Tính ái kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 25 - 32)

Tính ái kỷ xuất hiện lần đầu tiên trong tài liệu Tâm lý học năm 1898 khi Harvelock Ellis sử dụng thuật ngữ Narcissus để muốn nói đến “một xu hướng về những xúc cảm tình dục bị thất lạc và gần như hoàn toàn bị thu hút trong sự tự ngưỡng mộ bản thân” (Ellis, 1898).

Nacke (1899) đã có một bản tóm tắt bằng tiếng Đức về tài liệu của Ellis và ông sử dụng thuật ngữ Narcismus để muốn nói đến sự loạn dâm khi một người đối xử với cơ thể của mình như một đối tượng tình dục.

Năm 1914 tính ái kỷ đã trở thành một cấu trúc trọng tâm trong ý tưởng về siêu tâm lý học (metapsychological) và lâm sàng. Khám phá của Freud về tính ái kỷ là trung tâm cho sự phát triển của (a) mô hình cấu trúc (id, ego, và superego); (b) Khái niệm về bản ngã lý tưởng và superego; (c) chuyển đổi từ tâm lý về cái id đển tâm lý về cái ego; và (d) lý thuyết tương tác biểu trưng (object relations theory) (ví dụ, Mỹ, 1986; Moore, 1975; Sandier, Holder, và Dare, 1976; Tiecholz, 1978).

Freud sử dụng thuật ngữ Ái kỷ trong nhiều khía cạnh khác nhau. Như là một cấu trúc về siêu tâm lý học, Freud sử dụng thuật ngữ tính ái kỷ (a) để mô tả một giai đoạn phát triển tình dục bình thường xảy ra giữa các giai đoạn của sự thủ dâm và tình yêu với đối tượng khác; (b) như là nguồn và năng lượng chính cho sự phát triển của bản ngã; (c) như là một kiểu của sự lựa chọn vật thể (hoặc liên cá nhân) trong đó cái tôi đóng nhiêu hơn một vai trò

quan trọng trong các mối quan hệ đối tượng hơn là so với các khía cạnh thực tế của các đối tượng; (d) như là một phương thức liên quan đến môi trường được đặc trưng bởi sự thiếu tính cân đối của các đối tượng hoặc các mối quan hệ giữa các cá nhân; (e) như là một cơ chế cho việc thành lập các lý tưởng của cái tôi; (f) như là một thành phần chính trong việc phát triển và duy trì lòng tự trọng; và (g) như là một yếu tố điều kiện hóa của sự ức chế (Freud, 1914/1957, 1923/1961, xem cũng đánh giá về tự đại của Bing, McLaughlin, và Marburg, 1959; Duruz, 1981; Moore, 1975; Pulver, 1970; và Tiecholz , 1978).

S.Freud sử dụng thuật ngữ Ái kỷ trong lâm sàng bao gồm trong đó các biểu hiện hành vi như: (a) một khuynh hướng các thái độ mà một người có về chính bản thân mình, bao gồm trong đó việc tự yêu bản thân, tự ngưỡng mộ, tự phóng đại bản thân; (b) một vài kiểu sợ hãi hoặc tính chất bị gây hại liên quan đến lòng tự trọng của một cá nhân bao gồm việc sợ mất đi tình yêu và nỗi sợ thất bại; (c) một định hướng phòng vệ phổ biến bao gồm chứng hoang tưởng tự đại, lý tưởng hóa, phủ nhận, phóng chiếu, và phân chia; (d) động lực về nhu cầu được yêu thương, cũng giống như việc đấu tranh cho sự độc lập và sự hoàn thiện; và (e) một cấu trúc của thái độ đó có thể mô tả mối quan hệ của một người với người khác. Cấu trúc này bao gồm thói phô bày, cảm xúc về quyền lợi bao gồm trong đó mong đợi của những quyền lợi đặc biệt trội hơn những người khác và miễn trừ đặc biệt từ yêu cầu thông thường của xã hội, một xu hướng để coi những người khác như là sự gia tăng ảnh hưởng về chính bản thân mình, cảm xúc và suy nghĩ của quyền năng tuyệt đối bao gồm trong đó quyền kiểm soát những người khác, sự không khoan dung về những lời chỉ trích từ những người khác bao gồm nhận thức về những lời chỉ trích như một yêu cầu thay đổi chính bản thân mình, một xu hướng chỉ trích những người khác mà họ có sự khác biệt đối với chính bản thân mình, tính đa nghi,

thái độ ghen tuông và một xu hướng tập trung vào các “sản phẩm tinh thần” của chính mình. Mặc dù Freud sử dụng thuật ngữ tính Ái kỷ đã đem đến một sức ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng phân tâm học hiện đại (Mỹ, 1986; Moore, 1975; Tiecholz, 1978), ảnh hưởng này trong nhiều phương diện được chứng minh là một con dao hai lưỡi.

Mặt khác, việc sử dụng của Freud trong lâm sàng học về khái niệm tính Ái kỷ đã khơi dậy sự quan tâm về những tiến bộ trong lâm sàng học đương đại một cách hết sức quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn tính Ái kỷ. Nguyên nhân này sẽ thường bao gồm những khó khăn bắt nguồn trong giai đoạn chia tách sự cá nhân hóa (separation-individuation) ở sự phát triển thời thơ ấu dẫn đến xung đột về các vấn đề của sự phụ thuộc so với quyền tự chủ và các khó khăn có nguồn gốc từ việc không có sự thấu cảm khi nuôi nấng con cái (unempathic parenting) (đặc biệt là việc làm mẹ), trong đó cha mẹ sử dụng đứa trẻ chỉ tập trung việc tự yêu bản thân mình (narcissistically cathected child) để đáp ứng những nhu cầu không được thỏa mãn của bản thân anh hoặc cô ấy để được sự ngưỡng mộ, khen ngợi, thừa nhận, và thành tích (Kernberg, 1975; Kohut, 1971; Mahler, 1972; Mahler & Kaplan, 1977; Miller, 1981).

Theo các phiên bản gần đây nhất của chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (DSM-V; Hiệp hội Tâm thần học Mỹ, 2013), nhân cách ái kỷ được xác định bởi các tiêu chuẩn lâm sàng sau đây: Một sự nhận thức vĩ đại về sự tự cao tự đại (self-importance) (thổi phồng thành tích và tài năng của cá nhân, mong muốn được thừa nhận như là người giỏi hơn mà không có thành tích tương xứng); ám ảnh với những ý nghĩ huyễn tưởng (fantasies) về sự thành công không giới hạn, quyền lực, sự tài giỏi, sắc đẹp, hay tình yêu lý tưởng; họ tin rằng mình là người đặc biệt và độc nhất và chỉ có thể hiểu được họ bởi những người đặc biệt hoặc cùng đẳng cấp giống họ (hay người nổi danh); cần

sự ngưỡng mộ quá mức; ý thức về quyền lợi (một sự kì vọng vô lý về sự quan tâm chăm sóc ưu tiên đặc biệt hay một sự bằng lòng tự động theo mong muốn của họ); Lợi dụng giữa các nhân với nhau (lợi dụng người khác để đạt được mục đích của mình); Thiếu đồng cảm: Không sẵn sàng để thừa nhận hay đồng nhất với xúc cảm và nhu cầu của người khác; Thường ghen tị với người khác hay tin rằng người khác ghen tị với mình; Thể hiện hành vi và thái độ ngạo mãn, kiêu căng.

Có ba xu hướng chính nổi bật vào năm 1980. Một xu hướng coi tính ái kỷ có tính văn hóa và xã hội, cho rằng xã hội càng ngày càng có xu hướng ái kỷ (Lasch, 1979; Mazlish, 1982; Nelson, 1977; Stern, 1980). Wallach và Wallach (1983) nghiên cứu sự ảnh hưởng của những trường phái tâm lý học (trường phái Freud, trường phái Freud mới, trường phái nhân văn) về sự phát triển của tính ích kỷ trong xã hội hiện nay. Xu hướng này đặt ra những vấn đề không thể xem nhẹ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng cá nhân liên tục đề cao lợi ích của bản thân sẽ khiến họ ít sẵn sàng trong việc theo đuổi những mục tiêu xã hội chung (Kanfer, 1979).

Fromm (1973) cho rằng tính ái kỷ của nhóm là sự chuyển hóa của tính ái kỷ cá nhân. Cá nhân thỏa mãn tính ái kỷ của bản thân bằng cách tham gia và gắn bó với một nhóm, ví dụ như một nhóm chính trị, hay một nhóm tôn giáo.

Xu hướng thứ hai thể hiện thông qua sự gia tăng của các nghiên cứu tâm lý học xã hội về hiện tượng khuynh hướng tư lợi (self-serving bias) (Harvey & Weary, 1984; Snyder, Stephan, & Rosenfield, 1978). Hiện tượng này có thể hiểu là xu hướng chỉ chịu trách nhiệm nếu kết quả tốt, và phủ nhận, đổ lỗi khi thất bại. Greenwald (1980) gọi hiện tượng này là năng lực làm tốt (beneffectance - beneficence “làm tốt” và effectance “năng lực, hiệu quả”) và đưa nó vào cùng nhóm các khuynh hướng nhận thức có tính ái kỷ với hai

khuynh hướng khác, tính duy kỷ (egocentricity) và tính bảo thủ của nhận thức (cognitive conservatism).

Xu hướng thứ ba coi tính ái kỷ như một bệnh lý lâm sàng. Quan điểm phân tâm học hiện tại về tính ái kỷ có thể được tìm thấy trong các bài viết của Kemberg (1976, 1980) và Kohut (1976). Kernberg cho rằng tính ái kỷ hình thành là hậu quả của việc bị bố mẹ hắt hủi, và bỏ rơi. Giả thuyết này cho rằng bởi vì sự lạnh lùng và hắt hủi của bố mẹ, đứa trẻ thu mình phòng vệ, và dần dần tin rằng chỉ có thể tin tưởng, dựa vào, và yêu bản thân mình. Kernberg đồng ý với mô hình phát triển tính dục, cho rằng vấn đề sẽ xảy ra khi có sự thoái lui trong chuỗi phát triển của dục năng (libido) chưa định hình, theo đó là tự thỏa mãn tình dục (autoeroticism), tính ái kỷ (narcissism), và tình yêu với đối tượng khác (object love), với những cá nhân ái kỷ không tiến tới bước phát triển cuối cùng. Mặt khác, Kohut không cho rằng dục năng ái kỷ được chuyển hóa thành tình yêu với đối tượng khác, mà cho rằng nó có một quá trình phát triển riêng đến khi trưởng thành. Lý thuyết của Kohut là lý thuyết về sự phát triển của cái tôi, cho rằng tính ái kỷ bệnh lý là kết quả của sự thất bại khi không thể lý tưởng hóa bố mẹ, vì bị hắt hủi và đối xử lãnh đạm.

Gần đây có một lý thuyết thứ ba được ủng hộ bởi Millon (1981), lý thuyết học tập xã hội về tính ái kỷ. Quan điểm này cho rằng tính ái kỷ hình thành không phải do sự thất vọng với cha mẹ, mà là do cha mẹ đã đánh giá quá cao con mình. Đứa trẻ được đối xử như một người đặc biệt, tận hưởng chú ý, và được cha mẹ thuyết phục tin rằng mình là một người đáng yêu và hoàn hảo. Millon (1981) cho rằng những đánh giá quá cao không thực tế đó dẫn đến những ảo tưởng về bản thân “không thể duy trì được ở thế giới bên ngoài”. Thông thường, những đứa trẻ nhận được nhiều sự chú ý và cách đối xử đặc biệt, sẽ là con đầu lòng hoặc con một.

W. K. Campbell và Foster (2007, trang 115) nói rằng “cá nhân có nhân cách ái kỷ ám ảnh bởi sự sự thổi phồng cao, quan điểm phi thực tế về tính tích cực của bản thân” và Morf, Horvath, và Torchetti (2011, trang 399) cho rằng tự đại được đặc trưng bởi “việc suy nghĩ về bản thân một cách vĩ đại (grandiose self-views) và một người đam mê không ngừng phấn đấu để tiếp tục khẳng định giá trị bản thân và ưu thế của họ.”

Raskin và cộng sự (1991) được mô tả tự đại như một chiến lược để quản lý lòng tự cao thông qua vẻ lớn lao.

Gabriel, Critelli, và cộng sự (1994) báo cáo cho rằng những người vị kỷ nhận mình là thông minh hơn những người không vị kỷ (bình thường).

Paulhus và John (1998) mô tả ái kỷ như một bản ngã (tức là bản thân chính mình) chứ không phải là xu hướng đạo đức (tức là, xã hội, cộng đồng). Paulhus (2001) cho rằng tính ái kỷ hiểu một cách hay nhất là một hình thức đề cao bản thân mình một cách thái quá.

Campbell, Reeder, Elliot, và Gregg (2003) lập luận rằng người vị kỷ rất ám ảnh với cái tôi mà họ làm giảm đi giá trị của sự thân mật bằng cách chấp nhận một ảo tưởng “những người khác tồn tại là vì tôi”.

Tự yêu bản thân đáp ứng cốt lõi động cơ của chính họ (tức là, vĩ đại, lòng tự trọng, quyền lợi, quyền lực) thông qua phương tiện cá nhân.

Người vị kỷ xã hội có cùng một động cơ cốt lõi bên trong như sự tự yêu bản thân (tức là, vĩ đại, lòng tự trọng, quyền lợi, quyền lực). Ngược lại với ái kỷ bản thân, ái kỷ xã hội đáp ứng các động cơ của chính bản thân thông qua phương tiện công cộng.

Vị kỷ cộng đồng có thể được hiểu như là một đặc điểm cá nhân – cộng đồng: một đặc điểm của cá nhân đó được thể hiện qua các phương tiện công cộng. Thành phần chính của mối liên hệ này là sự hữu ích, sự ấm áp giữa các cá nhân, và tin cậy. Có thể cho rằng, những đặc điểm này có thể phục vụ như

là phương tiện để thể hiện tính ái kỷ vĩ đại (W. K. Campbell & Foster, 2007;. Morf và cộng sự, 2011).

Morf và cộng sự (2011) gần đây đã gán nhãn ái kỷ NPI giống như tự yêu bản thân mình một cách thái quá. Nghiên cứu thực nghiệm đã thực sự ghi nhận rằng bản thân cá nhân (Tức là, NPI) người vị kỷ cảm thấy đặc biệt vĩ đại (Bleske-Rechek cùng đồng nghiệp, 2008. Brown và cộng sự, 2009; Raskin, Novacek, & Hogan, 1991; Rosenthal, Hooley, & Steshenko, 2007).

Mức độ cao quá mức của lòng tự trọng cũng đã được thiết lập giống như là một phần không thể thiếu của nhân cách vị kỷ (Bosson và cộng sự, 2008; W. K. Campbell & Foster, 2007;. Morf và cộng sự, năm 2011; Sedikides & Gregg, 2001; Sedikides, Gregg, và Hart, 2007). Một số nhà nghiên cứu định nghĩa lòng tự trọng như là thiết bị đo bên trong của người vị kỷ để theo dõi sự phát triển động cơ của họ (Morf & Horvath, 2010). Một góc nhìn khác về lý thuyết của vị kỷ gọi nó là một chứng nghiện của lòng tự trọng (Baumeister & Vohs, 2001).

Raskin cùng cộng sự (1991) nhận thấy những người vị kỷ không ngừng thừa nhận vẻ lớn lao (tự cao tự đại) của chính họ như là một cách thức để thỏa mãn việc tự đáp ứng nhu cầu cốt lỗi của chính họ: Lòng tự trọng.

Vị kỷ cũng được cho là có một ý thức mang tính phổ biến của quyền lợi, căn cứ trên sự vĩ đại và lòng tự trọng quá cao của chính họ. Họ cảm thấy độc đáo, đặc biệt, và có quyền để được chăm sóc đặc biệt (Emmons, 1984; Morf & Rhodewalt năm 2001; Sedikides và cộng sự, 2002). Nghiên cứu thực nghiệm đã thực sự ghi nhận rằng bản thân cá nhân (tức là, NPI) người vị kỷ có ý thức rất cao về quyền lợi (Brown và cộng sự, 2009;. W. K. Campbell, Bonacci, Shelton, Exline, & Bushman, 2004; Emmons, 1987).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cái nhìn dưới góc độ của Tâm lý học xã hội, khác so với việc sử dụng khái niệm ái kỷ bệnh lý từ góc độ Tâm lý

học lâm sàng. Do vậy, ái kỷ được hiểu là một đặc điểm trong tính cách của con người. Người mang trong mình tính ái kỷ sẽ luôn luôn tạo ra cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, các chiến lược và kỹ thuật ứng phó trong nhận thức, cảm xúc và hành vi nhằm duy trì và nâng cao hình ảnh tích cực về bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)