Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 91)

Đảng ta từ việc nhận thức mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, thấy được vai trị của kinh tế, phát triển kinh tế thì chính trị cũng được ổn định, đồng thời đổi mới chính trị phù hợp với sự phát triển kinh tế để kinh tế phát triển hơn nữa.

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là do đã vận dụng sai, nóng vội mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Liên Xơ khi cải tổ đã bắt đầu bằng chiến lược tăng tốc trong nền kinh tế, trong kỹ thuật và công nghệ, trong việc thay đổi các chính sách xã hội. Tuy nhiên khơng thấy có hiệu quả vì lối quản lý kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp làm giảm hiệu quả nền kinh tế. Nhìn thấy vấn đề đó, Liên Xơ lại chuyển từ cải tổ kinh tế sang cải tổ chính trị, thay đổi, xáo trộn các tổ chức bộ máy và nhân sự trong lãnh đạo

ở cấp cao, rồi cơng khai hố, dân chủ hố đã không cân nhắc kỹ lưỡng dẫn tới rối loạn, hỗn loạn làm thức dậy các thế lực cực đoan, phá hoại, bới tung quá khứ, trối bỏ truyền thống mà người ta gọi là sự phỉ báng lịch sử, ném đá vào lịch sử, đòi xét lại chủ nghĩa Mác- Lênin, phê phán Lênin…Những vấn đề trên đã báo hiệu những nguy cơ tiềm ẩn của đổ vỡ. Kết cục đúng là như vậy và nó đến một cách đồng loạt và nhanh chóng.

Như vậy, nhận thức được mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị khơng khó bằng vận dụng nó vào thực tiễn ln vận động, biến đổi. Bởi vậy, trong quá trình đổi mới kinh tế và chính trị cần phải thật thận trọng, cân nhắc.

Ở Việt Nam, đổi mới kinh tế mà trước hết là đổi mới tư duy chính trị về kinh tế, đã có những bước đi đúng đắn, hợp quy luật, kích thích kinh tế phát triển. Có đổi mới về kinh tế mới tạo được các điều kiện cơ bản để giữ vững ổn định chính trị- xã hội và tiến hành đổi mới chính trị thuận lợi, thậm chí từ việc đổi mới về kinh tế mới có thể biết được rõ trong chính trị cần đổi mới những gì và đổi mới theo hướng nào.

Tuy vậy, đổi mới kinh tế cần phải từng bước đi liền với đổi mới chính trị. Bởi chính trị là kinh tế cơ đọng lại. Đổi mới chính trị, đảm bảo ổn định chính trị sẽ làm cho kinh tế phát triển hơn, kinh tế đi đúng hướng hơn. Do đó, Đại hội VIII đảng ta đã từ quan hệ kinh tế và chính trị, đã đúc kết thành một trong sáu bài học "kết hợp chặc chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị" [107,458]. Trong đó, Đảng ta khẳng định Đảng bắt đầu đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Từ đổi mới đó mới bắt đầu các cơng cuộc đổi mới khác. Trong đó, đổi mới kinh tế được ưu tiên để tạo tiền đề, vật chất để đảm bảo ổn định chính trị, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. Từ đây, Đảng ta đã có những đổi mới trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, cơng bằng xã hội.

Chính trị là một lĩnh vực phức tạp, là lĩnh vực quyền lực mà gắn với quyền lực là lợi ích chính trị, là tương quan giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Do đó, nếu xảy ra khủng hoảng chính trị thì xã hội sẽ hỗn loạn, kinh tế mất ổn định, người dân khơng n tâm lao động sản xuất. Vì vậy, khi đổi mới chính trị cần thận trọng, thực hiện từng bước đi vững chắc. Nhiều nước đã thành công trong các cải cách kinh tế nhưng lại rơi vào khủng hoảng khi cải cách chính trị do có những sai lầm trong chính trị. Lênin đã cảnh báo " khơng có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó khơng thể nào giữ vững được sự thống trị của mình và do đó, cũng khơng

thể hồn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất"[59,350] và " buộc phải khơng có những nguy cơ về chính trị và những sai lầm chính trị"[59,352]. Những sai lầm chính trị mất rất nhiều thời gian để khắc phục.

Vậy, đổi mới chính trị có những phức tạp riêng của nó so với kinh tế vì nó liên quan trực tiếp đến ý thức hệ của Đảng và xã hội, đến tổ chức bộ máy quyền lực, thể chế, đặc biệt là những ràng buộc pháp lý bởi hiến pháp và pháp luật đang hiện tồn. Do đó, Đảng và Nhà nước ta ln xác định đổi mới chính trị phải từng bước, thận trọng, khơng chủ quan, nóng vội và duy ý chí.

Khi nói tới vai trị của chính trị đối với sự phát triển kinh tế trước hết chinh trị lãnh đạo kinh tế mà tôn trọng được cái "cốt lõi tự nhiên" của sự vận động và phát triển kinh tế sẽ làm cho kinh tế phát triển và tạo điều kiện ổn định xã hội. Đảng ta đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Thực tế cho thấy, thực tiễn sự vận động kinh tế đã quyết định tới sự thay đổi chính trị mà trước hết là tư duy chính trị về kinh tế và từ đó đưa ra các chính sách thay đổi, phát triển kinh tế. Từ việc thay đổi tư duy chính trị về kinh tế, đồng thời với những thay đổi về kinh tế, địi hỏi chính trị mà cơ bản là hệ thống chính trị cũng khơng thể khơng thay đổi để từ đó tiến tới ổn định và phát triển xã hội.

Để ổn định và phát triển xã hội, ngoài sự thay đổi tư duy chính trị về kinh tế đã nói ở trên thể hiện qua việc thay đổi, đổi mới chính sách về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì Đảng từng bước tập trung đổi mới hệ thống chính trị.

Trong thời kỳ quá độ, một xã hội cịn nhiều giai cấp, nhiều hình thức sở hữu và tương ứng là có nhiều lợi ích kinh tế khác nhau thì chính trị phải có sự thay đổi để phù hợp, đảm bảo ổn định, công bằng trong xã hội, phát triển kinh tế. Để đáp ứng u cầu đó thì Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện một số vấn đề sau.

Thứ nhất: Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước

Ngay từ những ngày đầu đổi mới, cùng với chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mà sau này tới đại hội IX, Đảng khẳng định Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và cần phải đổi mới, tổ chức hoạt động của nhà nước. Bởi theo quan điểm biện chứng, một khi cơ sở kinh tế đã thay đổi thì kinh tế thị trường mà cơ bản là thể chế của nó là Đảng, Nhà nước cũng phải thay đổi cho phù hợp nếu khơng sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, lâu dài sẽ làm xã hội khủng hoảng đe doạ đến sự tồn tại của nhà nước XHCN. Tuy nhiên việc thay đổi không phải là việc làm một sớm một chiều. Việc xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều

thành phần đồng nghĩa với việc thực tiễn đòi hỏi hai vấn đề: một là mở rộng dân chủ trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, hai là mở rộng đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.

Những yêu cầu mới của thực tiễn trong tình hình mới, trên cơ sở kinh tế đã đổi khác gần như hồn tồn so với trước năm 1986, địi hỏi có sự thay đổi trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo hướng dân chủ và pháp quyền, tức là tất cả phải lấy pháp luật làm căn cứ để phát triển kinh tế, xã hội một cách hợp lý, đúng đắn.

Khi thực tiễn kinh tế thay đổi thì nếu muốn Nhà nước tồn tại thì cơ chế quản lý của nó cũng phải thay đổi để phản ánh đúng thực tiễn, vừa giúp cho kinh tế phát triển, vừa giữ vững được sự ổn định chính trị của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên, theo Lênin khi muốn cải cách bộ máy nhà nước thì cần phải hiểu đúng thực chất của vấn đề "về mặt này, không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc xung phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ một trong những đức tính tốt đẹp nhất nào của con người"[62,443]. Chỉ hành động khi nào đã suy nghĩ chín chắn và thận trọng, am hiểu cặn kẽ vấn đề chứ không thể hấp tấp vội vàng, bên cạnh đó quan trọng là " cần phải hiểu biết bộ máy đó phải được cải tổ như thế nào"[61,509].

Cải cách bộ máy nhà nước là nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên lý do dẫn đến cải cách bộ máy nhà nước cũng chính là từ những mục đích nó đang hướng tới là vấn đề kinh tế. Lênin đã nhận định: "muốn quản lý được tốt…phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn. Đó là nhiệm vụ

khó khăn nhất, vì vấn đề là phải tổ chức theo phương thức mới những cơ sở sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế của đời sống của hàng chục và hàng chục triệu con người"[53,209-210]. Như vậy, tuy việc quản lý gắn trực tiếp với hoạt động chính trị nhưng trong thời kỳ quá độ thì các nhiệm vụ chính trị lại giữ địa vị phụ thuộc so với các nhiệm vụ kinh tế. Do đó, chính thực tiễn kinh tế địi hỏi nhà nước phải có những nhiệm vụ thuần tuý kinh tế, tức là tổ chức lại nền kinh tế.

Những chức năng cụ thể mà nhà nước chủ yếu là định hướng sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thiết lập khn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất qn để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt; khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân; quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm sốt tồn bộ hoạt động kinh tế, xã hội. Chuyển sang thời kỳ mới tức là nhà nước ta bỏ lối quản lý nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ. Đó là nền kinh tế với lối quản lý là nhà nước không chỉ quản lý vĩ mô nền

kinh tế mà còn quản lý ở tầm vi mơ tức là can thiệp sâu vào q trình sản xuất của nền kinh tế. Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống, quyết định việc sản xuất gì, sản xuất như thế nào, sản lượng bao nhiêu, bán cho ai, giá cả thế nào, lỗ lãi được ấn định ra sao. Bên cạnh đó nhà nước cũng từ bỏ kế hoạch hoá theo hệ thống sản phẩm vật chất tức là các mục tiêu kế hoạch, nhiệm vụ kế hoạch, chỉ tiêu kế hoạch, cân đối kế hoạch được xác định trên cơ sở sản xuất vật chất (không chú trọng giá trị gia tăng), phân phối hiện vật ( khơng chú trọng thị trường), tự khép kín ( không chú trọng kinh tế đối ngoại). Tất cả những phương pháp quả lý cũ của nhà nước đều làm kìm hãm nền kinh tế, khiến kinh tế trì trệ, chậm phát triển, các tiềm năng tiềm lực của nó khơng được khuyến khích và dần bị thui chột đi. Trong thời kỳ mới, tư duy là phải phát triển kinh tế, tháo gỡ những rào chắn cho nền kinh tế để quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Vai trò của nhà nước trong việc xắp xếp các yếu tố của lực lượng sản xuất, các yếu tố của quan hệ sản xuất rồi mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sao cho phụ hợp, lại phát huy tối đa vai trò của từng yếu tố, là vơ cùng quan trọng. Nói như giáo sư Trần Nhâm thì vai trị của nhà nước chẳng khác nào người cầm lái. Cụ thể hơn, xét về mặt kinh tế, trên chiếc thuyền kinh tế ấy có nhiều người bơi chèo và chỉ có một người điều khiển. Vai trị của người điều khiển ở đây là làm sao cho các tay chèo phải chèo cùng một lúc, cùng một hướng và cùng theo nhịp hơ thì con thuyền mới tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc về phía trước được. Điều đó có nghĩa là để cho con thuyền kinh tế phát triển thì cần có sức mạnh của các tay chèo và lối chỉ huy, mệnh lệnh đúng đắn của người điều khiển. Nếu kết hợp không khéo, không đúng, chỉ cần một tay chèo lạc nhịp thôi cũng đủ làm tốc độ thuyền chậm lại và nếu nó xảy ra liên hồn thì con thuyền sẽ mất phương hướng và có thể lật nhào. Các tay chèo đó chính là các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các lĩnh vực xã hội và người chỉ huy là Nhà nước thì mới thấy rõ những tịch cực, tiêu cực của quản lý nhà nước ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội như thế nào.

Trước đây, trong nền kinh tế cũ, nhà nước vừa là người chỉ huy vừa là người cầm chèo tức là can thiệp vào việc cầm chèo. Điều này tất nhiên không chỉ làm cho nhà nước kém tập trung vào việc chỉ huy mà cịn khơng thể có sức để chèo thuyền tức là can thiệp sau vào các vấn đề kinh tế, xã hội. Điều này dẫn đến việc nhà nước sẽ loay hoay trong vòng luẩn quẩn, chỉ giữ cho con thuyền đỡ chịng chành thơi chứ khơng làm cho nó tiến lên được là bao vì sức mạnh thực sự của nó khơng được phát huy, thậm chí là khơng cho phát huy.

Sang thời kỳ mới, nhận thấy được vai trị đó, nhà nước ta nhận định chỉ là người quản lý vĩ mô, định hướng kế hoạch chứ không can thiệp sâu vào kinh tế. Cần tách bạch vai trò của nhà nước. Quản lý vĩ mơ nền kinh tế thì nhà nước mới có điều kiện tập trung sức chú ý vào việc đề ra những chiến lược có tầm rộng lớn, bám sát phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của thực tiễn.

Cũng có người cho rằng trong thời kỳ đổi mới, vai trò của nhà nước phải thực sự giảm đi để nhường chỗ cho sự phát triển thị trường một cách tự do, để cho các doanh nghiệp tự bộc lộ sức mạnh của mình, quyết định việc sản xuất. Nói như vậy là khơng đúng. Khơng có một nền kinh tế nào mà lại khơng có sự can thiệp của nhà nước. Chúng ta nên nhớ, thời kỳ kinh tế thị trường phát triển một cách tự do đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng thừa gây lãng phí như thế nào, điển hình là cuộc khủng hoảng của các nước phương Tây những năm 20- 30 của thế kỷ XIX. Sau cuộc khủng hoảng đó, các nước phương Tây đã phê phán chủ nghĩa tự do kinh tế và chuyển sang tôn sùng sự can thiệp của nhà nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trị của nhà nước càng trở nên đặc biệt quan trọng trong vấn đề chèo lái nền kinh tế đi đúng hướng. Có những lĩnh vực cần thiết có sự tác động, tham gia sâu của nhà nước như vấn đề đưa ra chiến lược phát triển, xác định các chính sách quản lý nền kinh tế vĩ mô, điều tiết thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Các doanh nghiệp thường làm tốt hơn ở những việc như các nhiệm vụ kinh tế, đổi mới, nhân rộng những thí điểm thành cơng, thích ứng mau lẹ với thị trường, nhanh chóng xố bỏ những hoạt động khơng hiệu quả, lỗi thời.

Nhà nước định hướng nền kinh tế đầu tiên là bằng việc đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Lần đầu tiên tại Việt Nam, ba chiến lược phát triển kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)