Những thành tựu đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 94)

Sau hơn 26 năm đổi mới, đất nước có những chuyển mình to lớn. Có một số

quan điểm so sánh sự phát triển của nước ta với các nước khác có cùng xuất phát điểm về cải cách kinh tế- xã hội là chậm hơn, còn nhiều vấn đề nan giải. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách khách quan cũng nhưng khơng qua khắt khe khi đánh giá những thành tựu của đất nước, phải thừa nhận rằng Việt Nam đã trải qua một thời gian quá dài với số lượng người chết vì chiến tranh và nạn đói q lớn, là một tổn thất lớn cho việc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng gần như bị " băm nát". Công việc giáo dục đào tạo thế hệ tương lai tuy đã được coi trọng nhưng do chiến tranh, đói nghèo nên ln bị gián đoạn khiến nhiều người khơng được giáo dục, cũng làm "thất thốt" một số lượng nhân tài xây dựng đất nước. Vậy mà qua 26 năm đất nước đã có nhiều đổi thay, thắng lợi. Nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Một là về kinh tế: Với chính sách kinh tế đúng đắn đã thúc đẩy GDP tăng

nhanh: bình quân những năm 1986-1990 là 3,9%, 1991- 1995 là 8,2%, 1996-2000 là 7%, 2001-2005 là 7,5% và 2006-2010 là 7,2%. Riêng năm 2011, trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, song với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, cũng như sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng GDP trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt 5,7%, cả năm ước đạt 6%. GDP tính theo đầu người năm 1986 là 202 USD, 1991 là 235 USD, 2001 là 417 USD, 2008 là 1.030 USD và 2010 là 1.160 USD. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 so với năm 2000 theo giá thực tế gấp 3,26 lần; thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu gấp 5 lần; tuổi thọ bình quân tăng từ 67 tuổi lên 72,8 tuổi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001- 2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm 2006- 2010, tổng

vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch để ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 146,8 tỉ USD, gấp 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001- 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,3 lần so với mục tiêu để ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 17,5%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD.

Tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Trong nơng nghiệp, sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Nhà nước cũng đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dưng cơ sở hạ tầng cho nông thôn, phát triển và đưa vào những giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ cơng nghiệp…đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm xố đói, giảm nghèo. Việc kiện tồn các cơng ty, thí điểm thành lập các tập đồn kinh tế nhà nước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006- 2010, doanh nghiệp nước ta tăng hơn 2,3 lần về số doanh nghiệp và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến. Đảng và Nhà nước cũng tíêp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, các đường lối, chủ trương đổi mới tiếp tục được thể chế hố thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển.

Hai là về xã hội: Khi xét mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị,

chính là xét mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng (cơ sở kinh tế) với kiến trúc thượng tầng (đời sống xã hội, thiết chế xã hội). Vì vậy, khi nói đến kết quả về mặt kinh tế không thể tách rời những kết quả đạt được về mặt xã hội. Sau 26 năm đổi mới, về mặt xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Chỉ số phát triển con người luôn ở mức cao. Nếu năm 1995 chỉ số của Việt Nam là 0,539 xếp hàng 120/ 170 thì các năm sau càng cao hơn, vị trí thứ hạng cao hơn. Năm 2008 chỉ số là 0,733 xếp thứ 100.177 nước, thuộc nhóm trung bình cao. Năm 2011, Việt Nam đứng thứ 128/187 nước. Như vậy, trong hơn 20 năm qua, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng thêm 37%. Trong đó, tăng trưởng kinh tế, cụ thể là tăng trưởng thu nhập đã góp phần lớn nhất. Trong khi đó, chỉ số y tế và giáo dục còn thấp đang làm chậm tiến bộ chung của Việt Nam. Mức chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam có thể so sánh với các nước trong khu vực nhưng chất lượng giáo dục lại thấp hơn. Điều này địi hỏi chính phủ cần tập trung giải quyết vấn đề này. Các

chính sách của nhà nước như xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có cơng, chính sách an sinh xã hội đạt được kết quả tích cực. Trong 5 năm (2005- 2010) đã giải quyết cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%.

Hệ thống an sinh xã hội từng bước được hoàn thiện, đối tượng được mở rộng, chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội ngày càng được nâng cao. Hơn 9,4 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chiếm 18% lực lượng lao động; 53 triệu người tham gia bảo hiểm y tế; 80% đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội được hưởng trợ cấp xã hội của Nhà nước và của cộng đồng nên đời sống được ổn định và hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc tăng lên. Đảng và Nhà nước đã tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trị giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Các cấp ủy đảng, chính quyền lắng nghe, tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau.

Nhà nước cũng có nhiều cải cách để đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Quốc hội tiếp tục được kiện tồn về tổ chức, có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống phát luật được bổ sung. Hoạt động giám sát đã tập trung vào những vấn đề bức xúc, quan trọng nhất của đất nước. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh, giảm đầu mối theo hướng tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Cán bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giảm từ 29 xuống cịn 22. Tập trung quản lý vĩ mô và giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật phịng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo tích cực, đạt một số kết quả. Nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đang từng bước được kiềm chế.

Chúng ta có thể mượn lời của Jack Thompson trong bài viết tựa đề " Thời của con rồng Việt" đăng trên nguyệt san " Afique- Asie" tháng 9 năm 2007 để khẳng định vị thế của Việt Nam: " Các đế quốc Pháp, Mỹ, Trung Quốc và cả chủ nghĩa cộng sản khoa trương đã ra đi, nay là thời đại của con Rồng Việt Nam, theo một kiểu mới vừa lượn trên thị trường chứng khoán của chủ nghĩa tư bản phóng tung, vừa duy trì sự kiểm sốt ngặt nghèo của một đảng duy nhất. Đây là một con Rồng đang gào thét,

vào ngày 11/1 vừa qua đã bước qua ngưỡng cửa của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này…Việt Nam đã có bước đi vang dội vào vũ đài toàn cầu hoá…Chưa đầy 20 năm, Việt Nam không những đã thốt khỏi nạn đói mà cịn trở thành một cường quốc nông- công nghiệp: là nhà sản xuất gạo thứ hai trên thế giới…Việt Nam gần như đã trở thành miền cực lạc, miền đất hứa của tồn cầu hóa" [20,2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)