CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1 Thực trạng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 52 - 58)

3.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

Thông qua bảng bên dưới sử dụng phép phân tích nhân tố (Factor Analysis) với phép xoay Varimax (Varimax with Kaiser Normalization), có thể nhận thấy các mệnh đề của thang MHC – SF được chia đều thành 3 nhân tố. Tương quan của từng item với toàn bộ thang đo dao động từ 0,48 đến 0,83. Phân tích nhân tố nhận thấy, hệ số KMO = 0,90, mức ý nghĩa p < 0,001, có 3 nhân tố rõ ràng, có giá trị riêng lớn hơn 1, giải thích được 43,9 % sự biến thiên của dữ liệu. Các mệnh đề này có thứ tự phù hợp với cấu trúc cảm nhận hạnh phúc chủ quan theo lý thuyết của Keyes (2002).

Bảng 1: Bảng ma trận xu hướng items - nhân tố (Rotated Component Matrix)

thang đo cảm nhận hạnh phúc

Stt Items Nhân tố

(1) (2) (3)

12 Bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát

triển và trở thành người tốt hơn 0,789 10 Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách

nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn 0,762 13 Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện

những ý tưởng và quan điểm riêng của bạn 0,746 9 Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân

cách của bạn 0,654

11 Bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin

tưởng và ấm áp với những người khác 0,634 14 Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng

6 Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho

tất cả mọi người 0,798 8 Bạn cảm thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý

nghĩa với bạn 0,780

7 Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt 0,715 5 Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một

nhóm xã hội, hay làng quê, lối xóm) 0,611 4 Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì

đó quan trọng cho xã hội 0,483

1 Bạn cảm thấy hạnh phúc 0,831 2 Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 0,824 3 Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 0,775 Có thể nhận thấy các item được bố trí phù hợp với từng nhân tố tương ứng với nội dụng thể hiện, phản ánh đúng thang đo hạnh phúc chủ quan MHC – SF có cấu trúc gồm 3 yếu tố cấu thành: Hạnh phúc cảm xúc (items số 1 ,2 và 3), hạnh phúc xã hội (items số 4, 5, 6, 7 và 8), và hạnh phúc tâm lý (items 9, 10, 11, 12, 13 và 14).

Tiếp theo, chúng tôi tính độ tin cậy bên trong của từng tiểu thang đo và của toàn bộ thang đo theo hệ số Cronbach alpha. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2:Hệ số tin cậy của các tiểu thang đo và của toàn bộ thang đo cảm nhận hạnh phúc

Stt Các nhân tố (các thang đo)

Độ tin cậy

Hệ số tương quan của từng item với nhân tố

1 Hạnh phúc cảm xúc (3 items)

0,84 Biến thiên từ 0,72 đến 0,83

3 Hạnh phúc tâm lý (6 items) 0,86 Biến thiên từ 0,61 đến 0,75 4 Toàn bộ thang đo MHC-SF

(14 items)

0,91 Biến thiên từ 0,60 đến 0,70

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy thang đo hạnh phúc chủ quan MHC- SF có độ tin cậy và sự nhất quán bên trong thang đo cao (trên mẫu gồm 360 khách thể là sinh viên thuộc các trường Đại học). Bên cạnh đó, tất cả các nhân tố hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc xã hội, và hạnh phúc tâm lý của thang đo đều tương quan khá chặt với nhau, hệ số tương quan Pearson r biến thiên từ 0,50 đến 0,90.

Bảng 3: Tương quan giữa các nhân tố và cảm nhận hạnh phúc chung

Các nhân tố (1) (2) (3)

(1) Hạnh phúc cảm xúc 1

(2) Hạnh phúc xã hội 0,50** 1

(3) Hạnh phúc tâm lý 0,55** 0,61** 1 Cảm nhận hạnh phúc chung 0,75** 0,86** 0,90**

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi)

Hình 1: Tương quan giữa các nhân tố và toàn thang đo

Hạnh phúc cảm xúc 0,75** Hạnh phúc xã hội 0,86** Hạnh phúc tâm lý 0,90** Cảm nhận hạnh phúc chung

Qua bảng 3 trên cho thấy mối tương quan chặt chẽ của các nhân tố với toàn bộ thang đo. Đặc biệt có thể thấy đó là hệ số tương quan Pearson r biến thiên từ 0,75 đến 0,90. Có thể thấy hạnh phúc xã hội và hạnh phúc tâm lý tương quan rất tốt với cảm nhận hạnh phúc nói chung, điều đó cho thấy sự thay đổi các mặt trong cấu trúc của hạnh phúc có sự tác động qua lại với nhau.

Bảng 4: Điểm trung bình các nhân tố thang đo cảm nhận hạnh phúc và độ lệch chuẩn

Các nhân tố Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Hạnh phúc cảm xúc 4,00 1,17 Hạnh phúc xã hội 3,30 1,14 Hạnh phúc tâm lý 3,87 1,03 Cảm nhận hạnh phúc chung 3,70 0,93

Bảng trên có thể nhận thấy cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở mức trung bình. Trong đó có thể thấy hạnh phúc cảm xúc và tâm lý trội hơn một chút so với hạnh phúc xã hội.

Bảng 5: Cảm nhận hạnh phúc chủ quan MHC – SF của sinh viên (N = 360)

Trong tháng vừa qua, bạn trải qua hoặc cảm thấy những điều sau với tần xuất nào ...

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

1. Bạn cảm thấy hạnh phúc 3,80 1,35 2. Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 4,22 1,32 3. Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 4,0 1,37 4. Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì

đó quan trọng cho xã hội 2,74 1,41 5. Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng 3,60 1,53

(một nhóm xã hội, hay làng quê, lối xóm)

6. Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn

cho tất cả mọi người 3,18 1,56 7. Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt 3,70 1,46 8. Bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý

nghĩa với bạn 3,31 1,60 9. Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân

cách của bạn 3,88 1,34

10. Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách

nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn. 3,80 1,30 11. Bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ

tin tưởng và ấm áp với những người khác 4,14 1,30 12. Bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để

phát triển và trở thành người tốt hơn 3,74 1,30 13. Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện

những ý tưởng và quan điểm riêng của bạn 3,70 1,37 14. Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng

và có ý nghĩa. 4,0 1,42

Toàn thể thang đo 3,70 0,93

Theo bảng số liệu trung bình của thang đo cảm nhận hạnh phúc chủ quan MHC – SF có thể thấy rằng, các item nổi bật hơn cả như: item số 2 (bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống), item số 3 (bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống), item số 11 (bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác) và item số 14 (bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và có ý nghĩa) là có điểm trung bình cao hơn cả, ở mức trung bình khá trong tháng đánh giá cảm nhận hạnh phúc chủ quan MHC – SF.Trong đó, item 2 và 3 thuộc hạnh phúc cảm xúc, item 11 và 14 thuộc hạnh

phúc tâm lý. Qua đó có thể thấy đươc sinh viên ít nhiều có tần suất cảm nhận hạnh phúc hơn khi họ được trải nghiệm cảm xúc cá nhân và riêng tư so với hạnh phúc xã hội.

Bảng 6: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (N = 360)

Giới tính Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Hạnh phúc cảm xúc Nam 4,07 1,12 Nữ 3,86 1,21 Hạnh phúc xã hội Nam 3,44 1,23 Nữ 3,08 1,00 Hạnh phúc tâm lý Nam 3,94 1,04 Nữ 3,80 1,01

Hạnh phúc nói chung Nam 3,80 0,97 Nữ 3,56 0,87

Kết quả phân tích T – test cho thấy, không có sự khác biệt quá lớn về giới trong cảm nhận hạnh phúc. Nhìn chung, mức độ cảm nhận hạnh phúc của cả 2 giới ở mức trung bình khá đối với sinh viên.

So sánh theo điều kiện kinh tế

Hạnh phúc tâm lý Cảm nhận hạnh phúc chung

Biểu đồ 1: Mức độ cảm nhận hạnh phúc của các nhóm từ “nghèo” đến “giàu”

Qua 4 sơ đồ trên có thể nhận ra một xu hướng tất yếu rằng, mức sống càng tăng thì hạnh phúc cũng vì thế mà tăng theo. Từ đó có thể thấy, những sinh viên với mức sống thấp không thể cảm nhận hạnh phúc với tần suất cao như sinh viên có mức sống trung bình hay trên trung bình, biểu hiện rõ nhất trong hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc nói chung. Điều này cho thấy rằng kinh tế vẫn đóng một phần tất yếu và quan trọng quyết định hạnh phúc cá nhân. Bên cạnh đó, có điều hết sức thú vị đó là hạnh phúc cảm xúc trong một số trường hợp mức sống cao hơn chưa chắc sự “hài lòng và yêu thích cuộc sống” đã đem lại cho họ sự hạnh phúc vì có thể cách họ tận hưởng hạnh phúc cuộc sống như nào mới là điều quan trọng.

Tổng kết lại có thể thấy thang đo hạnh phúc chủ quan MHC – SF có độ tin cậy cao, tương quan giữa các nhân tố là chặt chẽ với nhau. Từ đó có thể sử dụng để đánh giá về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học tại Việt Nam. Ngoài ra, mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở mức trung bình khá, trong đó nổi bật hơn cả là hạnh phúc cảm xúc và hạnh phúc tâm lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)