Luận điểm lý thuyết về lòng tự trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 38 - 39)

Nghiên cứu gần đây đã phân biệt ba khía cạnh khác nhau của cái tôi: cá nhân, quan hệ, và tập thể (Brewer & Chen, 2007; Brewer & Gardner, 1996). Cái tôi cá nhân nhắc đến tự ý thức về bản thân (self-concept) đã được phân biệt hóa và cá nhân hóa, nhấn mạnh vào tính đơn nhất. Cái tôi quan hệ là muốn nói đến tự ý thức bản thân được hình thành trong mối liên kết với những người quan trọng (ví dụ như gia đình và những người bạn tốt nhất). Cái tôi tập thể nhắc đến tính tự ý thức bản thân được xây dựng trong mối quan hệ với các nhóm xã hội (ví dụ như quốc gia, sắc tộc).

Tương ứng ba khía cạnh khác nhau của cái tôi (ví dụ, cá nhân, quan hệ, và tập thể) Các cá nhân có thể đánh giá sự tự đại của họ trong mối quan hệ với 3 khía cạnh này (Breckler & Greenwald, 1986). Động cơ đánh giá liên kết với cái tôi cá nhân, quan hệ và tập thể có thể nhắc đến lần lượt như là lòng tự trọng cá nhân, lòng tự trọng quan hệ và lòng tự trong tập thể. Lòng tự trong cá nhân đề cập đến việc làm thế nào mà mỗi cá nhân hiểu được bản thân họ và các thuộc tính cá nhân của họ như là năng lực và tài năng (Rosenberg, 1965). Phần lớn từ các nghiên cứu đã được chỉ đạo dựa trên lòng tự trọng cá nhân và nó đã được tìm thấy rằng lòng tự trong cá nhân có mối quan hệ tích cực với sức khỏe tinh thần, hạnh phúc và khả năng làm việc sáng tạo và hiệu quả ( xem Taylor & Brown , 1988). Nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của lòng tự trọng tập thể (Luhtanen & Crocker, 1992) ám chỉ đến làm cách nào mà các cá nhân hiểu được bản thân họ đối với giá trị mà họ đặt vào trong nhóm xã hội của mình. Lòng tự trọng tập thể được tìm thấy trong sự liên kết với thành kiến nhóm (ingroup bias) (ví dụ, Crocker & Luhtanen, 1990) và hạnh phúc tâm lý (ví dụ, Crocker, Luhtanen, Blaine & Broadnax,

1994; Zhang, 2005). Tuy nhiên, có một sự khan hiếm về nghiên cứu đối với lòng tự trọng quan hệ.

Lòng tự trọng quan hệ được đánh giá trên thang đo bao gồm 2 khía cạnh cơ bản: (1) một sự kết hợp với gia đình và bạn bè tốt nhất như là những người quan trọng và (2) giá trị của một cá nhân trong mối quan hệ với những người quan trọng khác và giá trị của những người quan trọng. Về khía cạnh đầu tiên, những người quan trọng phần lớn được giới hạn trong gia đình và bạn bè tốt nhất (Chen, Boucher & Tapias, 2006; Markus & Kitayama, 1991). Nhận thức về mối quan hệ ấm áp với phụ huynh và đồng nghiệp (ví dụ, sự gắn bó cha mẹ và đồng nghiệp) đã được tìm thấy có mối liên hệ tích cực với lòng tự trọng (Armsden & Greenberg, 1987; Greenberg, Siegel & Leitch, 1983).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)