phỏng vấn đã kể lại “ Em 14

tuổi, học lớp 6, bỏ học cách đây 1 năm, được xem băng hình và thử nghiệm những điều đó với em họ, con cậu ruột, 9 tuổi, khi ở nhà một mình với em họ. Em bé khóc, bố mẹ đi làm nương về phát hiện, bên nhà cậu báo công an và đưa em vào trường giáo dưỡng. Khi đó em mới biết là vi phạm pháp luật. Em rất ân hận và mong bố mẹ tha thứ” ( PVS số 12, 14 tuổi, nam, học sinh)

Bên cạnh đó, địa bàn cư trú của người vi phạm chưa thể hiện rõ đặc trưng tình hình vi phạm pháp luật của người vị thành niên hiện nay. Mặc dù có tới 42,1% các em sống ở nông thôn, miền núi nhưng số hành vi vi phạm pháp luật thực hiện ở đây chỉ chiếm 34% số vụ, còn tới 66% các vụ vi phạm pháp luật được thực hiện ở khu vực thành thị [2, tr 44]. Con số này cho thấy ở khu vực thành phố, thị xã là địa bàn đông dân cư với lối sống, văn hóa khác nhau, khó tìm thấy các chuẩn mực chung. Những biến động lớn và phức tạp về mặt kinh tế, xã hội, tính kém bền vững của gia đình đã khiến nơi đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến người vị thành niên vi phạm pháp luật. Các hành vi vi phạm do các em thực hiện ở các địa bàn thành phố, thị xã cũng rất đa dạng, phong phú nhưng tập trung chủ yếu ở các tội trộm cắp và các tội về cướp giật, gây rối trật tự công cộng và sử dụng chất ma túy.

Khơng thể phủ nhận gia đình là mơi trường có tác động mạnh mẽ và lâu dài nhất đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Tình trạng gia đình là một yếu tố có tương quan rất rõ ràng tới hành vi làm trái pháp luật của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.

Biểu đồ 2.3: Tình trạng gia đình của học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Số liệu điều tra về thực trạng gia đình của học sinh trường giáo dưỡng số 2 cho thấy hơn 40% các em phải sống trong những gia đình thiếu vắng cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ. Nguyên nhân của việc các em phải sống trong những gia đình thiếu vắng cha, mẹ được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4: Nguyên nhân của tình trạng thiếu cha mẹ của học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2

Theo số liệu của biểu đồ 2.3 cho thấy:

Trong số 40% học sinh phải sống trong hoàn cảnh thiếu vắng cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ, thì tỷ lệ bố hoặc mẹ đã mất chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 44%, bố, mẹ đã lý hôn, ly thân chiếm 25% và có tới 19% bố mẹ đi làm ăn xa. Thiếu mái ấm gia đình và sự chăm sóc giáo dục của các bậc cha mẹ là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của các em. Khơng có nơi nương tựa về cả mặt tinh thần lẫn vật chất, mặc cảm về tình trạng của mình hay việc ơng bà, họ hàng không thể sát sao hoặc cũng khơng có điều kiện, thời gian để bảo ban các em khiến nhiều em cảm thấy vô phương hướng, khơng có mục đích phấn đấu.

“Có trường hợp, một em bố mẹ đã mất, vào trường lần thứ 3. Có một mảnh

đất bố mẹ để lại nhưng ông bà bảo trợ lại không quyết liệt giữ cho em, để các cơ, chú nhịm ngó. Em này bất mãn, có những hành vi chống đối, phá phách nên bị đưa vào trường. Ra trường thì người thân khơng cho cơ hội làm lại nên lại mắc lỗi, phải vào trường nhiều lần” (PVS số 1, 39 tuổi, nam, cán bộ giáo vụ hồ sơ).

Nhiều em vì vậy mà bỏ nhà đi bụi, chơi với bạn bè xã hội và gắn bó như gia đình của mình, sống chết bảo vệ anh em bạn bè. Tuy nhiên, với kiểu sống tự do nay đây mai đó, khơng nghề nghiệp, khơng có sự giáo dục, định hướng thì phần đơng những em này dễ rơi vào tình trạng tái vi phạm pháp luật.

Tương tự như vậy, với 19% trả lời “bố/mẹ đang đi làm ăn xa” cũng dẫn đến tình trạng các em dễ rơi vào sa ngã. Có một thực tế hiện nay là một số cha mẹ do quá mải mê hoạt động kinh tế mà coi nhẹ việc giáo dục con cái. Điều này diễn ra ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Nếu như ở nông thôn, khi gia đình q khó khăn cha mẹ phải gửi con cho họ hàng để lên thành phố tìm việc hoặc đi lao động nước ngồi, thì ở thành phố, tình trạng cha mẹ mải mê kiếm tiền làm giàu mà bỏ mặc con cái tự lo thân cũng khơng ít. Việc học tập của con hầu như bị phó thác cho nhà trường. Con cái họ làm gì, tiếp xúc với ai, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa nào họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)