Giới thiệu tổng quát về trƣờng trung học phổ thông Phan Huy Chú quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 38 - 40)

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH

2.2. Giới thiệu tổng quát về trƣờng trung học phổ thông Phan Huy Chú quận

quận Đống Đa, Hà Nội

Trường trung học phổ thơng Phan Huy Chú có địa chỉ là: Số 34 - Ngõ 49 – Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội. Trường được thành lập năm 1997 theo quyết định 3059/QĐ-UBND, ngày 12/8/1997 của ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội trường có tên là trung học phổ thông bán công Phan Huy Chú. Sau 11 năm hoạt động ở mơ hình bán cơng, thực hiện Luật giáo dục 2005, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định 2312/QĐ-UBND, ngày 28/11/2008 chuyển đổi trường bán công Phan Huy Chú thành trường trung học phổ thơng Phan Huy Chú hoạt động theo mơ hình cơng lập tự chủ tài chính tồn phần theo Nghị định 43 của Chính phủ. Đây chính là một bước đánh dấu quan trọng cho sự phát triển của trường, là nền tảng để nhà trường chủ động sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú được chọn là trường thí điểm hoạt động theo mơ hình cơng lập tự chủ tồn phần, tiến tới xây dựng trường chất lượng cao nên trường Phan Huy Chú đã được ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đầu tư 41.249 triệu đồng để xây mới nhà học 5 tầng với diện tích mặt bằng 4.990m2; nhà Giáo dục thể chất với diện tích 648m2; nhà căng – tin, cải tạo nhà Hiệu bộ, các cơng

trình hạ tầng phụ trợ và trang thiết bị dạy học. Ngơi trường mới khang trang, sạch đẹp đã chính thức được đưa vào sử dụng từ năm học 2012- 2013. Tất cả phòng học, phòng họp của trường được trang bị màn hình tinh thể lỏng cỡ lớn, hệ thống cây nước tinh khiết, hệ thống loa nhắc việc, cây xanh trải khắp hành lang và hệ thống camera do phụ huynh học sinh ủng hộ...

Năm học đầu tiên (1997- 1998) trường chỉ có 5 lớp với 230 học sinh. Từ năm 2003 đến nay trường đã phát triển từ quy mô nhỏ sang quy mô trường hạng 1 (từ 28 lớp trở lên), năm học 2012- 2013 trường có 32 lớp với 1325 học sinh. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm luôn vượt tỉ lệ chung của Thành phố (thấp nhất là 98%), năm 2012 là 100%. Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học ngày càng cao, năm 2012 là 50,2%(từ năm 2005 đến nay đã có 05 học sinh đỗ thủ khoa, á khoa vào các trường Đại học có uy tín). Năm học nào thầy và trị cũng đạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi Thành phố... Phụ huynh học sinh yên tâm gửi gắm con em mình bởi uy tín về đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, tâm huyết, trách nhiệm và nhiệt tình; cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp; nền nếp, kỷ cương dạy học... và đặc biệt là sự chú trọng, đầu tư với mục tiêu “dạy làm người” của nhà trường.

Các chương trình Dạ hội ẩm thực, Tất niên, Xuân yêu thương, Lễ tri ân trưởng thành... hàng năm là những hoạt động rất ý nghĩa mà ở đó cả thầy trị và phụ huynh học sinh trường trung học phổ thông Phan Huy Chú cùng tham gia trong khơng khí thân thiện. Đây là điều đặc biệt của trường Phan Huy Chú so với các trường khác.

Thư viện của nhà trường cũng là niềm tự hào của thầy và trò. Trường Phan Huy Chú là một trong số ít trường có thư viện đạt thư viện xuất sắc với 18.000 đầu sách có giá trị, hệ thống phịng đọc được lắp điều hịa, có các máy tính nối mạng và phần mềm để tra cứu, tìm sách trên máy tính.

Từ những điều nói trên và qua thực tế, chúng ta cũng thấy được rằng trường trung học phổ thơng Phan Huy Chú có một mơi trường học tập và sinh hoạt tương đối tốt cho học sinh học tập và phát triển. Tác giả tự đặt ra cho mình một câu hỏi

rằng vị thành niên được học tập và giáo dục trong một mơi trường như vậy, thì liệu các em có thể phải đối diện với nguy cơ vi phạm pháp luật hay khơng, nếu có, những nguy cơ đó có thể là gì?

Khơng qúa khó để chúng ta nhận ra một điều rằng, trường trung học phổ thông Phan Huy Chú nằm giữa một khu vực sôi động và tương đối phức tạp về mặt xã hội. Trong trường các em có thể được nhà trường bảo vệ, được thày cô dạy dỗ, nhưng bước ra khỏi cổng trường là các quán karaoke, quán Internet, điểm vui chơi giải trí...với biết bao cạm bẫy đang rình rập Học sinh ở đây cũng có những hồn cảnh gia đình khác nhau, có những học sinh được bố mẹ chu cấp đầy đủ về chi phí học tập, quần áo, chi phí cho vui chơi giải trí, hay tiền tiêu vặt hằng ngày, nhưng cũng có những em ngồi giờ lên lớp thì có đi làm thêm kiềm tiền phụ giúp cha mẹ.. Bối cảnh trên khiến cho hầu hết vị thành niên ln có nguy cơ vi phạm pháp luật rất lớn nếu không được giáo dục, bảo vệ một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 38 - 40)