Lòng tự trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 32 - 35)

Tầm quan trọng của các thành viên trong nhóm xã hội đối với tự ý thức của cá nhân và hành vi xã hội được thừa nhận rõ ràng trong lý thuyết đồng nhất xã hội (Tajfel, 1982; Tajfel & Turner, 1979, 1986; Turner, 1982), điều thừa nhận rằng tự ý thức cá nhân có hai khía cạnh riêng biệt. Một là về tính đồng nhất cá nhân, bao gồm trong đó các thuật ngữ cụ thể về cá nhân như năng lực, tài năng và tính thân mật. Khía cạnh khác về tính đồng nhất xã hội được định nghĩa như là “phần (bộ phận - part) của tự ý thức cá nhân có nguồn gốc từ tri thức của anh ta về tư cách hội viên của mình trong nhóm xã hội (hay nhiều nhóm – groups) gắn kết với ý nghĩa về mặt giá trị và cảm xúc gắn bó với hội viên” (Tajfel, 1981, p.255). Dựa trên lý thuyết về tính đồng nhất xã hội, nhóm xã hội là một tập hợp của các cá nhân khi họ nhận thấy bản thân mình như là thành viên trong cùng tầng lớp xã hội. Vì thế nên đồng nhất xã hội có thể bắt nguồn từ sự đa dạng của các hội viên trong nhóm dựa trên chủng tộc, giới và nghề nghiệp. Nhưng ngược lại, tính đồng nhất cá nhân muốn nói đến các cá nhân quan niệm về bản thân họ như thế nào, đồng nhất xã hội thì muốn nói tới họ quan niệm về các nhóm xã hội mà họ thuộc về ra sao.

Tajfel và Turner sử dụng thuật ngữ đồng nhất xã hội là bộ phận của tự ý thức cá nhân dựa trên các thành viên trong các nhóm xã hội hay các tầng lớp xã hội. Trong thuật ngữ của Mĩ thì điều này thường được nói đến như là đồng nhất tập thể, trong khi đồng nhất xã hội được sử dụng để nói đến phạm vi liên cá nhân và vai trò xã hội.

Cheek và cộng sự (Cheek, 1989; Cheek, Underwood, & Cutler, 1985) đưa ra một sự phân biệt rõ ràng 3 khía cạnh của tính đồng nhất: Cá nhân, xã hội và tập thể. Tính đồng nhất cá nhân bao hàm trong đó các giá trị riêng của cá nhân, ý tưởng, mục đích, cảm xúc v.v.v. Đồng nhất xã hội thì khác biệt so với cái được gọi là đồng nhất xã hội trong lý thuyết về tính đồng nhất xã hội, ở đây muốn nói đến cái tôi trong mối quan hệ với người khác (ví dụ: phạm vi liên cá nhân), liên quan đến tính phổ biến, sự hấp dẫn thu hút, sự nổi tiếng và phong cách riêng. Tính đồng nhất tập thể giống như Tajfel và Turner trong lý thuyết của hai ông về tính đồng nhất xã hội, đó là về các khía cạnh của tự ý thức cá nhân liên quan đến chủng tộc, bối cảnh sắc tộc, tôn giáo và xúc cảm (feelings) khi thuộc về một cộng đồng và những thứ tương tự như vậy.

Các lý thuyết tâm lý học xã hội khác về lòng tự trọng nhấn mạnh nhiều hơn vào chủ nghĩa cá nhân hay cá nhân, các khía cạnh về sự tự ý thức. Một vài tác giả tranh luận rằng các cá nhân đấu tranh để duy trì, bảo vệ và nâng cao hình ảnh cái tôi tích cực (Greenwald, 1980; Jones, 1973; Taylor & Brown, 1988; Tesser & Campbell, 1983; Wills, 1981). Xu hướng tự nâng cao bản thân (self-enhancement) này được nhận thấy trong sự đa dạng về các hành vi xã hội và nhận thức (xem Taylor & Brown, 1988 để đánh giá lại). Bằng chứng gần đây chỉ ra rằng lòng tự trọng cá nhân là người điều tiết quan trọng về xu hướng này và đó là cá nhân có lòng tự trọng cao, hầu hết có khả năng tham dự vào việc tự nâng cao bản thân hay các thành kiến vị kỷ (xu hướng tư lợi – self-serving biases (Alloy & Abramson, 1979, 1982; Crocker, Thompson, McGraw, &Ingerman, 1987; Tennen & Herzberger, 1987). Không như các cá nhân có lòng tự trọng thấp, họ có xu hướng cho thấy quan điểm hoàn toàn không chân thật về cái tôi, các ảo tưởng về sự kiểm soát, và sự lạc quan phi hiện thực về tương lai (xem Taylor & Brown, 1988, để xem xét).

Các cá nhân có lòng tự trọng thấp, ngược lại tranh luận để bảo vệ bản thân hơn (xem Baumeister, Tice, & Hutton, 1989).

Lý thuyết đồng nhất xã hội gợi ý rằng lòng tự trọng cá nhân và tập thể là liên hệ với nhau bởi vì chúng có tính phổ quát, hay được chia sẻ, cái lõi trong tự ý thức – cả hai đều góp phần mở rộng một ý thức toàn diện của giá trị, hay sự chắc chắn của ý thức cá nhân nói chung (xem ví dụ Tajfel & Turner, 1986).

Khái niệm của lòng tự trọng tập thể có thể hàm ý về sự đa dạng của các lĩnh vực tâm lý xã hội và hiện tượng, bao gồm trong đó cam kết và hành vi tổ chức, sự tham gia chính trị và sự điều chỉnh tâm lý.

Theo như mô hình ba phần của cái tôi (Brewer & Gardner, 1996), cái tôi bao gồm ba khía cạnh: cá nhân, quan hệ, và tập thể. Do đó mà các cá nhân có thể đạt được ý thức về sự tự đại (self-worth) thông qua các thuộc tính cá nhân của họ (lòng tự trọng cá nhân), mối quan hệ với những người quan trọng (lòng tự trọng quan hệ), hay là thành viên trong một nhóm xã hội (lòng tự trọng tập thể).

Nghiên cứu gần đây đã phân biệt ba khía cạnh khác nhau của cái tôi: cá nhân, quan hệ, và dân tộc (Brewer & Chen, 2007; Brewer & Gardner, 1996). Cái tôi cá nhân nhắc đến tự ý thức về bản thân (self-concept) đã được phân biệt hóa và cá nhân hóa, nhấn mạnh vào tính đơn nhất. Cái tôi quan hệ là muốn nói đến tự ý thức bản thân được hình thành trong mối liên kết với những người quan trọng (ví dụ như gia đình và những người bạn tốt nhất). Cái tôi tập thể nói đến tính tự ý thức bản thân được xây dựng trong mối quan hệ với các nhóm xã hội (ví dụ như quốc gia, sắc tộc).

Lòng tự trong cá nhân đề cập đến việc làm thế nào mà mỗi cá nhân hiểu được bản thân họ và các thuộc tính cá nhân của họ như là năng lực và tài năng (Rosenberg, 1965). Phần lớn từ các nghiên cứu đã được tiến hành trên lòng tự

trọng cá nhân phát hiện thấy lòng tự trọng cá nhân có mối quan hệ tích cực với sức khỏe tinh thần, hạnh phúc và khả năng làm việc sáng tạo và hiệu quả ( xem Taylor & Brown , 1988). Nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tự trọng tập thể (Luhtanen & Crocker, 1992) về việc làm cách nào mà các cá nhân hiểu được bản thân họ đối với giá trị mà họ đặt vào trong nhóm xã hội của mình. Lòng tự trọng tập thể được tìm thấy trong sự liên kết với thành kiến nhóm (ingroup bias) (ví dụ, Crocker & Luhtanen, 1990) và hạnh phúc tâm lý (ví dụ, Crocker, Luhtanen, Blaine & Broadnax, 1994; Zhang, 2005). Tuy nhiên, có một sự khan hiếm về nghiên cứu đối với lòng tự trọng quan hệ.

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy lòng tự trọng quan hệ có xu hướng đóng vai trò quan trọng hơn lòng tự trọng tập thể, đặc biệt là trong các nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể (Brewer & Chen, 2007)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn nhấn mạnh chủ yếu đến “lòng tự trọng cá nhân” được hiểu là sự chấp nhận hay hài lòng với những giá trị của bản thân, có sự đánh giá tích cực về chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)