Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật của

3.2 2. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật của trường giáo dưỡng của trường giáo dưỡng

Bản chất của hiệu quả trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng nằm trong chính chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật đang được thực hiện ở trường. Do đó, đánh giá những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác này để đưa ra những khuyến nghị đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh là điều quan trọng nhất.

Mặc dù Viện Giáo dục và các trường giáo dưỡng cần phối hợp với nhau để biên soạn lại bộ sách giáo dục công dân (đặc biệt là sách dành cho cấp Tiểu học) theo hướng giảm kiến thức lý thuyết, tăng bài tập, phần liên hệ bản thân để học sinh hiểu bài tốt hơn.

Nên biên soạn nội dung chương trình thêm một số chuyên đề cụ thể cho từng loại hình sai phạm của học sinh, bởi vì với các em có nhận thức chậm, lười học thì việc “cầm tay chỉ việc” như vậy sẽ giúp các em hiểu cụ thể về sai phạm của mình, tránh lặp lại lần sau.

Trong nội dung các bài học về pháp luật, nên bổ sung thêm các điều luật cụ thể trong các bộ luật của Việt Nam có liên quan tới từng bài học để học sinh kết hợp tìm hiểu thêm về kiến thức pháp luật.

Cần xây dựng kết cấu chương trình cho phù hợp để tránh tình trạng học sinh chán nản khi phải học đi học lại một nội dung nhiều lần. Với khối Tiểu học, mặt bằng nhận thức của các em cịn rất thấp, một bài học có thể chia thời lượng giảng dạy dài hơn, sử dụng nhiều phương pháp như minh họa, lấy ví dụ, đóng vai… để học sinh thực sự hiểu và nhập tâm.

Ngoài sách giáo khoa cho học sinh, Viện Khoa học giáo dục cần kết hợp với Tổng cục VIII nhanh chóng xây dựng sách thiết kế bài giảng cho giáo viên, tránh tình trạng khơng có sự thống nhất trong cách thức triển khai bài giảng, trong nội dung chuẩn kiến thức.

Cần có sự kiểm tra, giám sát và tư vấn trong và sau khi xem chương trình Tịa tuyên án của học sinh. Để làm được điều này, các giáo viên chủ nhiệm phải

trực tiếp tham gia vào các buổi theo dõi chương trình của các em, giải đáp thắc mắc hoặc định hướng nhận thức, thái độ ngay trong chương trình. Việc kiểm tra nhận thức sau đó cần được thực hiện thường xuyên và coi đó là một hoạt động bắt buộc. Nên sử dụng các bài thu hoạch để kiểm tra và đánh giá nhận thức của học sinh thay vì kiểm tra miệng, các bài thu hoạch này cần được chấm điểm và điểm này có thể được sử dụng để đánh giá thi đua tháng. Chỉ với việc theo dõi, kiểm tra sát sao như vậy thì hoạt động xem chương trình Tòa tuyên án mới tăng hiệu quả trong giáo dục pháp luật của mình.

Các chương trình phát thanh của trường cần bổ sung thêm chuyên mục Hỏi- Đáp. Chuyên mục này một mặt tạo điều kiện cho học sinh có thể được giải đáp các thắc mắc của mình về các lĩnh vực sức khỏe, pháp luật, đời sống…, mặt khác giúp các em học sinh khác có những thắc mắc tương tự có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho hoạt động tư vấn riêng. Ngoài ra, cán bộ chuyên trách mục phát thanh cũng có thể xây dựng các câu hỏi- giải đáp mẫu về một số vấn đề hay gặp phải của học sinh trường giáo dưỡng để tác động và định hướng nhận thức, hành động của học sinh một cách dần dần.

Ngoài báo Thanh niên và báo Hoa học trò mà các em học sinh đang được phát hàng ngày, cần bổ sung thêm một số đầu báo như Đời sống và pháp luật, Gia đình và xã hội… để tăng cường hiểu biết cho các em về các lĩnh vực cụ thể.

3.2.3. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.

Cần tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về tâm lý, kỹ năng sống cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường giáo dưỡng để mỗi cán bộ của trường giáo dưỡng vừa là một chiến sỹ công an vừa là một nhà sư phạm, vừa là một nhà tâm lý giỏi của các học sinh trường giáo dưỡng.

Tăng cường cán bộ chuyên trách các lĩnh vực, đặc biệt là cán bộ chuyên trách mảng tư vấn thay vì 1 cán bộ như hiện nay. Việc giảm thiểu giáo viên kiêm nhiệm, tăng cán bộ chuyên trách sẽ làm giảm áp lực công việc, tạo điều kiện thời gian và sức khỏe cho cán bộ, giáo viên tập trung trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ làm tốt cơng việc của mình.

Bên cạnh đó, cải thiện đời sống của cán bộ, giáo viên cũng là một cách gián tiếp để tăng hiệu quả làm việc của họ. Đặc biệt, với cán bộ chuyên trách tư vấn và các cán bộ giáo vụ hồ sơ hầu hết phải làm việc vào thứ bảy, chủ nhật thì cần tính là lao động ngồi giờ hành chính theo quy định của Bộ luật Lao động. Khoản thu nhập này dù không nhiều nhưng là sự ghi nhận giá trị lao động của họ, thể hiện sự quan tâm đến cơng tác giáo dục nói chung và đời sống cá nhân nói riêng của Bộ Cơng an. Điều này làm khơi gợi sự nhiệt tình, tận tâm của cán bộ, giáo viên với cơng tác của mình.

Ngay chính cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật cũng cần tự nhận thức được vị thế, vai trị của mình để tự trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh để trở thành một tấm gương tốt cho học sinh như lời Bác Hồ từng nói “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương

tốt”. Đặc biệt, tình u nghề, lịng bao dung, nhân ái với học sinh- những trẻ em

lầm lỡ sẽ là một phẩm chất khiến các em “tâm phục khẩu phục”. Khi đã chiếm được lịng tin, tình cảm của học sinh thì hoạt động giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)