Công tác đấu tranh phòng ngừa đƣợc thực hiện tại địa phƣơng nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 52 - 61)

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH

2.4. Công tác đấu tranh phòng ngừa đƣợc thực hiện tại địa phƣơng nhằm

làm giảm tỉ lệ vị thành niên vi phạm pháp luật và kết quả đạt đƣợc.

Thành phố Hà Nội nói chung cũng như rất nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, ln nhìn ra hậu quả nghiêm trọng trong tình trạng vị thành niên vi phạm pháp luật và đã có những biện pháp tuyên truyền ngăn chặn sự ra tăng của vấn đề này. Ngày 19/11/2012 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có “ Kế hoạch đấu tranh, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên trên đại bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013 – 2015” có quy định về nội

dung, mục đích, phương pháp thực hiện, trách nhiệm của các Sở ban ngành, từng đơn vị, tổ chức liên quan…do phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Vũ Hồng Khanh ký thay chủ tịch.

Quận Đống Đa cũng giống như tất cả các địa phương khác trên cả nước, luôn thực hiện theo Pháp luật của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của vị thành niên không chỉ được thể hiện trong các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính mà cịn thể hiện ngay trong hệ thống các chế tài xử lý áp dụng đối với vị thành niên vi phạm, bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý hành chính. Các hình thức xử phạt hành chính vị thành niên vi phạm pháp luật thì có các hình thức là: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, buộc lao động phục vụ cồng đồng. Các biện pháp xử lý hành chính đối với vị thành niên vi phạm pháp luật thì Nhà nước ta có áp dụng hai biện pháp xử phạt là: Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và hình thức đưa vào trại giáo dưỡng. Quận Đống Đa luôn đặc biệt coi trọng việc phối hợp giữa công an phường, trường học đóng trên địa bàn, làm tốt cơng tác tun truyền, giáo dục cho học sinh ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nhiều chương trình liên kết giữa trường học với các cụm dân cư phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên.

Tại buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật đầu tiên được tổ chức điểm tại Trường trugn học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa) ngày 12-9 vừa qua, lãnh đạo các sở, ngành và nhà trường đều thừa nhận một thực tế khó phủ nhận là công tác giáo dục pháp luật về Trật tự an tồn giao thơng trên ghế nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm Trật tự an toàn giao thơng nói riêng, vi phạm pháp luật nói chung ngày càng đáng báo động. Số vụ việc vi phạm luật giao thông do học sinh gây ra chưa giảm. Tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển phương tiện trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường chiếm đến hơn 30% số vụ. Công an thành phố ghi nhận gần 50 vụ việc có tính chất bạo lực học đường trong hơn một năm qua. Trong khi đó, dường như cả xã hội lẫn gia đình đều chỉ trông chờ vào các biện pháp giáo dục, kỷ luật của nhà trường. Như cô giáo

Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú tâm sự thì nhà trường đang khá "đơn thương độc mã" trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh.

Để từng bước thay đổi nhận thức và hành vi của các em trong khi tham gia giao thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc giao lưu, tọa đàm với chủ đề "Vai trò của tuổi trẻ trong việc tham gia gìn giữ trật tự an tồn giao thơng"; tuyên truyền pháp luật và Luật Giao thông đường bộ đến các trường trung học phổ thơng đồng thời duy trì đều đặn nếp sinh hoạt Câu lạc bộ Thanh niên xung kích giải quyết ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực khác.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội còn phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội có biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý, răn đe các em không để xảy ra tai nạn giao thơng đáng tiếc như bố trí theo dõi quay, ghi hình hiện tượng học sinh đi xe máy tới trường; lạng lách đánh võng, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, tụ tập trước cổng trường gây ách tắc giao thông.

Tuy nhiên, các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của vị thành niên được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt.

Công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm vị thành niên dưới con mắt đánh giá của vị thành niên.

Theo như kết quả điều tra khảo sát bảng hỏi, khi vị thành niên được hỏi về sự đánh giá của em về sự quan tâm của các cấp chính quyền nơi bạn đang sống đối với vị thành niên, cụ thể hơn là quan tâm tới vấn đề phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật, thì có tới 31,9% vị thành niên trả lời rằng chính quyền chỉ quan tâm bằng lời nói mà khơng có việc làm cụ thể, 11.2% thì cho rằng chính quyền khơng quan tâm tới vị thành niên. Từ đây nhận thấy rằng, tuy rằng địa phương cũng có những quan tâm nhất định cũng như các chương trình hoạt động nhằm phòng ngừa vị

thành niên vi phạm pháp luật, nhưng những hoạt động đó có thể chưa được phổ biến tới tất cả vị thành niên hoặc hiệu quả của nó cịn chưa được như mong muốn. Chính vì thế, một số vị thành niên cịn chưa nhìn thấy được sự quan tâm của các cấp chính quyền tới sự phát triển của các em nói chung hay hiệu quả mà các chương trình hoạt động đó mang lại cho vị thành niên.

Biểu đồ 2.5: Sự quan tâm của các cấp chính quyền với thanh thiếu niên

Một vị thành niên có ý kiến rằng: “Những đứa trẻ hư thì có ai muốn quan tâm

chứ, mỗi lần mấy đứa gây gổ, đánh nhau… thì cứ dắt lên c ng an phường, bố mẹ, người thân đến bảo lãnh rồi lại về nhà th i, có gì đâu…” tác giả cũng trò chuyện

với một vị thành niên khác đã từng gây gổ đánh nhau và bị đưa lên công an phường xử lý và hỏi em về việc, sau khi em từ trụ sở cơng an phường trở về thì có gặp thêm

ai khác khơng, hay nhận được sự quan tâm nào khác khơng thì em này cho biết: “

Trở về thì tất nhiên là bị bố mẹ mắng cho một trận tơi bời rồi, chẳng kịp hỏi nguyên nhân làm sao, cứ để bố mẹ lên c ng an phường bảo lãnh cho con là làm mất mặt bố mẹ rồi, ngồi những lời trách móc ra thì chẳng có ai nữa cả, chỉ có mấy đứa bạn thân là biết rõ nguyên nhân vì sao em lại đụng chân, đụng tay thôi. Trong mắt mọi người em vốn là một đứa trẻ hư mà…”.

Bên cạnh đó, có tới trên 35% vị thành niên cho rằng các phong trào Đoàn cơ sở và địa phương đã có những hoạt động tích cực nhưng thiếu sự cuốn hút, hoặc cho rằng hoạt động cịn yếu kém. Những phong trào của Đồn dường như mới chỉ dừng lại ở một số cá nhân tích cực chứ chưa thu hút được đông đảo vị thành niên. Vị thành niên Phạm Văn L ( 14 tuổi) ở quận Đống Đa cho rằng: “Em và nhiều đứa bạn

của em, chắc chẳng bao giờ biết có những hoạt động Đồn nào cả, Đồn trường có hoạt động gì thì chủ yếu là lớp trưởng, bí thư tham gia th i, cịn ở địa phương cũng chủ yếu là mấy đứa học giỏi, tích cực, nhứ như bọn em, đàn đúm, chời bời suốt ngày thì tham gia cái gì được. Nhiều đứa bọn em nghĩ rằng, bọn em được vào Đoàn là để sau này đủ điều kiện đi thi cấp 3 th i…”

Nhưng có một tín hiệu đáng mừng trong sự đánh giá của các bạn về sự quan tâm của nhà trường đối với việc giáo dục đạo đức của học sinh thì có 84,5% đánh giá là quan tâm.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông như các em, khi được hỏi về “ Công ước Quốc tế về quyền trẻ em” thì có tới 21,6% trả lời là chưa bao giờ nghe nói tới. Ngay cả vị thế, vai trò, quyền và nghĩ vụ của các em, mà các em cịn chưa từng nghe nói tới thì thật sự rất đáng để lưu tâm.

Hiện nay các hình thức truyền thơng và các phương tiện thơng tin đại chúng là vô cùng đa dạng và phát triển. Chúng đi vào cuộc sống của con người, tuy không tránh khỏi một số mặt trái tiêu cực nhưng tất cả chúng ta đều phải công nhận rằng, điều này đã mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Từ việc tra cứu, tìm kiếm thông tin, trao đổi liên lạc, học tập, làm việc, vui chơi giải trí…hầu như tất cả đều có sự góp mặt khơng ít thì nhiều của các phương tiện truyền thơng hay công nghệ

thông tin. Vị thành niên là thế hệ trẻ của đất nước, vì thế việc các em nhanh chóng làm quen và tiếp cận với công nghệ thông tin là một điều không quá ngạc nhiên. Vị thành niên tiếp cận chúng với nhiều mục đích khác nhau trong đó có việc tra cứu tìm hiểu thơng tin về vấn đề tội phạm vị thành niên. Nội dung này được đề cập đến trong bảng hỏi thông qua câu hỏi “Bạn biết đến những thông tin về tội phạm vị thành niên từ đâu”. Câu trả lời của vị thành niên cho thấy những thông tin về tội phạm vị thành niên được các bạn biết đến chủ yếu qua Tivi ( 86,2%), qua Internet (82,8%) qua báo và tập chí (50,9%)… Những thông tin liên quan đến tội phạm vị thành niên mà các bạn biết đến từ nhà trường, tổ chức Đồn đội hay gia đình có được nhắc đến nhưng chưa nhiều. Kết quả này cho thấy rằng hoạt giáo dục, tuyên truyền hay cung cấp thông tin cho vị thành niên về vấn đề vị thành niên vi phạm pháp luật của Đồn đội, gia đình cịn tồn tại những hạn chế nhất định. Vị thành niên biết về vấn đề này chủ yếu là do bản thân tự thu thập qua tivi, internet, báo và tạp chí…

Trong q trình thu thập thơng tin, tác giả có hỏi về ý kiến của vị thành niên trong một số vụ án liên quan đến vị thành niên mới đây, hầu hết các ý kiến đều nhắc đến vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang của Lê Văn Luyện. Một số em tỏ thái độ khá bức xúc và phẫn nộ, cho rằng : “Luyện bị xử như thế là quá nhẹ, không thỏa đáng, Luyện giết hại mấy mạng người, để lại hậu quả tiêu cực không chỉ cho gia đình nạn nhân mà toàn xã hội, nhưng chỉ ít năm nữa, mãn hạn tù, Luyện lại ra ngoài tiếp tục cuộc sống…” Một số ít khác thì nói: “ Vị thành niên mà, được Pháp luật xử nhẹ là đúng th i, chúng ta có làm gì đáng sợ, nguy hiểm hơn nữa thì cũng chỉ đến mức án như vậy th i…”

Tìm hiểu về mơi trường gia đình, có một điều đáng lo ngại là có tới 17,4% vị thành niên trả lời rằng mình khơng có ai thân thiết để tâm sự trong gia đình. Phương pháp giáo dục con cái trong gia đình cũng có những khác biệt nhất định giữa mỗi gia đình như: bố mẹ trực tiếp dạy theo thời khóa biểu, đáp ứng mọi nhu cầu của con, trao đổi, thảo luận, nghe ý kiến, tâm sự tình cảm, đánh mắng khi con mắc lỗi…, những điều này cũng tạo ra sự khác nhau trong việc hình thành nhận thức và

hành vi của vị thành niên. Khi được hỏi về đánh giá của các em về sự tin tưởng của người lớn tuổi vào thanh thiếu niên hiện nay, 19,8% các em trả lời là khơng có sự tin tưởng, có tới 72,4% trả lời là bình thường, chỉ có 7,8% trả lời rằng người lớn rất tin tưởng vào thanh thiếu niên. Bản thân mỗi vị thành niên không cảm nhận được sự tin tưởng, sự tơn trọng và vị trí, vai trị của mình trong gia đình cũng như các mối quan hệ ngồi xã hội, thì liệu các em có niềm tin trở lại với người lớn, với gia đình, với xã hội? Nhiều em có ý kiến rằng bố mẹ rất hiếm khi hoặc chưa bao giờ hỏi ý kiến của các em trong các quyết định cơng việc của gia đình, thậm chí là những việc có liên quan đến các em như các mơn học thêm, giáo viên học thêm…nếu có hỏi thì cũng chỉ một số công việc liên quan tới việc mua sắm đồ đạc hoặc một vài công việc nhỏ khác trong gia đình…Những con số trên có thể chưa đưa ra được nhận định nào chính xác, nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nếu như có một sự tác động tổng hòa từ tất các các yếu tố đó, theo thời gian rất có thể sẽ khiến vị thành niên có những hành vi vi phạm pháp luật.

Cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người về một vấn đề nào đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc người đó sẽ tiếp nhận nó như thế nào và ứng xử với vấn đề đó ra sao. Tương tự với vị thành niên cũng vậy, cách các em cảm nhận về cuộc sống, môi trường mà mình đang sinh sống, học tập và làm việc sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới cách nghĩ, cách hành động và cách sống của mỗi cá nhân vị thành niên. Khi được hỏi về tâm trạng của các em trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, có tới 90% trong tổng số người trả lời bảng hỏi hợp lệ cảm thấy băn khoăn và lo lắng về hoàn cảnh của đất nước hiện nay.

Từ đây ta có thể thấy rằng: vị thành niên tuy khơng có q nhiều những cách nhìn tiêu cực về lối sống của thanh thiếu niên hiện nay, nhưng hầu hết các em đều chưa có một điểm tựa vững chắc để cảm thấy tin tưởng và vui mừng về tương lai trong hồn cảnh đất nước hiện tại. Có thể do nhịp sống hối hả, những biến đổi từng ngày của xã hội cũng như sự ra tăng của các vấn đề xã hội, đang làm mờ dần niềm tin của thanh thiếu niên vào cuộc sống, các em khơng cịn cảm thấy an tồn trong chính mơi trường mà mình đang sinh sống và phát triền. Cuộc sống luôn thay đổi và

phát triển từng ngày, điều quan trọng là chính bản thân mỗi vị thành niên cần trang bị cho mình những tri thức cần thiết làm hành trang tự tin bước vào đời.

Biểu đồ 2.6: Tâm trạng của vị thành niên về hồn cảnh đất nước hiện nay

Theo những thơng tin mà tác giả thu thập được qua q trình phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu và quan sát thực tế, tại Quận Đống Đa cũng có một số phường đã có những hoạt động thiết thực nhằm hạn chế vị thành niên vi phạm pháp luật. Các hoạt động có thể kể đến như:

Đối với những vị thành niên có dấu hiệu như hay bỏ học, tụ tập chơi bời, chơi game, Đồn thanh niên có cử người tiếp cận với các em, trò chuyện, khuyên giải, vận động các em tham gia vào một số hoạt động sinh hoạt của Đồn, nhưng vì thời gian và nhân lực có hạn, nên những người đó khơng có đủ thời gian tiếp cận thân thiết với các em, chưa gây dựng được niềm tin ở các em, nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Với những vị thành niên đã từng gặp vấn đề rắc rối với chính quyền hay cơng an địa phương, tổ dân phố hay hội phụ nữ cũng đã cử người xuống từng gia đình để tham gia ý kiến với bố mẹ, gia đình vị thành niên với mong muốn các gia đình sẽ quan tâm với con cái mình hơn hoặc có thay đồi tích cực trong phương pháp giáo

dục. Tuy nhiên, với nhiều gia đình thì kết quả lại ngược lại, nhiều bố mẹ lại cho rằng con cái đã làm mất mặt mình với tổ dân phố, với mọi người xung quanh, mắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 52 - 61)