Những điểm tƣơng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)

Giữa Việt Nam- học tập những giá trị của chính sách kinh tế mới với nước Nga Xơ viết- áp dụng chính sách kinh tế mới có khá nhiều điểm tương đồng cần phải xét tới. Về cơ bản, chính vì có những điểm tương đồng này mà Việt Nam mới thấy chính sách kinh tế mới của Lênin có một vai trị quan trọng để phát triển đất nước.

Thứ nhất: Điểm tương đồng đầu tiên ta có thể nhận ra là cả nước Nga Xô viết

và Việt Nam trước khi áp dụng hay học tập chính sách kinh tế mới đều đã trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài.

Nước Nga đã phải trải qua 7 năm nội chiến và can thiệp của đế quốc. Việt Nam trải qua 30 năm chiến tranh (1945- 1975).

Nước Nga non trẻ vừa mới ra đời đã phải đương đầu với bảy năm chiến tranh chống đế quốc và nội chiến. Thời gian tạm ngừng chiến chỉ đủ cho nước Nga Xô viết thu dọn lại đống đổ nát, củng cố lại đội hình vũ trang để tiếp tục chiến đấu. Bởi vậy, cuộc chiến tranh ấy không chỉ tàn phá nền kinh tế nước Nga Xơ viết mà cịn làm cho

nhân dân mệt mỏi vô cùng. Sau chiến tranh, ước tính 1/4 tài sản quốc gia bị huỷ hoại, công nghiệp năm 1920 so với 1917 giảm 4 lần. Tổng sản lượng nông nghiệp năm 1921 giảm sút 40% so với năm 1913. Khối lượng vận chuyển hàng hoá sau chiến tranh chỉ cịn 20% so với trước đó. Ngun liệu cho sản xuất cơng nghiệp không đủ, hàng tiêu dùng khan hiếm, giá cả tăng vọt đã dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Với những khó khăn như trên, nước Nga Xơ viết thực sự cần phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục.

Việt Nam đã phải trải qua 30 năm chiến tranh, gấp hơn 4 lần so với nước Nga Xô viết, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, được nhân dân thế giới biết đến là một dân tộc anh hùng, một đất nước anh hùng. Sau chiến tranh, nước ta được độc lập hoàn tồn, non sơng thu về một mối, kẻ thù khơng còn trên đất nước. Tuy nhiên sau chiến tranh, đất nước cũng hoang tàn, đổ nát. Nếu Lênin cho rằng nước Nga Xơ viết ra khỏi chiến tranh được ví như người bị đánh khắp mình mẩy, đánh gần chết thì Việt Nam, với 30 năm chiến tranh, thì thiệt hại khơng sao kể xiết. Chúng ta chỉ cần tính mỗi người dân miền Bắc Việt Nam phải gánh chịu 45,5kg boom đạn do giặc Mỹ ném xuống, trên diện tích 1km vng phải chịu 6 tấn boom. Mức độ này hơn nhiều so với một số quốc gia cũng phải chịu cảnh chiến tranh như : trong cuộc chiến tranh thế giới lần hai, nước Đức mỗi người dân phải chịu 27kg boom đạn, trên 1km vuông phải chịu 5,4 tấn boom đạn. Ở nước Nhật, mỗi người dân phải gánh chịu 1,6kg boom đạn, trên diện tích 1km vng phải chịu 0,43 tấn boom đạn.

Như vậy, Việt Nam và nước Nga Xô viết tuy ở hai thời đại khác nhau, khác nhau về mức độ và sự khốc liệt của chiến tranh nhưng có chung một điểm giống nhau là cả hai nước đều thoát khỏi chiến tranh một cách thắng lợi. Nhưng hậu quả để lại vơ cùng nặng nề và địi hỏi một sự nỗ lực lớn của cả nhân dân và nhà nước để xây dựng lại đất nước.

Thứ hai : Kinh tế cả hai nước đều chưa phát triển khi bước vào thời kỳ quá độ

và kéo theo là đời sống của nhân dân cịn rất khó khăn, trình độ dân trí thấp. Giai cấp cơng nhân cịn chiếm số lượng chưa đông đảo, giai cấp nông dân chiếm phần đông dân số.

Nước Nga và Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH thì kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu và giai cấp nông dân là thành phần đông đảo. Ở Nga, nông dân chiếm 82,4% dân số, kinh tế nông nghiệp chiếm 51,4% thu nhập quốc dân. Cịn ở Việt Nam, nơng dân chiếm 70% dân số, nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung, tự cấp.

Ở Nga đã có mầm mống của CNTB nhưng chưa phát triển, còn nền kinh tế Việt Nam thì chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, sản xuất nhỏ, chưa qua giai đoạn phát triển TBCN. Bên cạnh đó, nền cơng nghiệp cịn thiếu ngun nhiên liệu cũng như máy móc để khai thác nên cịn đình đốn và khơng phát triển. Hầu hết cả hai nước còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế nhưng chưa có đủ điều kiện hoặc khơng có chính sách khuyến khích, ưu tiên phát triển.

Chính vì kinh tế khó khăn, khủng hoảng, thiếu thốn lại bị chiến tranh tàn phá nặng, do đó cuộc sống của người dân đa phần là khó khăn, cơ cực, nhất là người cơng nhân. Tình hình xã hội lúc này cũng vơ cùng phức tạp, bất ổn, nhiều hiện tương tiêu cực nảy sinh, nhiều tệ nạn xuất hiện khiến đời sống nhân dân càng thêm cơ cực, túng quẫn.

Thứ ba: Cả hai nước khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH đều có những

bước đi, chính sách sai lầm dẫn đến sự khủng khoảng của nền kinh tế.

Ở nước Nga, có một số người coi chính sách "cộng sản thời chiến" là một sai lầm chủ quan dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế của nước Nga sau chiến tranh. Tuy nhiên, phải khẳng định lại rằng nó chỉ là một chính sách bắt buộc trong thời kỳ chiến tranh. Lênin đã nhiều lần khẳng định như vậy và chúng ta cũng đồng ý như thế. Nó là một chính sách tình thế và tất nhiên, nếu đem soi nó với quy luật khách quan thì nó chưa phản ánh đúng tính tất yếu của quy luật khách quan, không phản ánh đúng yêu cầu của hiện thực kinh tế. Lúc này, nó chỉ có một yêu cầu là phục vụ chiến tranh. Bởi vậy, có thể nói nó là một sai lầm biết trước nhưng khơng thể có biện pháp nào khác trong thời kỳ đó.

Ở Việt Nam, đó là một sai lầm hồn tồn chủ quan, duy ý chí, là một sự rập khn máy móc mơ hình phát triển của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô thời bấy giờ: mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung, quan liêu, bao cấp. Mơ hình này đã góp phần làm cho cả một hệ thống CNXH lâm vào khủng hoảng và sụp đổ vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, điều đáng nói là cả hai nước khi nhận ra sai lầm thì đều dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa sai lầm đó, đề ra các chính sách phát triển đất nước phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)