Luận điểm lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 35 - 37)

Sự hài lòng của cuộc sống được định nghĩa như là một sự biểu trưng nhận thức của hạnh phúc chủ quan và có một đặc điểm chung (Diener, 1984). Theo Diener, Horowitz và Emmons (1985) sự hài lòng cuộc sống là một quá trình phê phán được quy định bởi “một sự so sánh hoàn cảnh của một người với những gì được cho là tiêu chuẩn phù hợp”. Các PWI đánh giá các khía cạnh nhận thức của hạnh phúc chủ quan bằng cách đo sự hài lòng của cuộc sống trong các lĩnh vực khác nhau (Cummins, Eckersley, Pallant, Van Vugt, & Misajon, 2003), cụ thể là: (1) mức sống, (2) sức khỏe cá nhân, (3 ) thành

tựu cuộc đời, (4) các mối quan hệ cá nhân, (5) an toàn cá nhân, (6) kết nối cộng đồng, (7) sự an toàn trong tương lai, và (8) tôn giáo và tâm linh.

Luận điểm thứ 2 đó là từ tác giả khác là Keyes (1998, 2002) định nghĩa hạnh phúc chủ quan là sự nhận thức và đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mình, về các trạng thái cảm xúc (affective states), về các chức năng tâm lý và xã hội (psychological and social funtioning) của bản thân. Theo cách hiểu của Keyes, hạnh phúc (well-being) chính là sự khoẻ mạnh về tinh thần, thể hiện ở những cảm xúc tích cực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống, bao gồm 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội (Keyes, 2002) [3].

Hạnh phúc cảm xúc (Emotional well-being) thể hiện qua một loạt những dấu hiệu biểu hiện trạng thái cảm xúc tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc được đo bằng những trạng thái cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng với cuộc sống nói chung [3].

Hạnh phúc tâm lý (Psychological well-being) thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân; mối quan hệ tích cực với những người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu trong cuộc sống; làm chủ môi trường xung quanh; tự chủ. Người hạnh phúc về mặt tâm lý là người hài lòng với hầu hết những gì ở bản thân, có những mối quan hệ ấm áp và tin tưởng, tin bản thân mình sẽ phát triển thành người tốt hơn, có định hướng trong cuộc sống, có thể làm chủ môi trường nhằm thoả mãn nhu cầu, và làm chủ những quyết định của bản thân (Ryff, 1989; Ryff & Keyes, 1995) [3].

Hạnh phúc xã hội (Social well-being) thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân và với môi trường xã hội xung quanh. Trong khi hạnh phúc tâm lý được đánh giá thông qua những tiêu chí mang tính cá nhân và riêng tư, thì hạnh phúc xã hội lại được đánh giá qua những tiêu chí mang tính công khai và xã hội: sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hoá xã hội; sự hoà nhập

xã hội; sự chấp nhận xã hội; và sự đóng góp cho xã hội. Con người cảm thấy hạnh phúc về mặt xã hội khi họ thấy sự vận hành của xã hội là có ý nghĩa và có thể hiểu được; xã hội có tiềm năng cho con người phát triển; cảm thấy họ thuộc về cộng đồng và được cộng đồng chấp nhận; cảm thấy họ chấp nhận phần lớn những gì trong xã hội; cảm thấy sự đóng góp của mình cho xã hội (Keyes, 1998) [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)