Khuynh h-ớng h-ớng nội và biện tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu tư tưởng phật giáo thời lý trần (Trang 75 - 77)

Phật giáo thời Lý Trần có khuynh h-ớng h-ớng nội. H-ớng nội là h-ớng vào nội tâm, quy tất cả mọi sự luận bàn, mọi tâm t-ởng, mọi hành động vào một mục tiêu duy nhất để chuyển dần nội tâm từ tán loạn đến tĩnh lặng, từ chỗ chạy theo dục vọng, ngoại cảnh chuyển sang trạng thái bất động, sáng suốt, từ chỗ thụ động đến chỗ tự chủ bằng nội tâm.

Xu h-ớng h-ớng nội bắt đầu từ các Thiền phái thời Lý và biểu hiện rõ nét ở thời Trần. Các thiền s- thời Lý coi trọng “tâm ấn”. "Tâm ấn" của phái Thiền Tỳ- Ni- Đa- L-u- Chi nhấn mạnh đến cái tâm đã đ-ợc khuôn dấu và ấn chứng. Nó mang ý nghĩa là sự trao truyền: tâm truyền tâm giữa thầy và trò, là cái tinh yếu nhất mà ng-ời hành giả đạt đ-ợc. Đến đời Trần, quốc s- Trúc Lâm quan niệm: “Trong núi vốn khơng có Phật, Phật ở trong tâm ta” [51; 28]. Đến Thiền phái Trúc Lâm, xu h-ớng này th-ờng đ-ợc nhắc đến nhiều lần một cách nhất quán nh- yếu chỉ của Thiền phái mình. Trần Thái Tông nhiều lần đề cập đến: “Hãy quay đầu lại nhìn vào trong tâm” [58; 33], Nhân Tơng khẳng định: “Bụt ở trong nhà chẳng phải tìm xa” [55; 253].

Tính chất biện tâm trong Phật giáo Lý Trần th-ờng thể hiện ở hai nghĩa. Thứ nhất, biện tâm là bừng sáng cái tâm vốn có của mình, chứng minh cho đ-ợc chân tâm là tự tính vốn có và là chân lý tối hậu. Các phái Thiền đều sử

dụng thoại đầu để đánh thức cái tâm, để giác ngộ bất thình lình. Đặc biệt Thiền phái Vơ Ngôn Thông rất coi trọng giác ngộ đốn tiệm- con đ-ờng nhanh làm trí tuệ bát nhã xuất hiện. Kế thừa tinh thần đó của phái Vơ Ngơn Thơng, phái Trúc Lâm n Tử có t- t-ởng khơng phân biệt hay câu chấp vào bất kỳ điều gì, để nhấn mạnh cái tâm là quan trọng nhất. Trần Thái Tông viết: “Không phân biệt là sống giữa đời hay sống ẩn dật trong rừng, không phân biệt là tại gia hay xuất gia, tăng hay tục chỉ cốt biện tâm, vốn không nam khơng nữ, sao lại cịn chấp t-ớng” [58; 42].

Biện tâm theo nghĩa thứ hai là khơng hình, khơng t-ớng, tĩnh lặng mà sâu thẳm nh- đại d-ơng không thể đo l-ờng đ-ợc, cũng không thể với tới đ-ợc. Song, nó lại rất chân thật, bền vững và chắc chắn ở trong mỗi con ng-ời. Nó là chân lý rất đơn giản, hiển nhiên, gần gũi với con ng-ời thấu đạt đ-ợc mọi điều. Trần Nhân Tông viết:

Nhân khuấy bản nên ta tìm bụt Đến cốc hay chỉn bụt là ta

[51; 506]

Thực chất quan điểm biện tâm này là đề cao con ng-ời, muốn con ng-ời hãy tự củng cố niềm tin vào chính bản thân mình, sức mạnh ở chính nơi mình, Phật cũng chính ở nơi mình. Thế giới bên ngoài chẳng qua là do tâm mà

ra. Từ đó, Phật giáo Lý Trần cho ta thấy hoàn cảnh là thứ yếu, con ng-ời là trọng yếu. Khi có chân tâm, con ng-ời nhận thức đ-ợc điều đó, dễ tìm đ-ợc sự liên kết với nhau, gần gũi nhau.

T- t-ởng đó mang đậm chất nhân văn, vì con ng-ời. Đặc biệt, Tuệ Trung cịn có ý nghĩ rất sâu sắc mà thực tế về tu đạo là: đói thì ăn, mệt thì nghỉ. Điều đó có nghĩa là con ng-ời nên sống với chính thực tại này, cái gì xảy ra thì nhận biết đ-ợc ngay. Cuộc sống thực là cuộc sống của ngày hơm nay, chính là cuộc sống mà Phật h-ớng tới. Trong bài kinh Ng-ời biết sống một mình có đoạn:

Đừng nhìn về q khứ Đừng t-ởng tới t-ơng lai Quá khứ đã qua rồi T-ơng lai thì ch-a tới Hãy quán chiếu sự sống Trong phút giây hiện tại…

Hạnh phúc chính là thực tại, niết bàn cũng ở ngay trong cuộc sống. Chỉ cốt là phải có tâm. Tâm nhận thức đ-ợc thì đó là đạo. Quan điểm của Tuệ Trung về đời và đạo gắn liền với nhau thật cao siêu nh-ng cũng cực kỳ đơn giản. Sống theo tự nhiên, khơng v-ớng víu đến danh lợi, khơng có những ham muốn dục vọng và cuộc sống đó cũng chính là của ta, cho ta. Có lẽ vì vậy mà ch-a bao giờ Phật giáo lại thu hút đông đảo dân chúng nh- thời Lý Trần, nhất là đối với Trúc Lâm. Dù theo đạo Phật lúc đó là “mốt” nh-ng nếu khơng coi trọng con ng-ời, khơng vì con ng-ời thì khơng thể có đơng phật tử đến vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu tư tưởng phật giáo thời lý trần (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)