CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 42 - 52)

2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Từ tháng 06/2016 đến tháng 10/2016 Mục đích

Tìm hiểu ban đầu lý thuyết về hạnh phúc chủ quan (subjective well- being), tính ái kỷ (narcissism) và lòng tự trọng (self-esteem). Khám phá ra các chiều cạnh của khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thao tác hóa khái niệm để tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên hạnh phúc, ái kỷ và lòng tự trọng. Các nghiên cứu đi trước của các tác giả trong nước và ngoài nước là công cụ hữu ích trong việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là các tài liệu, bài báo đề cập rõ nét đến đề tài.

Nhiệm vụ

Thu thập và xây dựng công cụ đo lường cho vấn đề nghiên cứu. Lọc ra các quan điểm mới lạ, độc đáo và công cụ đo lường hữu dụng thông qua phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực sao cho phù hợp với đề tài và bối cảnh tại địa bàn nghiên cứu. Tổng hợp các tài liệu cơ bản, xem xét tiến trình nghiên cứu của vấn đề từ trước đến nay.

Giai đoạn 2: Tìm kiếm và lựa chọn công cụ

1. Thang đo cảm nhận hạnh phúc Mục đích

Đo lường cảm nhận hạnh phúc chủ quan (subjective well-being) của mỗi cá nhân dựa trên một công cụ đo lường đã được xây dựng bởi các tác giả nước ngoài và đã được sử dụng tốt hiện nay, đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực trên mỗi nền văn hóa khác nhau.

Bộ công cụ nghiên cứu được xây dựng để trả lời cho câu hỏi “Nói chung, bạn hài lòng về cuộc sống của mình như thế nào?”. Chỉ số hạnh phúc cá nhân (Personal Well-being Inventory) được xây dựng dựa trên thang đo chất lượng toàn diện của cuộc sống (Comprehensive Quality of Life - ComQol) (Cummins, McCabe, Romeo & Gullone, 1994).

Thang đo Phổ sức khoẻ tinh thần đầy đủ (Mental Health Continuum - Long Form) bao gồm 40 mệnh đề, được xây dựng dựa trên thang đo sự cân bằng cảm xúc của Bradburn (1969), thang đo sức khoẻ tâm lý của Ryff (1995) và thang đo sức khoẻ xã hội của Keyes (1998). Trong đó có 7 mệnh đề đo hạnh phúc cảm xúc, 18 mệnh đề đo 6 chiều cạnh của hạnh phúc tâm lý (mỗi chiều cạnh 3 mệnh đề), 15 mệnh đề đo 5 chiều cạnh của hạnh phúc xã hội (mỗi chiều cạnh 3 mệnh đề). Thang đầy đủ đã được kiểm định (xem Ryff, 1989; Ryff & Keyes, 1995; Keyes, 1998) và được sử dụng trong hàng trăm nghiên cứu trong khoảng hai thập kỷ vừa qua, và việc sử dụng chúng như là một thước đo của sức khỏe tâm thần tổng thể tích cực lần đầu tiên được giới thiệu bởi Keyes (2002) và gần đây được tóm lược lại trong các cuốn sách mới hơn của chính tác giả (Keyes, 2007).

Thang Phổ sức khoẻ tinh thần rút gọn (Mental Health Continuum – Short Form; viết tắt là MHC-SF) gồm 14 mệnh đề, được chọn từ thang gốc, như những đại diện tiêu biểu nhất cho từng khía cạnh của hạnh phúc nói chung. Ba mệnh đề đã được chọn để đại diện cho hạnh phúc cảm xúc, sáu mệnh đề đã được lựa chọn để đại diện cho hạnh phúc tâm lý, và năm mệnh đề đã được lựa chọn để đo hạnh phúc xã hội.

Thang đo bắt đầu bằng lời đề nghị: Xin hãy trả lời các câu hỏi dưới đây về việc bạn cảm thấy thế nào trong tháng qua, và lựa chọn các phương án từ

tuần 2,3 lần; Gần như hàng ngày; Hàng ngày cho mỗi mệnh đề. Thang MHC-SF nhằm đánh giá tần suất con người trải nghiệm những biểu hiện tích cực ở mức nào, và lấy đó để đo mức độ hạnh phúc cảm xúc, tâm lý và xã hội. 2. Thang đo tính ái kỷ

Mục đích

Đo lường tính Ái kỷ (Narcissism) trên hai phạm vi chính: Cá nhân và tập thể dựa trên một công cụ đo lường đã được xây dựng bởi các tác giả nước ngoài và đã được sử dụng tốt hiện nay, đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực trên mỗi nền văn hóa khác nhau.

Thang đo

Raskin và Hall (1979) xây dựng Thang đo nhân cách ái kỷ gồm 54 items, dùng để đo lường tính ái kỷ như một nét nhân cách. Mặc dù thang đo này được xây dựng dựa trên các tiêu chí của DSM-III, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng chỉ có những biểu hiện thái quá của các hành vi này mới được coi là tính ái kỷ bệnh lý, các dạng thức không mang tính cực đoan của tính ái kỷ chỉ được coi là một nét nhân cách (Raskin & Hall, 1979). Nhận định này cũng được các tác giả khác ủng hộ, ví dụ Pincus và Lukowitsky (2010) đã nhận định rằng NPI (Narcissistic Personality Inventory) nên được dùng như một thước đo ái kỷ bình thường chứ không phải các nét nhân cách ái kỷ bệnh lý.

Năm 1988, Raskin và Terry đã rút gọn thang đo còn 40 items. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, thang NPI-40 items có tương quan rất chặt và có cấu trúc tương đương với thang gốc NPI-54 items (Raskin & Terry, 1988). Thang NPI-40 items (Raskin & Terry, 1988) được cho là thang đo tự báo cáo tốt nhất, đảm bảo tính khách quan, để đo lường tính ái kỷ như là một nét nhân cách (Emmons, 1984).

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh cấu trúc của thang đo NPI. Ban đầu các tác giả thiết kế thang đo với 7 thành tố: uy quyền (authority), kiêu ngạo

(self-sufficiency), vượt trội (superiority), phô bày (exhibitionism), lợi dụng (exploitativeness), ngưỡng mộ bản thân (vanity), đòi quyền hưởng lợi (entitlement) (Raskin và Hall, 1979). Sau đó, trong nghiên cứu của mình, Emmons đã sử dụng các phép phân tích thống kê và chứng minh rằng nên nhóm các items của thang NPI thành 4 nhóm để đo lường 4 yếu tố thì phù hợp hơn, đó là: lợi dụng/ đòi hỏi quyền lợi (exploitiveness/ entitlement), lãnh đạo/ uy quyền (leadership/ authority), ưu thế/ ngạo mạn (superiority/ arrogance), và vị kỷ/ tự ngưỡng mộ (self-absorption/ self-admiration). Tác giả cũng tìm ra rằng, ngoài yếu tố lợi dụng/ đòi hỏi quyền lợi, thì tất cả các yếu tố còn lại đều có mối tương quan chặt chẽ với lòng tự trọng (Emmons, 1984).

3. Thang đo lòng tự trọng Mục đích

Đo lường lòng tự trọng (Self-esteem) trên 3 phạm vi chính: Cá nhân, quan hệ và tập thể dựa trên một công cụ đo lường đã được xây dựng bởi các tác giả nước ngoài và đã được sử dụng tốt hiện nay, đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực trên mỗi nền văn hóa khác nhau.

Thang đo

Công cụ đo 43 item về lòng tự trọng tập thể ban đầu được cung cấp đầu tiên cho 83 khách thể vào thời điểm ban đầu họ tham gia thực nghiệm bởi Crocker và Luhtanen (1990), cùng với thang đo tự trọng của Rosenberg (1965) và bảng câu hỏi nhân khẩu học. Thang đo Rosenberg được sử dụng rộng rãi và là công cụ đo lường có hiệu lực tốt về lòng tự trọng cá nhân toàn cầu với độ tin cậy test-retest lớn hơn 0.80 (xem Rosenberg, 1965; Wylie, 1974). Để rút ngắn thang đo tổng thế nặng nề này, 4 item được chọn lựa cho mỗi tiểu thang đo, dẫn đến thang đo tổng thể cuối cùng về lòng tự trọng tập thể với 16 item. Item cho 4 tiểu thang đo được lựa chọn trên nền tảng tải trọng cao nhất về yếu tố phù hợp.

Thông qua một cách tiếp cận quan hệ để xây dựng thang đo về lòng tự trọng (Brown, 1983). Có hai kiểu mối quan hệ: gia đình và bạn bè, và hai quan điểm về đánh giá: giá trị của một người trong mối quan hệ với những người quan trọng khác và giá trị của những người quan trọng khác. Do đó, thang đo xuất hiện như là một cấu trúc 2 x 2 và chứa trong đó 8 items (2 item trong mỗi ngăn). Ngoài ra, cách diễn đạt của các item được bắt chước theo thang đo tự trọng Rosenberg (Rosenberg, 1965) bởi vì thang đo của Rosenberg đã cho thấy độ tin cậy và độ hiệu lực tốt xuyên văn hóa.

Giai đoạn 3: Khảo sát thực tiễn

Từ tháng 08/2016 đến tháng 11/2016 Mục đích, yêu cầu

Thu thập số liệu trên nhóm khách thể là sinh viên (18-25 tuổi). Các sinh viên trả lời trực tiếp trên bảng hỏi đã được sắp xếp theo nhà nghiên cứu, trả lời lần lượt các câu hỏi đánh giá mức độ suy nghĩ, cảm nhận của mỗi cá nhân với từng thang đo về cảm nhận hạnh phúc, ái kỷ và lòng tự trọng.

Thiết kế nghiên cứu

Điều tra một lần theo lát cắt ngang Mẫu chọn

360 sinh viên các trường: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, Trường Đại Học Xây Dựng, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại học Bách Khoa.

- Giai đoạn 4: Xử lý và phân tích dữ liệu - Giai đoạn 5: Viết báo cáo khoa học

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

(1)Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích

Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Tổng quan chung về các quan điểm, luận điểm về cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng. Đưa ra các phương pháp, công cụ nghiên cứu phù hợp với mẫu khách thể sinh viên Việt Nam.

Các tài liệu nghiên cứu dựa trên các bài báo uy tín trong nước: “Tạp chí Tâm lý học” Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn và tạp chí nước ngoài như: “Tâm lý học Xã hội và Nhân cách” của “Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ” (American Psychological Association – APA).

Các tài liệu khái thác thông tin định tính và định lượng từ lý thuyết và số liệu thống kê các tác giả đưa ra, phân tích về cảm nhận hạnh phúc, ái kỷ và lòng tự trọng. Các tài liệu với mục tiêu hướng tới là đo lường cảm nhận hạnh phúc xuyên văn hóa, phân tích cấu trúc độ hiệu lực của thang đo về tính ái kỷ và mối quan hệ của nó với cảm xúc, đo lường lòng tự trọng, giá trị của cái tôi trong mối quan hệ và tập thể.

Đối với cảm nhận hạnh phúc cần nắm vững khái niệm hạnh phúc chủ quan (subjective well-being), các yếu tố cấu thành (hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc xã hội). Về ái kỷ (narcissism) cần tìm hiểu quan điểm của những tác giả đi trước như S. Freud và các tác giả sau này khi xây dựng các thang đo đánh giá Ái kỷ như: TAT, Rorschach, DSM…Khi bàn về lòng tự trọng (Self-esteem) cần quan tâm tới lý thuyết đồng nhất, từ đó xây dựng nên các quan điểm về tự ý thức bản thân, cái tôi cá nhân, cái tôi quan hệ, và cái tôi tập thể mang giá trị văn hóa, xã hội.

(2)Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

 Cảm nhận hạnh phúc

Thang đo Phổ sức khoẻ tinh thần - MHC (Mental Health Continuum) đánh giá hạnh phúc chủ quan của con người. Dựa trên quan niệm hạnh phúc (well-being) là sự khoẻ mạnh về tinh thần, kế thừa các mô hình và thang đo

sức khoẻ tinh thần của các tác giả đi trước, Keyes (1998, 2002) đã xây dựng thang đo này.

Thang Phổ sức khoẻ tinh thần rút gọn (Mental Health Continuum – Short Form; viết tắt là MHC-SF) gồm 14 mệnh đề, được chọn từ thang gốc, như những đại diện tiêu biểu nhất cho từng khía cạnh của hạnh phúc nói chung. Ba mệnh đề đã được chọn để đại diện cho hạnh phúc cảm xúc, sáu mệnh đề đã được lựa chọn để đại diện cho hạnh phúc tâm lý, và năm mệnh đề đã được lựa chọn để đo hạnh phúc xã hội.

Thang đo bắt đầu bằng lời đề nghị: Xin hãy trả lời các câu hỏi dưới đây về việc bạn cảm thấy thế nào trong tháng qua, và lựa chọn các phương án từ

Không lần nào; 1, 2 lần trong tháng; Khoảng mỗi tuần 1 lần; Khoảng mỗi tuần 2,3 lần; Gần như hàng ngày; Hàng ngày cho mỗi mệnh đề. Thang MHC-SF nhằm đánh giá tần suất con người trải nghiệm những biểu hiện tích cực ở mức nào, và lấy đó để đo mức độ hạnh phúc cảm xúc, tâm lý và xã hội.

Nếu dùng thang đo này để đo các mức độ sức khỏe tinh thần, thì nó được đánh giá và phân loại tương tự như cách đánh giá và chẩn đoán các giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Cảm nhận hạnh phúc được đánh giá ở mức cao khi cá nhân trải qua ít nhất một trong ba dấu hiệu của hạnh phúc cảm xúc, và ít nhất sáu trong số mười một dấu hiệu của hạnh phúc xã hội và tâm lý ở mức “hàng ngày” hoặc “hầu hết các ngày” trong tháng vừa qua. Cảm nhận hạnh phúc ở mức thấp khi cá nhân trải qua ít nhất một dấu hiệu của hạnh phúc cảm xúc, và ít nhất sáu trong số mười một dấu hiệu của hạnh phúc xã hội và tâm lý ở mức “không bao giờ” hay “một lần hoặc hai lần” trong tháng vừa qua. Những người có mức độ cảm nhận hạnh phúc ở giữa hai mức cao và thấp được đánh giá là có cảm nhận hạnh phúc ở mức vừa phải (xem Keyes, 2002, 2005a, 2007).

Thang MHC - SF đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong khoảng hai thập kỷ gần đây. Thang đo đã được tác giả Trương Thị Khánh Hà dịch sang tiếng Việt, điều tra thử, chỉnh sửa và sử dụng để khảo sát trong nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: “Thang đo hạnh phúc chủ quan MHC- SF, phiên bản tiếng Việt, có thể sử dụng trong nghiên cứu mức độ hạnh phúc của người trưởng thành ở Việt Nam. Thang đo có độ tin cậy cao, có cấu trúc ba nhân tố rõ ràng, và có độ tin cậy bên trong mỗi nhân tố chấp nhận được ở mức tốt. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thang đo và tham khảo các khoảng điểm trung bình cho các mức độ hạnh phúc nêu trên để so sánh với các nghiên cứu tiếp theo” [3].

 Tính ái kỷ

Raskin và Hall (1979) xây dựng Thang đo nhân cách ái kỷ gồm 54 items, dùng để đo lường tính ái kỷ như một nét nhân cách. Mặc dù thang đo này được xây dựng dựa trên các tiêu chí của DSM-III, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng chỉ có những biểu hiện thái quá của các hành vi này mới được coi là tính ái kỷ bệnh lý, các dạng thức không mang tính cực đoan của tính ái kỷ chỉ được coi là một nét nhân cách (Raskin & Hall, 1979). Nhận định này cũng được các tác giả khác ủng hộ, ví dụ Pincus và Lukowitsky (2010) đã nhận định rằng NPI (Narcissistic Personality Inventory) nên được dùng như một thước đo ái kỷ bình thường chứ không phải các nét nhân cách ái kỷ bệnh lý.

Năm 1988, Raskin và Terry đã rút gọn thang đo còn 40 items. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, thang NPI-40 items có tương quan rất chặt và có cấu trúc tương đương với thang gốc NPI-54 items (Raskin & Terry, 1988). Thang NPI-40 items (Raskin & Terry, 1988) được cho là thang đo tự báo cáo tốt nhất, đảm bảo tính khách quan, để đo lường tính ái kỷ như là một nét nhân cách (Emmons, 1984).

Thang đo Nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Inventory – NPI) 40 item (Raskin và Terry, 1998). Thang đo đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cùng với các thủ tục dịch ngược. Những người tham gia trả lời theo thang likert 7 bậc từ 1 = Rất không đúng đến 7 = Rất đúng.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn ra 22 items với độ tin cậy Alpha của Cronbach = 0,84.

 Lòng tự trọng

Lòng tự trọng cá nhân. Lòng tự trọng cá nhân được đo lường bằng thang đo tự trọng của Rosenberg (Rosenberg, 1965) bao gồm 10 items chẳng hạn như “tôi nhận thấy tôi có một số đức tính tốt” và “tôi có một thái độ tích cực đối với chính bản thân tôi”.

Trả lời tất cả 10 item đã được chọn lọc tạo ra trên thang đo Likert 7 điểm từ 1 = Rất không đúng đến 7 = Rất đúng.

(3)Phương pháp xử lý dữ liệu

Đề tài nghiên cứu sử dụng phép phân tích nhân tố (Factor Analysis) với phép xoay Varimax (Varimax with Kaiser Normalization) cho thang đo cảm nhận hạnh phúc (MHC – SF) được thể hiện trong bảng 1: Bảng ma trận xu hướng items – nhân tố thang đo cảm nhận hạnh phúc.

Sử dụng phép phân tích thống kê độ tin cậy; phân tích T-test, Anova; công cụ tính toán điểm trung bình và độ lệch chuẩn; so sánh tương quan (Pearson r) giữa các thành tố của cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng.

Tiểu kết chương 2

Công tác tổ chức nghiên cứu trải qua 3 giai đoạn chính. Nghiên cứu lý luận với mục đích cần đạt được là tìm hiểu sơ bộ về lý thuyết và khái niệm về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)