So sánh giữa các nhóm: Nam nữ; tình trạng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 69 - 78)

So sánh theo giới tính

Chúng tôi tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa nam và nữ trong mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và tính ái kỷ

Bảng 14: Tương quan giữa các thành tố của cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (so sánh theo giới tính)

Giới tính Tính ái kỷ Lòng tự trọng Hạnh phúc cảm xúc Nam 0,126 0,125 Nữ -0,075 0,124 Hạnh phúc xã hội Nam 0,178* 0,248** Nữ -0,041 0,099 Hạnh phúc tâm lý Nam 0,291** 0,245** Nữ 0,146 0,226** Cảm nhận hạnh phúc chung Nam 0,245** 0,254** Nữ 0,034 0,190*

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi) * Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2 đuôi)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, các tương quan có ý nghĩa (p < 0,001) giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng chủ yếu rơi vào giới tính nam. Trong đó nhấn mạnh trong hạnh phúc tâm lý và cảm nhận hạnh phúc chung khi cả 2 yếu tố này của giới tính nam đều có quan hệ có ý nghĩa. Với số liệu này có thể đi đến khẳng định rằng sinh viên nam cảm thấy hạnh phúc khi họ đượckhẳng định bản thân, được chứng tỏ và khẳng định ưu thế của mình vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Đây cũng là xu hướng ở về mặt giới khi trong nền văn hóa phương Đông hay phương Tây thì nam giới vẫn là trụ cột và có chỗ vị thế trong gia đình, xã hội. Trong khi đó, chúng ta thấy nữ giới lại không thể hiện rõ nét, điểm nổi bật chỉ xuất hiện trong mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng tự trọng. Điều này thể hiện rằng sinh viên nữ cảm thấy hạnh phúc khi họ trân trọng những giá trị, phẩm chất của bản thân, có cái nhìn lạc quan về chính mình.

So sánh theo tình trạng kinh tế

Chúng tôi đánh giá tình trạng kinh tế theo mức độ từ 1 đến 7 (Từ thấp hơn trung bình rất nhiều đến cao hơn trung bình rất nhiều). Trong bảng phân

tích số liệu sau, chúng tôi rút gọn từ 1 đến 4 là mức thấp hơn trung bình/ trung bình (Điều kiện kinh tế ở mức 1) và từ 4 đến 7 là trung bình/ cao hơn trung bình (Điều kiện kinh tế ở mức 2).

Bảng 15: Tương quan giữa các thành tố của cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (so sánh về tình trạng kinh tế) Giới tính Tính ái kỷ Lòng tự trọng Hạnh phúc cảm xúc ĐKKT1 0,022 0,076 ĐKKT2 0,037 0,174 Hạnh phúc xã hội ĐKKT1 0,118 0,205** ĐKKT2 0,033 0,062 Hạnh phúc tâm lý ĐKKT1 0,173** 0,295** ĐKKT2 0,258** 0,110 Cảm nhận hạnh phúc chung ĐKKT1 0,141* 0,251** ĐKKT2 0,142 0,124

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi) * Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2 đuôi)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy sinh viên có điều kiện kinh tế ở mức thấp hơn trung bình rất nhiều/ trung bình lại thể hiện tương quan có ý nghĩa giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng, cụ thể được thể hiện trong hạnh phúc tâm lý và cảm nhận hạnh phúc chung. Sinh viên thuộc nhóm những khách thể có mức thu nhập thấp, tuy vậy, không vì thế mà họ mất đi cảm nhận hạnh phúc biểu hiện trong những giá trị mà họ trân trọng, sự yêu bản thân, những trải nghiệm cảm xúc cá nhân, hạnh phúc trong mối quan hệ xã hội giữa những sinh viên với nhau trên tinh thần tôn trọng, yêu thương, chia sẻ, trân trọng những phẩm chất cá nhân và cá tính riêng biệt của mỗi người.

Tiểu kết chương 3

Qua việc thực hiện các khảo sát sử dụng thang đo về cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng đều cho thấy mức tương quan cao và có ý nghĩa giữa các thành tố của cảm nhận hạnh phúc (hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội và cảm nhận hạnh phúc nói chung); số liệu thống kê trong tương quan giữa các mệnh đề, độ tin cậy, điểm trung bình của thang đo về tính ái kỷ và lòng tự trọng cũng thể hiện khá rõ rệt. Nhìn chung, sinh viên đều đánh giá mức độ cảm nhận hạnh hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng ở mức trung bình trong đó phải kể đến điểm trung bình của lòng tự trọng (4,64) cao hơn tính ái kỷ (3,76). Từ đó cho thấy sinh viên trân trọng những giá trị, phẩm chất của cá nhân hơn là việc đề cao cái tôi ích kỷ, nghĩ bản thân vượt trội, kiêu ngạo…hơn so với người khác.

Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng cho thấy, cả tính ái kỷ và lòng tự trọng đều thể hiện tính có ý nghĩa với cảm nhận hạnh phúc. Từ đó cho thấy qua sự yêu thương bản thân, trân trọng những giá trị, phẩm chất, có cái nhìn tích cực về bản thân mình…là điều quan trọng quyết định hạnh phúc chủ quan của mỗi cá nhân. Nói đến hạnh phúc là phải nói đến quyền tự chủ, tự quyết của mỗi cá nhân đối mối quan hệ và với chính bản thân mình.

Cảm nhận hạnh phúc cũng được thể hiện dưới cái nhìn khác nhau. Về mặt giới có thể thấy nam sinh viên có tương quan ý nghĩa trong mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng cao hơn so với nữ sinh viên, từ đây có thể thấy nhu cầu thể hiện, chúng tỏ, khẳng định bản thân là một phần quan trọng khiến cho nam sinh viên cảm thấy hạnh phúc. Trong khi đó, nữ sinh viên lại nhấn mạnh ở lòng tự trọng trong việc trân trọng những giá trị, có cái nhìn tích cực về bản thân hơn. Về mặt điều kiện kinh tế, số liệu chỉ ra cho thấy sinh viên có điều kiện kinh tế dưới trung bình lại thể hiện

tương quan có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng. Từ đây có thể nhận thấy dù kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng và có phần quyết định đến cảm nhận hạnh phúc của mỗi cá nhân (thu nhập cao đồng nghĩa với việc cá nhân sẽ hạnh phúc hơn), nhưng trong một diễn biến khác, thì sinh viên các trường Đại Học – những người có thu nhập thấp vẫn cảm thấy hạnh phúc khi mỗi cá nhân vẫn tự tìm ra cho mình những phẩm chất, đặc điểm nhân cách tích cực, trân trọng những giá trị giữa sinh viên với nhau…Đây cũng là số liệu quan trọng để các đề tài nghiên cứu sau tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

KẾT LUẬN

Với những kết quả đạt được bằng nghiên cứu tài liệu và số liệu thu thập được thông qua bảng hỏi tại các trường Đại Học trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã có thể nêu lên một vài kết luận cụ thể như sau:

Về lý luận

1. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Keyes với quan điểm cho rằng “hạnh phúc chủ quan là sự nhận thức và đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mình, về các trạng thái cảm xúc, về các chức năng tâm lý và xã hội của bản thân”. Hạnh phúc ở đây chính là sự khỏe mạnh trong tinh thần, thể hiện với những cảm xúc mang tính tích cực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống.

2. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cái nhìn dưới góc độ của Tâm lý học xã hội, khác so với việc sử dụng khái niệm ái kỷ bệnh lý từ góc độ Tâm lý học lâm sàng. Do vậy, ái kỷ được hiểu là một đặc điểm trong tính cách của con người. Người mang trong mình tính ái kỷ sẽ luôn luôn tạo ra cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, các chiến lược và kỹ thuật ứng phó trong nhận thức, cảm xúc và hành vi nhằm duy trì và nâng cao hình ảnh tích cực về bản thân.

3. Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn nhấn mạnh chủ yếu đến “lòng tự trọng cá nhân” được hiểu là sự chấp nhận hay hài lòng với những giá trị của bản thân, có sự đánh giá tích cực về chính bản thân mình.

4. Mối quan hệ giữa hạnh phúc, ái kỷ và lòng tự trọng là sự liên kết có tính tương quan chặt chẽ với nhau trong các nghiên cứu ngoài nước đã được khám phá và tìm hiểu bởi các nhà Tâm lý học lâu năm. Trong các nghiên cứu đó, họ chỉ ra rằng lòng tự trọng có tương quan thuận đối với cảm nhận hạnh phúc, ngược lại thì ái kỷ lại cho thấy một tương quan nghịch về việc này và còn trở thành bệnh lý nhân cách khá nguy hiểm. Đồng thời, lòng tự trọng và

tính ái kỷ có mối quan hệ bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau. Đôi khi, tính ái kỷ được thể hiện mạnh mẽ là để làm nổi bật lòng tự trọng.

Về thực tiễn

5. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng đều thể hiện mức độ tương quan cao và có ý nghĩa giữa các thành tố của cảm nhận hạnh phúc (hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội và cảm nhận hạnh phúc nói chung).

6. Nhìn chung, sinh viên đều đánh giá mức độ cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng ở mức trung bình trong đó phải kể đến điểm trung bình của lòng tự trọng (4,64) cao hơn tính ái kỷ (3,76). Từ đó cho thấy sinh viên trân trọng những giá trị, phẩm chất của cá nhân hơn là việc đề cao cái tôi ích kỷ, nghĩ bản thân vượt trội, kiêu ngạo…hơn so với người khác.

7. Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng cho thấy, cả tính ái kỷ và lòng tự trọng đều thể hiện tính có ý nghĩa với cảm nhận hạnh phúc. Từ đó cho thấy qua sự yêu thương bản thân, trân trọng những giá trị, phẩm chất, có cái nhìn tích cực về bản thân mình…là điều quan trọng quyết định hạnh phúc chủ quan của mỗi cá nhân.

8. Sự khác nhau giữa sinh viên nam và nữ cũng biểu hiện rõ rệt. Sinh viên nam có xu hướng cảm thấy hạnh phúc khi được thể hiện phô trương cá nhân, sự vượt trội và có quyền hơn. Điều này khác so với sinh viên nữ khi số liệu thống kê cho thấy, các bạn sinh viên nữ lại đề cao giá trị cá nhân, những phẩm chất nhân cách, có cái nhìn tích cực về bản thân hơn để cảm thấy hạnh phúc.

9. Điều kiện kinh tế chưa hẳn đã là không hạnh phúc khi số liệu trong đề tài chúng tôi cho thấy, sinh viên có mức thu nhập dưới trung bình lại đa số cảm thấy hạnh phúc hơn so với sinh viên có mức thu nhập từ trung bình trở lên. Thực tế thì sinh viên đa phần đều có mức thu nhập thấp, chủ yếu là nhận trợ cấp từ gia đình và đi làm thêm lúc rảnh rỗi. Họ cảm thấy hạnh phúc bởi vì

cái tôi, cá tính và sự khác biệt của họ được bạn bè, người thân chấp nhận và ủng hộ, điều này khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

KIẾN NGHỊ

Dựa trên những kết quả thu thập được, chúng tôi đề xuất một số ý kiến như sau:

1. Đối với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong và ngoài trường học: Thường xuyên có các hoạt động ngoại khóa, việc làm tử tế - những hoạt động góp phần xây dựng phẩm chất và nhân cách dành cho sinh viên. Tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để sinh viên được tham gia đóng góp công sức của cá nhân cho xã hội. Ngoài ra cần có các sân chơi văn hóa, văn nghệ; xây dựng môi trường học tập, lao động sáng tạo để sinh viên được thể hiện tài năng và trí tuệ của mình.

2. Tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên cả về vật chất lẫn tinh thần trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều thứ phải chi trả để phục vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân. Từ đó, nâng cao hạnh phúc chủ quan của sinh viên

3. Cha mẹ, thầy cô, bạn bè luôn có sự động viên, hỗ trợ tinh thần cho sinh viên. Điều quan trọng là các bạn sinh viên đều được gia đình tôn trọng, chấp nhận những quyết định, cá tính của riêng mình dẫu cho điều kiện kinh tế còn khó khăn.

4. Trải nghiệm hạnh phúc chủ quan là điều rất quan trọng. Vì vậy, thay vì quan tâm đến mối quan hệ xung quanh của sinh viên như thế nào? Cha mẹ, thầy cô nên quan tâm đến cảm xúc, tâm lý của các bạn sinh viên, sự thấu cảm, chia sẻ, lắng nghe là điều quan trọng hơn cả.

5. Tạo điều kiện cho các bạn sinh viên nữ có cơ hội nắm những vị trí quan trọng trong công tác Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trong trường học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)