Sơ đồ tương tác sau quá trình làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 71 - 110)

Chú thích: Mối quan hệ thân thiết đặc biêt

Mối quan hệ tương tác hai chiều

Sau hoạt động nhóm này mối quan hệ của các thành viên trong nhóm dường như khăng khít hơn rất nhiều, đặc biệt là mối tương tác qua lại giữa hai bạn nữ D và

Vũ Việt H Nguyễn Thành K Nguyễn Thị D Lương Thùy L Nguyễn Đình A

L với bạn A đã cải thiện hơn, Nguyễn Đình A đã cởi mở, nhiệt tình hơn khi giao tiếp, trao đổi với các bạn, đặc biệt là hai bạn nữ trong nhóm.

Ngồi ra hoạt động nhóm lần này thành cơng có sự nỗ lực rất lớn của tất cả các thành viên trong nhóm, đặc biệt là bạn Vũ Việt H, trưởng nhóm, bạn đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình chuẩn bị cũng như tiến hành mỗi buổi làm việc nhóm. Nhờ có tinh thần trách nhiệm của bạn, cũng như sự nhiệt tình năng nổ của bạn đã truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên trong nhóm cũng như tới chính bản thân tác giả.

Quá trình can thiệp diễn ra tương đối thuận lợi và thu được kết quả nhất định, phù hợp với mục tiêu đề ra. Các thành viên trong nhóm phần nào khám phá được chính bản thân mình, trao đổi suy nghĩ của bản thân về suy nghĩ, sở thích, quan điểm cách nhìn về cuộc sống xung quanh mình. Học cách thể hiện được sự tôn trọng và yêu thương người khác hơn trong cuộc sống nếu mình cũng muốn nhận lại những điều như vậy. Bên cạnh đó các em cịn được trao đổi và thảo luận để nắm được tình hình vị thành niên vi phạm pháp luật, nguyên nhân và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tội phạm. Biết được những nội dung này có thể phần nào giúp các em phịng tránh cho chính mình dơi vào các tình huống nguy cơ trở thành tội phạm vị thành niên.

3.4. Đánh giá

3.4.1. Điểm mạnh của quá trình can thiệp:

- Quá trình can thiệp của tác giả được áp dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, cùng với những lý thuyết cơ bản về giá trị sống cần thiết cho giới trẻ, kiến thức liên quan đến tội phạm vị thành niên để giúp tăng cường kiến thức, kỹ năng nhằm thay đổi hành vi của nhóm thân chủ.

- Q trình can thiệp cũng thay đổi tư duy, cách tiếp cận vấn đề, cách ra quyết định và làm chủ quyết định của nhóm thân chủ.

3.4.2. Điểm yếu của q trình can thiệp:

- Quá trình can thiệp diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, nhóm thân chủ cần luyện tập các kỹ năng nhiều hơn, áp dụng các kiến thức tiếp thu được vào thực

tế dưới sự giám sát và theo dõi của tác giả, vì vậy, sự thay đổi của nhóm thân chủ có thể chưa mang được tính chất lâu dài. (Việc thay đổi nhận thức, hành vi và thói quen địi hỏi cả một q trình cọ sát và rèn luyện)

- Quá trình can thiệp khơng tác động trực tiếp lên mơi trường nhóm thân chủ đang sống mà chỉ tác động tới bản thân các vị thành niên trong nhóm thân chủ, vì vậy nhóm vị thành niên vẫn chịu sự ảnh hưởng và tác động từ môi trường này nếu không luyện tập và trau dồi kiến thức thường xuyên.

- Kiến thức về lĩnh vực tội phạm vị thành niên của tác giả còn hạn chế.

- Tác giả chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ nhóm thân chủ là vị thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật.

3.4.3. Thuận lợi

Quá trình làm việc nhóm diễn ra thuận lợi là nhớ có sự nhiệt tình, trác nhiệm và sơi nổi của các thành viên trong nhóm. Nhóm có 5 bạn, đã có mối quan hệ thân thiết từ trước nên không mất thời gian cho việc làm quen với nhau. Nhóm trưởng rất có uy tín với các thành viên trong nhóm và ln tỏ ra là người khá chính chắn trong suy nghĩ, đây là nhóm viên đã có những tác động rất tốt tới các bạn khác, giúp cho tác giả thực hiện hoạt động một cách thuận lợi hơn.

Ngồi ra hoạt động của nhóm cịn có sự giúp đỡ tạo điều kiện của gia đình, chi gái của một nhóm viên đã cho nhóm mượn địa điểm để sinh hoạt. Bên cạnh đó khơng thể khơng kể đến sự hỗ trợ nhiệt tình của nhóm nhảy đến từ trường Đại học Thăng Long, các bạn đã tình nguyện dạy nhảy cho nhóm và truyền cảm hứng cho các bạn phấn đấu hơn trong học tập cũng như rèn luyện.

3.4.4. Khó khăn:

Tác giả mất khá nhiều thời gian trong việc làm quen được với nhóm, mặc dù trước khi gặp nhóm, tác giả đã có mối quan hệ quen biết với trưởng nhóm, sau khi được bạn giới thiệu với nhóm, cũng được nhóm tin tưởng hơn.

Về địa điểm làm việc, nhóm có mong muốn được tiến hành hoạt động nhóm ở cơng viên để các bạn luôn cảm thấy thoải mái và cởi mở, các bạn sợ khơng gian của các phịng nhỏ, bí bách và chật trội, điều này cũng có những thuận lợi, nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với tác giả trong việc thu hút các bạn vào các hoạt động và nội dung làm việc của nhóm.

PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả quá trình nghiên cứu: 1. Kết quả quá trình nghiên cứu:

Quá trình nghiên cứu của đề tài được chia làm hai phần chính: một là nguy cơ vị thành niên vi phạm pháp luật và cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn tại quận Đống Đa nói chung và trường trung học phổ thông Phan Huy Chú nói riêng thơng qua phương pháp nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu quan sát và thu thập thông tin; hai là vận dụng Công tác xã hội bước đầu xây dựng chương trình làm việc đối với nhóm vị thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật nhằm giúp vị thành niên có suy nghĩ, cách nhìn và hành động đúng đắn hơn, ngăn ngừa được nguy cơ vi phạm pháp luật.

Nguy cơ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật tại quận Đống Đa, Hà Nội đang diễn ra tương đối phức tạp, dù khơng thể hiện rõ nét nhưng nếu khơng có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường. Đây khơng chỉ là thực trạng nói riêng ở Quận Đống Đa mà cũng có thể là thực trạng của nhiều địa phương khác trong cả nước.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật: Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tâm sinh lý lứa tuổi, nguyên nhân từ gia đình, nguyên nhân từ nhà trường, xã hội…Tại Hà Nội nói chung và quận Đống Đa nói riêng, bên cạnh những cơng tác phịng chống tội phạm nói chung cũng ln quan tâm tới việc tuyên truyền và phòng ngừa tội phạm vị thành niên, tại đây đã có một số hình thức xử lý vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật theo pháp luật của nhà nước: phạt cảnh cáo, theo dõi tại gia đình...(đối với những sai phạm ở mức độ nhẹ). Quận Đống Đa vẫn khơng thể tránh khỏi tình trạng có những vụ vị thành niên vi phạm pháp luật chưa được khai báo do người lớn, gia đình đã tự giải quyết giúp vị thành niên hay vì nhiều nguyên nhân khác, cũng có nhiều trường hợp các em phạm tội mà không hề hay biết mình đã phạm tội. Tính đến thời điểm này thì dường như vẫn chưa có sự vào cuộc của các hoạt động cơng tác xã hội mang tính quy mơ và chính thống hơn trong việc cung cấp thông tin cho các em, trang bị

những kiến thức cần thiết để giúp các em làm chủ, tránh khỏi những nguy cơ trở thành tội phạm vị thành niên. Những điều trên là tương đồng với giả thiết đã đưa ra.

Về việc vận dụng Công tác xã hội bước đầu xây dựng chương trình làm việc đối với nhóm vị thành niên nhằm giúp vị thành niên có suy nghĩ, cách nhìn và hành động đúng đắn hơn, ngăn ngừa được nguy cơ vi phạm pháp luật kết thúc khá thành công với việc đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra ban đầu. Phản hồi của nhóm thân chủ sau khi tham gia chương trình rất tích cực. Q trình làm việc khơng chỉ giúp các bạn khám phá chính bản thân mình, có cơ hội đựơc nhìn nhận lại cuộc sống cũng như mục tiêu của mình, học cách tơn trọng, yêu thương….tăng kiến thức về tội phạm vị thành niên, vận dụng trong cuộc sống giúp mình tránh khỏi nguy cơ trở thành tội phạm vị thành niên, đồng thời cũng giúp các bạn theo đuổi được niềm đam mê của mình mà khơng ảnh hưởng tới việc học tập và các sinh hoạt khác.

Kết quả đem lại từ tiến trình can thiệp đối với nhóm vị thành niên có nhu cầu về tăng kiến thức về tội phạm vị thành niên cho thấy sự hiệu quả khi kết hợp các kỹ năng công tác xã hội vào một vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, việc mã hóa, chuyền tải nội dung được nhân viên công tác xã hội thực hiện một cách khéo léo, phù hợp với đặc điểm của thân chủ và mục đích khi tiến hành chương trình.

2. Kinh nghiệm có đƣợc từ q trình nghiên cứu

Theo quan điểm cá nhân, bước quan trọng nhất trong tổng thể q trình can thiệp chính là việc xây dựng niềm tin, một chương trình chỉ thật sự thành cơng khi có sự hợp tác tích cực từ cả hai phía. Để có được sự chấp nhận và tâm lý thoải mái của thân chủ, nhân viên công tác xã hội cần trở thành người bạn để lắng nghe; người thầy để hướng dẫn và xây dựng khơng gian làm việc ấm cúng như gia đình để vị thành niên ln cảm thấy được an tồn và quan tâm.

Q trình làm việc cần sự theo dõi và giám sát của cả nhân viên cơng tác xã hội và nhóm thân chủ, các mục tiêu được đề ra ban đầu cũng phải xuất phát từ nhu cầu và nhận được sự nhất trí của tất cả các nhóm viên. Sau mỗi buổi làm việc, nhân viên công tác xã hội phải tổng kết, đánh giá và ghi chép nội dung làm việc, thái độ

của nhóm viên, những ưu điểm, hạn chế của buổi làm việc để tìm hướng giải quyết trong kế hoạch của buổi làm việc kế tiếp, q trình này giúp nhân viên cơng tác xã hội nhìn nhận được từ tổng qt đến chi tiết tồn bộ chương trình can thiệp.

KHUYẾN NGHỊ

Trong khuôn khổ thực hiện bản luận văn tốt nghiệp này, tôi xin phép được đưa ra một số khuyến nghị sau đây:

Một là, hiện nay ở nước ta hệ thống chính sách đối với vị thành niên còn thể

hiện những hạn chế nhất định, những chính sách đề cập tới các vấn đề của vị thành niên cịn chung chung, luật Thanh niên chưa nói nhiều đến vấn đề này vì thế cần có sự nghiên cứu, thảo luận và thống nhất ban hành những chính sách cũng như luật pháp cụ thể hướng đến đối tượng là vị thành niên.

Hai là, cần phải xây dựng một cơ chế thực hiện các chính sách, luật pháp đó

làm sao có thể phát huy được sức mạnh của tồn bộ xã hội bao gồm chính quyền, đồn thể, cộng đồng, nhà trường, gia đình… cùng quan tâm tới vị thành niên, ngăn chặn sự ra tăng của tình trạng vị thành niên vi phạm pháp luật:

Đảng và Nhà nước cần quan tâm tới sự phát triển của vị thành niên bằng những quan điểm rõ ràng, chính quyền, cơ quan các cấp quản lý vị thành niên cũng phải có trách nhiệm cụ thể.

Các Đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mính, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ…theo dõi, giám sát, giúp đỡ vị thành niên.

Vai trò chủ động theo dõi, hỗ trợ vị thành niên của các tổ chức xã hội địa phương, các hội, nhóm, hàng xóm, nhóm tự quản, hội người cao tuổi và các cá nhân trong khu dân cư cũng cần được đề cao.

Bên cạnh đó là vai trị của gia đình đối với sự phát triển đúng đắn của chính con em mình.

Ba là, cần có biện pháp đẩy mạnh hoạt động cơng tác xã hội trong cơng cuộc

phịng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên, hỗ trợ kịp thời giúp các em tránh dơi vào nguy cơ trở thành tội phạm.

DANH S CH TÀI IỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng việt

1. Bộ Y tế và các cộng sự ( 2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, SAVY I, Hà Nội

2. Trần Đức Châm ( 2007), Phịng chống tệ nạn xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Đức Châm ( 2013), Xã hội học tội phạm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Trí Dũng (2010), Khái lược về xã hội học tội phạm và hoạt động phòng

chống tội phạm ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.

5. Phạm Huy Dũng (2007), Bài giảng công tác xã hội:Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Đàm Hữu Đắc (2010) Thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội và cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội trong thời kì đổi mới, Báo cáo tổng hợp đề tài, Hà Nội.

7. Lê Xuân Hồn (2007) Cơng tác chỉ đạo và liên kết phối hợp của đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong hoạt động phoàng chống tội phạm ma túy ở thanh thiếu niên, Báo cáo tổng hợp đề tài, Hà Nội.

8. Phạm Đình Hổ ( 2002) Vũ Trung tùy bút, NXB Văn hóa, Hà Nội

9. Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

10. Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý ( 2009), Gia đình học, NXB Chính trị Hành Chính Quốc gia, Hà Nội

11. Đặng Cảnh Khanh (2002), Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

12. Đặng Vũ Cảnh Linh (2003), Vị thành niên và chính sách đối với vị thành niên. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

13. Phan Huy Phú (2004), Hình luật chí trong Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Tổng Cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục Thống kê và ngân hàng phát triển Châu Á(2010), Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai,SAVY II, Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên ( 2003), Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 17. Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển ( 2014), Tư liệu nghiên cứu của đề tài

cấp Nhà nước “Tội phạm vị thành niên. Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay”.

Tài liệu tham khảo tiếng anh

18. Beirne, Piers (1987), Adolphe Quetelet and the Origins of Positivist Criminology, American Journal of Sociology, 92, 5,pp 1140-1169

19. Bursik Jr., Robert J. ( 1988), Social Disorganization and Theories of Crime and Delinquency: Problems and Prospects, Criminology, 26, 4, pp 519-539.

20. Hester,S., Eglin,P, (1992), A Sociology of Crime, Routledge, London. 21. Hillyard,P.,Pantazis, C.,Tombs,S.,&Gordon,D,(2004), Beyond Criminology

Taking Harm Seriously, London:Pluto.

22. Eck, John, and Julie Wartell (1997), Reducing Crime and Drug Dealing by Improving Place Management: A Randomized Experiment, Nationl Institute of justice.

23. Siegel, Larry J(2003), Criminology, 8th edition, Thomson-Wadsworth.

24. Diane Tillman ( 2008) Living values Activities For Young Adults,( biên dịch Đỗ Ngọc Khanh, Ph.D. Thanh Tùng – Minh Tươi (2010) Những giá trị sống cho giới trẻ, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Đây là “ Phiếu trưng cầu ý kiến của vị thành niên” của đề tài cấp Nhà nước “Tội phạm vị thành niên. Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” của Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển mà tác giả được trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên ( nghiên cứu được thực hiện tại quận đống đa, hà nội) (Trang 71 - 110)