Quan điểm về sai lệch xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 28 - 30)

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.2. Quan điểm về sai lệch xã hội

Sai lệch xã hội là sự làm sai lệch những hành vi vi phạm các chuẩn mực, nguyên tắc, hành động hay những kỳ vọng của một nhóm hoặc của xã hội. Tuy nhiên tùy vào mức độ nghiêm trọng và cố ý hay không cố ý mà những sai lệch sẽ được xem xét khác nhau.

Nhiều khi sai lệch khơng phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực trừ sự vi phạm điều ác. Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về vấn đề tại sao con người lại rơi vào những sự sai lệch.

Hai nhà xã hội học Emile Durkheim và Robert Meton là những người có đóng góp quan trọng trong việc đưa khái niệm sai lệch xã hội trở thành một trong những khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết xã hội học, nhất là trong lĩnh vực xã hội học lệch chuẩn và xã hội học tội phạm, dù quan niệm của hai ơng khơng hồn tồn giống nhau. Sai lệch xã hội trong quan niệm của hai ông được mô tả dưới cái tên “anomie” tức là sự thiếu quy tắc khiến cho xã hội bị nhiễu loạn. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này ta sẽ tham khảo quan điểm của Durkheim và Merton.

Theo quan điểm của Emile Durkheim thì những trừng phạt đã có trong một nền văn hóa ( kiểm sốt xã hội chính thức và khơng chính thức) giúp xác định hành vi khả năng có thể chấp nhận được và do đó góp phần vào sự ổn định xã hội. Ông đưa ra thuật ngữ “anomie” (sự bệnh hoạn) dùng để chỉ sự mất phương hướng mà người ta cảm thấy trong xã hội khi kiểm soát xã hội về hành vi cá nhân trở lên khơng hiệu quả.

Merton nhìn hiện tượng anomie theo cái nhìn vi mơ khác với quan điểm mang tính vĩ mơ của Durkheim. Theo ơng thì xã hội nào cũng có các giá trị được gần như mọi thành viên trong xã hội chấp nhận và chia sẻ, những giá trị ấy sẽ được các cá nhân tiếp nhận ở những mức độ khác nhau như là những mục tiêu cần đạt được trong cuộc sống. Để đạt được những mục tiêu ấy, xã hội cũng đưa ra cho cá nhân những quy định về chuẩn mực của xã hội. Chẳng hạn, để trở nên giàu có, xã hội buộc các cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sống như: chí thú làm ăn, thực hành tiết kiệm, học giỏi… Thế nhưng, không phải mọi tầng lớp xã hội đều có thể chấp nhận những quy tắc “hạn hẹp” đó nên một số cá nhân sẽ trốn tránh những chuẩn mực không hợp thức khác để đạt được mục tiêu cá nhân của mình. Chẳng hạn, làm giàu không bằng cách thực hành tiết kiệm mà bằng cách buôn bán ma túy, tham nhũng…Như vậy, tình trạng phi chuẩn mực xuất phát từ “ sự không tương hợp

giữa những khát vọng của các cá nhân và nhóm xã hội với các chuẩn mực xã hội trong q trình thực hiện hóa những khát vọng đó”.

Trong quan niệm của Merton, cịn một loại hành động khác nữa đó là nổi loạn, một kiểu phản ứng chống lại cơ cấu xã hội đang tồn tại. Có nghĩa là nơi những cá nhân nổi loạn này, mục tiêu của họ không phải là cố gắng thích ứng với cơ cấu xã hội đang hiện hữu mà là bác bỏ những giá trị, những phương tiện mà xã hội đang đề cao để thay thế bằng những mục tiêu, những giá trị, những phương tiện mới.

Nhà xã hội học Edwin Sutherland sử dụng thuật ngữ “sự kết giao có phân biệt” và cho rằng việc sống trong môi trường có nhiều sai lệch sẽ khiến cho hành vi phạm tội tồn tại và phát triển.Ví dụ đứa trẻ lớn lên thường xuyên phải chứng kiến các hành vi bạo lực giữa cha mẹ mình, đứa trẻ ấy khi lớn lên rất có thể sẽ có những hành vi bạo lực với bạn đời của mình.

Theo quan điểm về sai lệch xã hội của các tác giả trên, có thể rút ra rằng, khi xem xét vị thành niên vi phạm phám luật, cần đặt vị thành niên vào trong chính mơi trường mà các em sinh sống, đồng thời cần tìm hiểu rõ tổng hịa các yếu tố có thể liên quan tới việc vi phạm pháp luật của vị thành niên như gia đình, nhà trường, xã hội, các chuẩn mực xã hội, các mối quan hệ, khả năng thích nghi với những thay đổi của xã hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 28 - 30)