Những nguy cơ vị thành niên vi phạm pháp luật tại địa phƣơng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 40 - 52)

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHÍNH

2.3. Những nguy cơ vị thành niên vi phạm pháp luật tại địa phƣơng theo

khảo sát thực hiện tại trƣờng Trung học phổ thông Phan Huy Chú.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả khảo sát bảng hỏi 115 học sinh của trường trung học phổ thông Phan Huy Chú thuộc địa bàn quận Đống Đa thông qua phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn sâu một số vị thành niên tại phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội cũng như những người xung quanh môi trường sống của các em. Kết quả thu thập được về những nguy cơ vị thành niên vi phạm pháp luật tại địa phương được chia ra dưới 3 nguồn như sau:

Thứ nhất là nguy cơ từ chính vị thành niên.

Về mặt tâm lý, giai đoạn tuổi vị thành niên là giai đoạn có những chuyển biến lớn địi hỏi phải có những thích nghi đối với bên ngồi. Đối với nhiều vị thành niên vi phạm pháp luật, nhận thức xã hội, cũng như trình độ văn hóa của các em cịn hạn chế. Nhiều em cịn có lối sống ích kỷ, tự do, vơ kỷ luật..có thể có q trình suy thối về đạo đức và thường bắt đầu từ những hành vi lệch chuẩn trong gia đình, tiếp đó là hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội. Trả lời phỏng vấn của tác giả, em Phạm Tuấn L (14 tuổi), phường Văn Chương cho rằng: “…Tiền của bố mẹ em, em lấy đi

tiêu thì có gì là sai, bố mẹ có mỗi mình em là con, sau này tiền bạc tài sản là của em hết, ai cũng nói như vậy mà. Nhà em nhiều tiền lắm, có lấy vài đồng lẻ đi tiêu thì bố mẹ em cũng chẳng quan tâm đâu mà. Trước đây em có xin tiền bố mẹ khi cần, bố mẹ thường rút ví cho lu n, cũng chẳng kịp hỏi em tiêu gì vì bố mẹ em bận lắm, em nghĩ dù sao cũng thế, cứ tự lấy đỡ làm phiền bố mẹ.”

Về mặt nhận thức, nhận thức của vị thành niên về pháp luật cịn hạn chế, do cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên còn tồn tại những bất cập. Chính những hạn chế về nhận thức này đã khiến cho một bộ phận không nhỏ vị thành niên không biết tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khơng tự giác chấp hành pháp luật, thậm chí là vi phạm pháp luật. Một bộ phận khác có hiểu biết nhất định về pháp luật, nhưng chưa nắm được những điều được làm, những điều không được phép làm, cố tình vi phạm, thói quen tự do, khơng tự kiềm chế được thói quen xấu, chưa lường hết hậu quả nghiêm trọng do hành vi sai trái của mình gây ra. Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, nếp sống và làm việc theo pháp luật chưa hình thành…Một số trường hợp phạm tội cho rằng chỉ biết đó là hành vi khơng tốt, khi tịa án xử vào tội trộm cướp phải chịu hình phạt án thì mới biết tính chất nguy hiểm của mình vi phạm.

Nhận thức và thái độ của vị thành niên về vấn đề tội phạm vị thành niên là một chỉ báo quan trọng cho thấy mối liên hệ giữa vị thành niên và việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên. Hơn ai hết, chính vị thành niên là những người cần nắm được vấn đề này rõ nhất và bảo vệ mình tránh mắc phải những vi phạm liên quan tới pháp luật, ảnh hưởng tới sự phát triển của chính bản thân các em cũng như những người xung quanh. Theo như phân tích bảng khảo sát, có 86,2 ý kiến trả lời rằng đã nghe nhiều về tội phạm vị thành niên, đã nghe vài lần thì có 13,8%, chưa nghe bao giờ là 0%. Điều cần lưu ý ở đây là vẫn có 13,8% vị thành niên chỉ nghe có vài lần về tội phạm vị thành niên, trong khi đó vấn đề này hiện nay đang là một vấn đề vơ cùng bức xúc và được tồn xã hội quan tâm. Chúng ta có thể thấy rõ sự ra tăng của vấn đề tội phạm vị thành niên đang ở mức báo động cả về mặt số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.

Trước hết, nhận thức và thái độ của vị thành niên về vấn đề tội phạm vị thành niên có thể được xem xét rõ ràng hơn khi đặt trong mối quan hệ tương quan với học lực của bản thân vị thành niên ( Bảng 1). Chúng ta có thể giả định rằng vị thành niên có học lực chung về văn hóa tốt thường cho thấy những năng lực nắm bắt và hiểu biết vấn đề xảy ra xung quanh các em tích cực và rõ ràng hơn. Điều này có thể được lý giải gắn với khả năng tư duy và phân tích vấn đề của các em. Trên thực tế, cuộc khảo sát đã cho thấy một tỷ lệ thuận giữa học lực của vị thành niên và sự quan tâm của các em về vấn đề tội phạm vị thành niên… Xu hướng tỷ lệ thuận cũng được nhận thấy giữa học lực của vị thành niên và sự đánh giá của các em về tình hình tội phạm vị thành niên hiện nay…Điều này được thể hiện qua việc các em nghe nhiều tới tội phạm vị thành niên hơn, cụ thể là các bạn nghe nhiều tới vị thành niên có học lực giỏi chiếm 91,2%, các bạn có học lực khá 85,7%, sau đó đến trung bình 75%, có duy nhất một bạn học lực kém thì cho rằng có nghe tới tội phạm vị thành niên một vài lần.

Biểu hiện thứ hai đó là sự đánh giá của vị thành niên về vấn đề tội phạm vị thành niên có sự khác biệt như sau: Vị thành niên có học lực giỏi đánh giá tình hình tội phạm vị thành niên ở mức độ nghiêm trọng chiếm 85,3%, ở học lực khá chiếm 79,2% và mức độ trung bình chiếm 25%, ở mức độ học lực yếu có 1 trường hợp( Bảng 2.1). Những con số trên có lẽ chưa nói lên được một điều gì đó chắc chắn, nhưng chúng ta đều có thể nhận ra rằng, với mỗi học sinh thì khả năng tiếp thu trình độ văn hóa có thể khác nhau, nhưng vị thành niên đều rất cần có những kiến thức cơ bản về những vấn đề bức xúc của xã hội mà từng ngày từng giờ đang ảnh hưởng trực tiếp tới vị thành niên như vấn đề tội phạm vị thành niên để có thể tự bảo vệ mình tránh dơi vào những tình huống có nguy cơ trở thành tội phạm. Đồng thời cũng tránh để rơi vào những rắc rối khác liên quan đến tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội khác.

Học lực

Bạn đã bao giờ nghe nói về tội phạm vị thành niên

chưa

Theo bạn tình hình tội phạm vị thành niên hiện nay như thế nào Nghe nhiều % theo học lực Đã nghe vài lần % theo học lực Nghiên trọng % theo học lực Bình thường % theo học lực Không nghiêm trọng % theo học lực Giỏi 91,2 % 8,8 % 85,3% 14,7% 0 Khá 85,7 % 14,3 % 79,2% 19,5% 1,3% Trung bình 75% 25% 25% 75% 0 Yếu 0 100% ( 1 trường hợp) 100% 0 0

Bảng 2.1: Mối quan hệ tương quan giữa học lực và nhận thức, thái độ của vị thành niên về vấn đề tội phạm vị thành niên

Khía cạnh tiếp theo mà tác giả chú ý trong bảng hỏi là về hành vi hay cách phản ứng của vị thành niên trong một số tình huống của cuộc sống. Đầu tiên là tìm hiểu về những việc vị thành niên thường làm trong thời gian rảnh rỗi, được chia thành 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ, câu trả lời của các em như sau: Ở mức độ thường xuyên những công việc được nhắc tới nhiều là tìm kiếm trên mạng Internet (61,2%), tán gẫu với bạn bè (55%), chơi game và chat ( 50%)…Ở mức độ thỉnh thoảng là học tập văn hóa ( 68,1%), học ngoại ngữ ( 57,8%), đi chơi thể dục, thể thao ( 56,9%)…Cuối cùng là mức độ không bao giờ là bàn chuyện làm ăn với gia đình, bạn bè ( 37,9%), học thêm chun mơn – học nghề ( 37,9%), học vi tính và ngoại ngữ (22,4% - 24,1%)…

Từ những con số trên có thể nhận thấy rằng mối quan tâm của các em rất đa dạng và phong phú, tùy vào môi trường, điều kiện sống, tính cách…các em chọn cho mình nhiều cơng việc khác nhau để làm vào thời gian rảnh rỗi. Chơi game – chat và tìm kiếm trên mạng Internet được khá nhiều bạn quan tâm. Xin được nhắc lại rằng, tiếp cận với Internet là một việc làm mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên việc

làm này cũng có các mặt trái, vị thành niên cần làm chủ được việc mình làm, khơng bị lơi kéo dụ dỗ trên mạng, ảo mà thật, thật mà ảo, vị thành niên cần được cung cấp các kĩ năng cần thiết khi tiếp cận với Internet như một công cụ cung cấp tri thức cho bản thân. Internet hiện nay cũng đang tràn lan rất nhiều những phim ảnh, game liên quan đến bạo lực hay các tệ nạn xã hội khác, nếu không làm chủ được bản thân, nhiều em có thể cho rằng đó là một trào lưu, một “ văn hóa” mới mà đã là người trẻ thì phải cập nhật, làm theo mà khơng hay biết nó có được xã hội chấp nhận hay khơng. Thậm chí có nhiều hành động các em biết là trái với chuẩn mực xã hội, trái pháp luật nhưng các em vẫn thực hiện để thể hiện cái tơi hay cho rằng đó là sự “tiến bộ”của bản thân. Một điều khác được nhân thấy ở đây là việc học ngoại ngữ, vi tính, học chun mơn lại là những công việc được nhắc đến nhiều nhất ở mức độ không bao giờ, tương tự như thế việc đi thăm ông bà, họ hàng, cha mẹ cũng chưa được các em lựa chọn nhiều để làm trong thời gian rảnh rỗi.

Câu hỏi tiếp theo tác giả muốn tìm hiểu cách hành xử của vị thành niên trong trường hợp bị người khác gây gổ, bắt nạt bạn sẽ làm gì? Đa số các vị thành niên đều trả lời sẽ giải thích để cùng hiểu và thông cảm với nhau, hay dù đúng hay sai đều có quan điểm tránh xa bạo lực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có gần 20% vị thành niên cho rằng đánh sẽ đánh lại đến cùng dù có thể mình yếu hơn, hay vẫn bạo lực nhưng có tính tốn hơn một chút là lượng sức mình nếu thấy chúng yếu hơn thì đánh lại. Câu hỏi đặt ra ở đây cho tác giả là tại sao bên cạnh những vị thành niên có suy nghĩ sẽ giải quyết vấn đề này trong hịa bình bằng cách nói chuyện, trao đổi, giải thích để hiểu và thơng cảm với nhau hơn thì vẫn có những vị thành niên lại chọn cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực? Vị thành niên chọn cách phản ứng lại bạo lực bàng bạo lực tức là các em đã có dấu hiệu phạm tội. Liệu mơi trường sống có liên quan gì đến suy nghĩ cũng như các hành vi ứng xử của các vị thành niên đó hay khơng?

Biểu đồ 2.1: Nếu bị gây gổ, bắt nạt bạn sẽ làm gì

Thứ hai là những nguy cơ từ gia đình, nhà trường

Giai đoạn này, vị thành niên chưa thốt khỏi gia đình để hồn toàn độc lập nhưng thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngồi gia đình, tiếp nhận những thông tin và xu hướng từ thế giới bên ngoài. Đối với vị thành niên, gia đình đại diện cho thế giới rộng lớn xung quanh nó. Sự cảm nhận về thế giới, về xã hội và về chính bản thân của vị thành niên, sẽ được ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, hành vi, niềm tin của các thành viên trong gia đình. Thơng qua sự chăm sóc, ni dưỡng, qua cử chỉ, hành động... cha mẹ đã truyền đạt lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh, để vị thành niên phát triển mạnh khỏe, thông minh, trở thành những công dân tốt sau này.

Ở đây nhiều phương pháp giáo dục không hợp lý, thiếu khoa học, những lối sống, đạo đức của chính một số thành viên trong gia đình đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của vị thành niên. Phương pháp giáo dục như quá chiều chuộng, quá khắt khe, cư xử thô bạo, hắt hủi, xúc phạm làm cho các em dễ nảy sinh một số hành vi như chống đối, nói dối, thiếu tự tin, kém giao tiếp, bị động, thiếu hòa nhập, hay sợ hãi sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống, xa lánh

xã hội, bở học đi lang thang nên khi có điều kiện và những yếu tố tác động khác sẽ đẩy các em vào con đường phạm tộị, Bên cạnh đó, yếu tố hồn cảnh gia đình, đặc biệt là điều kiện kinh tế gia đình cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn vị thành niên đến con đường phạm tội. Một vị thành niên tại phường Văn Chương, 15 tuổi (xin phép được giấu tên theo yêu cầu của người được phỏng vấn) tâm sự: “ Bố

em đi tù từ khi em 7 tuổi, ng ấy được những người xung quanh gọi bằng cái tên là “L đầu gấu”. Mỗi lần ng ấy đi làm việc gì đó ở bên ngồi trở về, người toàn mùi rượu, đánh đập mẹ con em, mỗi lần như vậy, mẹ em chỉ m em khóc. Kh ng chịu được cảnh ấy, mẹ bỏ đi khi em tròn 5 tuổi, em được bà nội nu i nấng. Em ghét bố, em ước sau này lớn lên cũng khỏe mạnh như ng ấy, cũng là một “đầu gấu”, em lang thang rồi đi theo mấy anh chị có tiếng trong vùng, cũng được tham gia một vài phi vụ nhỏ của dân anh chị, nhưng chưa gây ra hậu quả gì lớn nên giờ vẫn được ngồi đây. Nhưng lúc này đây em sợ kh ng tiếp tục làm c ng việc này được nữa, vì em thương bà nội. Mỗi khuya em về, ban đầu bà còn hỏi han là đi đâu về, em chỉ nói là đi làm việc kiếm tiền, nhưng giờ đây, bà kh ng hỏi gì em nữa, em về thường thấy bà ngồi ở giường nhìn ra cửa sổ và rơm rớm nước mắt…có lẽ bà đ biết được điều gì đó…”

Mối quan hệ và cách hành xử của các thành viên trong gia đình với nhau và với những người khác ngồi gia đình sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách cũng như suy nghĩ của vị thành niên, 51,8% các bạn trả lời rằng mình được sống trong một gia đình ơng bà, bố mẹ hịa thuận, u thương nhau, một nửa còn lại trả lời bố mẹ xung khắc, bất hịa, và khơng hiểu con cái…Đồng nghĩa với việc này, trong mỗi gia đình các em đều có cho mình những người để gần gũi, tâm sự thường xuyên có thể là ơng bà, bố mẹ, anh chị em, nhưng cũng rất đáng tiếc khi 17,4% các em có câu trả lời là khơng có ai thân thiết để tâm sự…Ở lứa tuổi của các em, ln ln có những điều thắc mắc hay những thay đổi tâm lý, tình cảm, vị thành niên mong muốn được chia sẻ và cảm thơng, các em thường tìm đến gia đình hoặc bạn bè, nhưng nếu trong gia đình vị thành niên lại khơng thể tìm được một ai đó để gần gũi và tâm sự thì quả là một điều đáng tiếc.

Biểu đồ 2.2: Bảng đánh giá về các mối quan hệ trong gia đình

Bạn bè ln là những người có ảnh hưởng nhất định tới vị thành niên. Ở lứa tuổi này vị thành niên thường rất xem trọng tình cảm bạn bè, thời gian mà các bạn ở cạnh nhau cũng là rất nhiều: có thể là đi học, đi chơi, đi sinh hoạt tập thể…Bạn bè, đặc biệt bạn bè thân thiết thường được vị thành niên chọn để tâm sự chia sẻ mọi suy nghĩ, cảm nhận cũng như tâm tư của mình. Có rất nhiều trường hợp vị thành niên rơi vào một tình huống rắc rối nào đó khi được hỏi về lý do rất nhiều vị thành niên đã trả lời rằng: “do bạn bè rủ rê…”. Chính vì thế có thể thấy rằng vị thành niên ln ln có ảnh hưởng tới nhau. Nếu vị thành niên khơng có những người bạn tốt hoặc không làm chủ được bản thân khi chơi với những người bạn xấu thì rất có thể bị rủ rê, lơi kéo thực hiện những hành vi sai lệch có nguy cơ dẫn tới vi phạm pháp luật. Ơng cha ta xưa có câu “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nói như vậy khơng có nghĩa là chỉ những vị thành niên học giỏi, ngoan ngỗn…chơi với nhau, cịn những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 40 - 52)