Lý thuyết “Tội phạm học” của Cesare Lombroso

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 30 - 32)

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.3. Lý thuyết “Tội phạm học” của Cesare Lombroso

Cesare Lombroso ( 1835 – 1909) một nhà xã hội học, bác sĩ người Ý nổi tiếng là người đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tội phạm học, là người đặt nền móng cho lý thuyết “sai lệch sinh học”. Ông đã nghiên cứu và đưa ra những luận điểm phân tích, chứng minh hành vi phạm tội có liên quan tới cấu trúc cơ thể ( yếu tố sinh học của con người). Từ lý thuyết của ơng nhìn nhận vào thực tiễn hiện nay khi tình hình tội phạm gia tăng nhanh chóng, chúng ta có thể giải thích dưới góc độ phân tích khoa học theo trường phái sinh vật học của Cesare Lombroso.

Học thuyết người phạm tội bẩm sinh của ông chỉ rõ: Tội phạm là dạng thấp của hành vi và người phạm tội gần giống với tổ tiên loài người hơn là những người khác ( cằm bạch, răng nanh khỏe…). mọi sự sai lệch và tội phạm có liên quan tới

hình dáng và đặc biệt là thể chất con người. Lý thuyết đã mô tả các đặc điểm về thể chất của tội phạm như: trán thấp, gị má nhơ, tai vểnh, nhiều râu tóc và cánh tay dài bất thường trông giống như tổ tiên giống vượn của con người. Theo lý thuyết này, do những khiếm khuyết về sinh học nên những cá nhân như thế sẽ tư duy và hành động theo cách nguyên thủy và dẫn đến phạm tội, hay nói cách khác, có những người sinh ra đã là tội phạm tiềm năng. Việc phạm tội cũng là một dạng lệch lạc, lệch chuẩn trong xã hội. bản chất con người khi sinh ra đều có những yếu tố bẩm sinh phạm tội, tuy nhiên những người thuộc kiểu người như trên sẽ có khả năng gây ra tội lỗi nhiều nhất. Bản thân kẻ phạm tội khi gây ra tội ác thì phần “con” đã lấn át đi phần “người”, lý chí trong họ hầu như khơng cịn, sẵn sàng gây tội ác mà không biết đến hậu quả[17].

Rất nhiều quan điểm của Lombroso và các mơn đệ của ơng, đến nay vẫn cịn gây ra những tranh luận. Tuy nhiên những nhận định của ông về tội phạm vị thành niên lại rất đáng để chúng ta quan tâm. Ông cho rằng do những đặc điểm sinh học gắn liền với lứa tuổi và tâm lý mà tuổi trẻ, trong đó có vị thành niên là những đối tượng dễ gây ra tội phạm và các hành vi sai lệch xã hội. Bởi vậy nếu biết ngăn chặn và phịng ngừa kịp thời thì “khi vượt qua lứa tuổi này, con người lại dễ trở thành những người lương thiện”. Đây là những gợi mở rất đáng chú ý khi nghiên cứu về tội phạm vị thành niên.

Có thể nói rằng, việc lý giải nguyên nhân của phạm tội qua phân tích yếu tố sinh học cũng có những điểm đúng đắn. Tuy nhiên, không hẳn việc phạm tội, lệch lạc nhân cách đều do yếu tố “con” tạo ra mà còn nhiều yếu tố khác cộng hưởng để cấu thành sự phạm tội. Quan điểm về tội phạm của Cesare Lombroso cịn có nhiều mặt hạn chế. Ơng chỉ nhìn nhận một cách phiến diện về hành vi lệch lạc và phạm tội khi đánh giá nó có nguồn gốc từ yếu tố sinh học, yếu tố bẩm sinh mà quên đi rằng yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng của q trình xã hội hóa cũng đóng góp một phần vai trị quan trọng trong hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 30 - 32)