Phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 69)

Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu. Ở Việt Nam, khi chuyển sang kinh tế thị trường vấn đề về sở hữu là vấn đề quan trọng nhất. Điều này địi hỏi chính trị phải làm sao có được những chính sách đúng đắn để vừa đảm bảo khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhưng vẫn điều khiển được kinh tế đó đi đúng con đường tiến lên CNXH

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Đảng ta đã chủ trương đẩy nhanh quan hệ sản xuất đi trước một bước so với trình độ của lực lượng sản xuất và cho rằng quan hệ sản xuất phát triển sẽ kéo theo cả lực lượng sản xuất cùng phát triển. Do nhận thức như vậy nên mặc dù lực lượng sản xuất của đất nước cịn ở trình độ nghèo nàn, lạc hậu nhưng chúng ta lại tập trung vào đẩy mạnh phát triển quan hệ sản xuất, thay vì giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Bởi vậy, chúng ta đã nhanh chóng, xố bỏ các hình thức sở hữu phi XHCN, chỉ cịn tồn tại hai loại hình sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân. Trên thực tế, các hình thức sở hữu khác vẫn cịn đang tồn tại và cịn có những điều kiện cho nó tồn tại. Thời kỳ này " người ta đã từng mơ ước và say sưa rao giảng về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa "trong sạch", "thuần khiết", một chủ nghĩa xã hội phát triển chỉ cịn lại hai loại hình sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập

thể"[9,20]. Vì mơ ước như vậy người ta đã đặt ra mục đích là phải làm nhanh, cải tạo nhanh các loại hình sở hữu khác để cuối cùng chỉ còn lại hai loại hình sở hữu.

Như vậy, nhiều người đã coi CNXH là đẩy mạnh cơng hữu hố, tập thể hố tư liệu sản xuất và coi tư liệu sản xuất là của chung, thuộc về tất cả mọi người trong điều kiện của Việt Nam hiện nay là một sự bình đẳng, một sự cơng bằng. Chính vì quan niệm như vậy, chúng ta đã cố gắng biến sở hữu cá thể, sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng bằng cách tập trung vào tập thể trong một thời gian ngắn. Cụ thể, ở miền Bắc, phong trào đưa những người sản xuất nhỏ là nông dân, thợ thủ công vào các hợp tác xã bắt đầu từ năm 1958 đến cuối năm 1960 đã được coi là căn bản hồn thành. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đại hội lần IV của Đảng (1976) cũng xác định đến năm 1980 hồn thành về cơ bản cơng cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam. Trong đại hội IV (1976) và đại hội V (1982) của Đảng ln coi việc xố bỏ sở hữu tư bản, sở hữu cá thể là thiết lập sở hữu cơng cộng là nhiệm vụ trọng tâm. Chính tư tưởng nóng vội đó đã đẩy đến chỗ coi trọng chiếm hữu hư vơ khơng có thực của tồn dân về tư liệu sản xuất. Tất cả tư liệu sản xuất là thuộc về mọi người nhưng cũng không của riêng ai. Điều này lại gắn với một trình độ rất thấp kém về nhiều mặt như cơng cụ lao động lạc hậu, trình độ người lao động cịn thấp gây nên nhiều hậu quả như: tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng hết sức lãng phí, người lao động đối xử với những tư liệu sản xuất với thái độ thờ ơ, vơ chủ, thậm chí với cả cơng việc của mình khiến năng suất lao động khơng cao. Bên cạnh đó " đầu óc tư hữu", vụ lợi đối với sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể đã phát sinh, người lao động thực chất đã mang nặng tư tưởng của người làm công, làm thuê cho nhà nước, dẫn tới tình trạng năng suất lao động bị giảm sút. Ở mức độ nhất định, các quan hệ sở hữu này đã kìm hãm năng lực sáng tạo, khả năng nắm bắt nhạy bén và khát vọng vươn lên của người lao động"[15,68]. Như vậy, hậu quả của việc công hữu hố triệt để khơng chỉ để lại những hậu quả nặng nề về mặt kinh tế, mà nguy hiểm hơn là để lại những tư tưởng ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, kém năng động, thiếu sáng tạo, rất khó thay đổi.

Việt Nam thành cơng khi giành được chính quyền, chính quyền đã thuộc về tay giai cấp công nhân, Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta đã bắt tay ngay vào cơng cuộc đầu tiên là xố bỏ ngay chế độ tư hữu, xố bỏ ngay những hình thức sở hữu có thể đẻ ra CNTB. Chúng ta đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng về nhận thức. Bởi để xố bỏ được chế độ tư hữu thì chỉ trong điều kiện "cá nhân được phát triển toàn diện, bởi vì những hình thức giao tiếp và lực lượng sản xuất hiện có là tồn

diện, và chỉ những cá nhân được phát triển toàn diện mới có thể chiếm hữu được chúng"[43,643-644]. Trong "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản", khi được hỏi liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không, Ănghen đã trả lời rằng: " Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu…sẽ

chỉ cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào đã cải tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì đó mới thủ tiêu được chế độ tư hữu"[44,469]. Như vậy, cần phải có một trình độ lực lượng sản xuất thực sự phát triển, phải có những cá nhân được phát triển một cách tồn diện thì mới có thể nói đến xoá bỏ chế độ tư hữu. Ănghen cho rằng nên cải tạo dần dần xã hội cũ tức là cần phải thận trọng trong từng bước đi.

Nhưng xoá bỏ chế độ tư hữu khơng phải là xố bỏ hồn tồn các hình thức sở hữu. Mác và Ănghen đã nhấn mạnh rằng: " Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai quyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác"[41,562].

Sau này, Lênin cũng hoàn toàn nhất quán và trung thành với quan điểm về vấn đề sở hữu của Mác và Ănghen. Người chủ trương xố bỏ chế độ tư hữu nhưng đó là biện pháp dần dần, khơng thể nóng vội. Lênin đã quyết định xây dựng nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần ở nước Nga, điều đó đủ để chứng tỏ việc xố bỏ chế độ tư hữu trong thời kỳ xây dựng CNXH là không thể làm ngay được mà phải lợi dụng nó phục vụ cho sự phát triển. Lênin nhấn mạnh "Ta có thể và ta cần biết sử dụng tất cả mọi hình thức kinh tế, q độ, có thể có, vì đó là điều cần thiết để tăng cường mối liên hệ giữa nông dân và giai cấp vô sản, để phục hưng ngay nền kinh tế quốc dân trong một nước bị tàn phá và kiệt quệ, để khắc phục công nhân, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những biện pháp mới, rộng rãi hơn và sâu sắc hơn, như điện khí hố"[61,282].

Mọi điều kiện cho sự xố bỏ ngay chế độ tư hữu là khơng hề có và tư tưởng phát triển quan hệ sản xuất đi trước một bước so với trình độ của lực lượng sản xuất là trái quy luật và kết quả của nó chính là sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xơ và Đơng Âu, chính là sự ráo riết phải đổi mới, để chống lại khủng hoảng của các nước XHCN. Bởi vì, tương ứng với việc xố bỏ các hình thức sở hữu phi XHCN, các thành phần kinh tế phi XHCN, làm cho nền kinh tế trở nên đơn điệu, thị trường thiếu tính cạnh tranh, sản xuất thiếu động lực thúc đẩy của lợi ích. Thành phần kinh tế nhà nước và tập thể làm ăn không hiệu quả, thua lỗ và trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước.

Kế thừa quan niệm đó, Đại hội VI, Đại hội đánh dấu mốc cho sự đổi mới của nước ta đã lấy việc nhận thức lại mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất coi đó là điều đầu tiên quan trọng nhất. Đại hội VI trên cơ sở phê phán những sai lầm của cơ chế cũ đã khẳng định: " phải nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống quy luật khách quan, trong đó các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội ngày càng chi phối mạnh mẽ phương hướng phát triển của xã hội"[107,29]. Cố Tổng bí thư Trường Chinh- người tiên phong của cơng cuộc đổi mới đã cho viết lại toàn bộ bản báo cáo đại hội VI với tinh thần sửa sai, nhận thức lại và đổi mới toàn diện đất nước, đi những bước táo bạo mà nhiều người không ngờ tới.

Đảng ta đã đưa ra bước đột phá đầu tiên và có quan hệ mật thiết tới các bước cịn lại đó là nhận định phải " xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" [107,44] và " kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: Lực lượng sản xuất bị kìm hãm khơng chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình nước ta phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn."[107,58].

Đảng đã nhận thức được đúng quy luật và làm theo quy luật khách quan. Từ đó, Đảng thừa nhận trong thực tiễn, đất nước cịn nhiều loại hình sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, trong đó sở hữu cơng cộng, thành phần kinh tế XHCN ln giữ vị trí chủ đạo, chi phối trong nền kinh tế quốc dân. Đảng ta cũng nhận thức rằng trong xã hội cịn nhiều người có sức lao động, nhưng chưa có việc làm và cũng khơng thể đưa tất cả những người làm ăn cá thể vào các tổ chức kinh tế tập thể trong thời gian ngắn, cũng như khơng thể quốc hữu hố một cách ồ ạt.

Đến đại hội VII, Đảng ta đã tiến thêm một bước là đi liền với việc thừa nhận các thành phần kinh tế, Đảng còn chủ trương " phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa". Trong đó, các thành phần kinh tế được phát huy hết khả năng. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng. Kinh tế cá thể cịn có phạm vi tương đối lớn, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho xã hội, do pháp luật quy định. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức. Kinh tế gia đình cũng được khuyến khích phát triển mạnh nhưng không phải là một thành phần kinh tế độc lập. Các hình thức sở

hữu hỗn hợp và đan kết nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng. Các tổ chức kinh tế tự chủ và liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VII, lần đầu tiên khẳng định cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế.

Đến đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định chắc chắn hơn về việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã nêu ra một nhận thức mới về vấn đề sở hữu khi khẳng định: "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc" [108,87] và thừa nhận rằng từ nhiều các hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tồn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.

Đai hội IX một lần nữa khẳng định rằng tuy ta đang xây dựng kinh tế thị trường nhưng công hữu vẫn phải là nền tảng của chế độ kinh tế XHCN, bên cạnh đó phát huy tối đa khả năng sản xuất của các thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội. Vấn đề sở hữu, Đảng cũng khẳng định "chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một q trình phát triển kinh tế- xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải từ thực tiễn tìm tịi, thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu cơng cộng nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung với bước đi vững chắc. Tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo hướng định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội"[108,87].

Đại hội XI của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh thế giới có nhiều biến chuyển khá phức tạp, bên cạnh nhiều thời cơ cịn có rất nhiều thách thức, nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của Nhà nước, trong đó có "Diễn biến hồ bình" và " Tự diễn biến". Tuy nhiên, Đảng vẫn khẳng định phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tập thể khơng ngừng được củng cố. Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế vẫn là nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Như vậy, chúng ta có thể khẳng định một số vấn đề sau :

Một là : Trên lĩnh vực kinh tế, dựa vào thực tiễn đất nước, việc đổi mới trước

hết được thực hiện bằng cách chuyển nền kinh tế dựa trên sở hữu đơn nhất sang nền kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở đa dạng hố các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế. Sự chuyển đổi đó chính từ nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ở nước ta, lực lượng sản xuất cịn ở trình độ chậm phát triển, tính xã hội hố của lực lượng sản xuất cịn thấp và khơng đồng đều. Thích ứng với trạng thái đó thì cần phải một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng, đó là quan hệ sản xuất với đa hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.

Đảng tiến hành đổi mới trên lĩnh vực quan hệ sản xuất nhưng vẫn luôn khẳng định sở hữu nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước ln giữ vị trí, vai trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều này thể hiện quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng luôn giữ vững định hướng XHCN. Vấn đề này luôn được nêu ra trong các kỳ Đại hội của Đảng, như một sự khẳng định rằng nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế định hướng XHCN cho nên sở hữu tập thể phải ln giữ vị trí chủ đạo, khơng thể là sở hữu tư nhân hay thành phần kinh tế khác giữ vị trí này. Để đảm bảo cho nền kinh tế này phát triển theo định hướng XHCN thì thành phần kinh tế nhà nước phải tự lực vươn lên cùng với thành phần kinh tế tập thể trở thành nền tảng cho chế độ XHCN. Tuy vậy, " vai trò chủ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)