Một số quan điểm của các tác giả khác về Tội phạm học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 32)

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.4. Một số quan điểm của các tác giả khác về Tội phạm học

Tác giả Emile Durkheim ( 1858 – 1917) là người đặc biệt quan tâm đến những nghiên cứu về tội ác và vai trị của nó trong xã hội. Ơng đưa ra một ý tưởng có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ các nhà xã hội học. Đó là cấu trúc xã hội đã tác động thế nào đến hành vi con người. Ông cho rằng tội ác là hành vi tự nhiên được cấu thành từ nhiều yếu tố. Những yếu tố này hình thành do nhiều ảnh hưởng khác nhau từ xã hội. Ơng tin rằng xã hội chính là tác nhân chủ yếu đứng đằng sau các hành vi phạm tội.

Robert Merton, một mơn đệ của Durkheim giải thích chi tiết hơn, ơng khẳng định hành vi phạm tội không bắt nguồn từ sự xốc nổi nhất thời mà là cách thức hành xử đã được xã hội tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Xã hội thường đưa ra những mục tiêu và phần thưởng như nhau tới tất cả các thành viên. Song mỗi cá nhân sẽ có những cách thức và cơ hội khác nhau để đạt tới những mục tiêu đó. Con người phạm tội khi họ cảm thấy mình đã bị “lừa mất” cái mà theo họ, đáng ra thuộc về họ[2].

Nhà xã hội học Edwin Sutherland cho rằng con người sẽ học được thủ đoạn phạm tội lần đầu tiên thơng qua những tác động qua lại với những nhóm người khác sống cùng môi trường như họ. Khơng những thế, sau đó họ cịn tự phát triển và tìm cách hợp lý hóa phương thức phạm tội bằng những lý do theo kiểu có học. Những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội Mỹ cho rằng “tội ác thật sự” là một khái niệm thuộc về một tầng lớp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 32)