Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 39 - 42)

Hạnh phúc chủ quan (subjective well-being)

Ái kỷ (Narcissism) Lòng tự trọng (Self-esteem) Mối quan hệ giữa hạnh phúc, ái kỷ và lòng tự trọng là sự liên kết có tính tương quan chặt chẽ với nhau trong các nghiên cứu ngoài nước đã được khám phá và tìm hiểu bởi các nhà Tâm lý học lâu năm. Trong các nghiên cứu đó, họ chỉ ra rằng lòng tự trọng có tương quan thuận đối với cảm nhận hạnh phúc, ngược lại thì ái kỷ lại cho thấy một tương quan nghịch về việc này và còn trở thành bệnh lý nhân cách khá nguy hiểm. Đồng thời, lòng tự trọng và tính ái kỷ có mối quan hệ bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau. Đôi khi, tính ái kỷ được thể hiện mạnh mẽ là để làm nổi bật lòng tự trọng.

Tiểu kết chương 1

Các nghiên cứu về hạnh phúc dựa trên thang đo về chỉ số hạnh phúc cá nhân (Personal Well-being Inventory – PWI) bao gồm trong đó các tiêu chí về: (1) mức sống, (2) sức khỏe, (3) thành tựu cuộc đời, (4) các mối quan hệ cá nhân, (5) an toàn cá nhân, (6) kết nối cộng đồng, (7) sự an toàn trong tương lai, và (8) tôn giáo và tâm linh. Bên cạnh đó, một thang đo Phổ sức khoẻ tinh thần - MHC (Mental Health Continuum) đánh giá hạnh phúc chủ quan của con người. Dựa trên quan niệm hạnh phúc (well-being) là sự khoẻ mạnh về tinh thần, kế thừa các mô hình và thang đo sức khoẻ tinh thần của các tác giả đi trước, đo lường hạnh phúc trên 3 yếu tố chính: Hạnh phúc cảm xúc (emotional well-being), hạnh phúc tâm lý (psychological well-being) và hạnh phúc xã hội (social well-being).

Theo Diener, hạnh phúc chủ quan là một khái niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, các trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức thấp, và sự hài lòng với cuộc sống ở mức cao (Diener, 2000).

Theo như Diener thì hạnh phúc chủ quan có một sự bao quát về khái niệm mà cá nhân trải nghiệm sự thỏa mãn, trang thái cảm xúc tiêu cực ở mức độ thấp và hài lòng với cuộc sống ở mức cao (Diener, 2000). Ngoài ra tác giả Keyes (1998, 2002) khi định nghĩa về hạnh phúc chủ quan thì cho rằng đó là sự nhận thức và đánh giá của cá nhân về cuộc sống, các trạng thái cảm xúc và các chức năng tâm lý xã hội của mình. Khi đó có thể hiểu hạnh phúc chủ quan theo Keyes là sự khỏe mạnh về tinh thần bộc lộ thông qua các cảm xúc tích cực và sự vận hành các chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống với 3 thành tố Hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội (Keyes, 2002).

Trải qua nhiều nghiên cứu trước đó, các nhà Tâm lý học quan tâm đến lĩnh vực Ái kỷ đã đúc kết ra được 4 yếu tố có tương quan với nhau, gắn 4 lĩnh vực lãnh đạo (leadership), tự ngưỡng mộ (self-admiration), ưu thế

(superiority), và lợi dụng quan hệ với người khác (interpersonal exploitiveness). Các nghiên cứu về thực nghiệm vẫn còn chưa nhiều, mối quan hệ giữa hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng cần khám phá thêm để giúp phân biệt giữa các biểu hiện bình thường và bệnh lý tính ái kỷ.

Lòng tự trọng ban đầu dựa trên lý thuyết của Tajfel và Turner phát triển tính đồng nhất xã hội và đưa ra hai khía cạnh riêng biệt trong tự ý thức bản thân: Đồng nhất cá nhân và đồng nhất xã hội. Dựa trên mô hình thành tố của cái tôi (Brewer & Gardner, 1996), cái tôi bao gồm ba khía cạnh: cá nhân, quan hệ, và tập thể. Từ đó, các lý thuyết và công cụ đo lường được phát triển để đánh giá lòng tự trọng trên 3 khía cạnh chủ yếu này.

Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng có sự liên kết mạnh mẽ, tác động lẫn nhau. Sự tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc với lòng tự trọng và tính ái kỷ quyết định xem mức độ hạnh phúc chủ quan của mỗi cá nhân như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)