Bảo đảm phát triển kinh tế với công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 77)

Phát triển kinh tế là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người trong một năm. Một số nước có thể sử dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia); NNP (tổng sản phẩm quốc gia ròng); NNI (thu nhập quốc gia ròng).

Tăng trưởng, phát triển kinh tế có ý nghĩa vơ cùng quan trọng với sự phát triển của một quốc gia, nó tạo tiền đề vật chất để từ đó giải quyết các vấn đề khác, đặc biệt là các vấn đề như xố đói, giảm nghèo, đảm bảo công ăn việc làm cho người dân…

Trong thời đại tồn cầu hóa, các nước, đặc biệt là các nước nghèo, có nhiều cơ hội để tăng tốc độ phát triển kinh tế, theo kịp với các nước giàu trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung đều lựa chọn tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu.

Công bằng là một khát vọng "mang tính bản năng của con người"[2,105]. Con người từ xa xưa đã mong muốn xây dựng, tìm kiếm một xã hội công bằng. Đây là một khái niệm cịn nhiều tranh cãi và có nhiều quan niệm khác nhau vì nó mang tính triết lý và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chính trị, đạo đức, tâm lý. Theo Ngân hàng Thế giới, công bằng xã hội là công bằng trong các cơ hội cho mọi người. Có khái niệm cịn nhấn mạnh cơng bằng xã hội là công bằng trong các quan hệ giữa cá nhân với xã hội và giữa các cá nhân về cống hiến, hưởng thụ, quyền lợi và nghĩa vụ. Có khái niệm thì cho rằng cơng bằng xã hội là các giá trị định hướng cho quan hệ giữa các thành viên trong chế độ về vật chất và tinh thần. Tổng kết lại, ta có thể hiểu công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bằng trong phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội.

Vậy công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội. Những thước đo chủ yếu về công bằng xã hội là: chỉ số phát triển con người (HDI); Đường cong Lorenz; Hệ số GINI; mức độ nghèo khổ; mức độ thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người…

Cơng bằng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Nếu khơng có cơng bằng ở một chừng mực nhất định sẽ gây ra phản ứng

tiêu cực từ các đối tượng chịu thiệt thòi và hạn chế sự phát triển dài hạn của xã hội. Khơng có cơng bằng cịn phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực từ phía các đối tượng được hưởng lợi quá nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển dài hạn của đất nước. Bởi vậy, ngày nay có nhiều cuộc chiến tranh của các thành viên trong xã hội cũng là nhằm đòi hỏi một sự công bằng vẫn thường xuyên xảy ra ở các quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế và cơng bằng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nó là sự thể hiện ra ngoài của mối quan hệ biện chứng kinh tế và chính trị. Khi chính trị đưa ra những quyết sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì đồng thời nó cịn phải có chính sách sao cho sự phát triển kinh tế đồng hành cũng với sự phát triển của xã hội. Nếu chỉ quan tâm chạy theo tăng trưởng kinh tế một chiều, khơng đồng hành cùng với phát triển xã hội thì chính trị sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và tạo ra nguy cơ mất ổn định xã hội.

Trước đây, Lênin vì muốn phát triển kinh tế trong thời kỳ chiến tranh đã đưa ra chính sách phát triển kinh tế dựa trên sự nhiệt tình của quần chúng nhân dân, buộc không thể chú ý và đảm bảo tới lợi ích của giai cấp nơng dân. Điều này, sau chiến tranh đã tạo nên sự đấu tranh của giai cấp nơng dân, gây nên sự mất đồn kết giữa nông dân và công nhân. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm với một đất nước dựa trên sự cố kết giai cấp nông dân và cơng nhân làm nền tảng. Sau này, chính sách kinh tế mới của Lênin được đưa ra về kinh tế là để phát triển kinh tế cho người nông dân, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhưng về chính trị là để đảm bảo mối quan hệ giữa giai cấp nơng dân và cơng nhân, nếu khơng, nói như Lênin, giai cấp nơng dân sẽ "tống cổ" giai cấp cơng nhân. Như vậy, trong chính sách kinh tế mới của Lênin, việc đầu tiên làm là đảm bảo lợi ích của các giai cấp một cách công bằng để ổn định xã hội. Chính việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giai cấp cũng là để củng cố và xây dựng chính quyền cơng nhân, là để bảo vệ lợi ích, vai trị và vị trí của giai cấp cơng nhân. Đây chính một biện pháp chính trị hay là một phương pháp chính trị của Nhà nước Xơ viết khi đó.

Nếu chỉ quan tâm tới tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế mà khơng quan tâm tới bình đẳng trong xã hội thì sẽ là một nguy cơ chính trị vì nó sẽ làm gia tăng tình trạng mất bình đẳng trong xã hội. Do đó, nó sẽ làm xuất hiện những cuộc đấu tranh để nhằm thay đổi sự bất bình đẳng đó, khiến xã hội mất ổn định và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.

Mặt khác nếu các chính sách chính trị đưa ra lại chỉ ưu tiên mục tiêu công bằng xã hội lại có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả

mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được. Điều này chúng ta có thể thấy rõ ràng ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới. Khi đó, Đảng ta đã coi cơng bằng là sự cào bằng, sự ngang nhau ở tất cả mọi người và đem ra áp dụng trong khi cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cịn vơ cùng nghèo nàn, lạc hậu. Điều này sẽ dẫn tới một mâu thuẫn là công bằng mà lại không công bằng. Không công bằng ở chỗ nó triệt tiêu mọi sự cố gắng, mọi động lực của con người và của cả xã hội. Người làm ít được hưởng như người làm nhiều, các doanh nghiệp khơng cần phải có cạnh tranh, khơng cần làm ăn có lãi cũng vẫn tồn tại, người lao động không cần phải cố gắng lao động nhiều hơn, cố gắng đóng góp trí tuệ và sức lực của mình cho nhà nước vì cuối cùng cũng chỉ được hưởng từng ấy lương…Cuối cùng nó sẽ tạo nên một sự trì trệ khơng chỉ trong sự phát triển kinh tế mà cịn trong tư duy con người. Do đó, việc giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với sự công bằng xã hội luôn là yêu cầu đặt ra cho những quốc gia nào muốn phát triển một cách bền vững.

Như vậy, muốn phát triển bền vững không thể phát triển cái nào trước, cái nào sau, chú trọng cái nào hơn mà trong mỗi chặng đường phát triển kinh tế cần phải thực hiện ln bình đẳng xã hội. Khơng thể phát triển kinh tế trước, xong rồi mới quay lại lo bình đẳng xã hội thì lúc đó đã muộn. Như vậy tuy là hai yếu tố độc lập nhưng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội lại có tác động lẫn nhau rất mạnh mẽ, quyết định sự tồn tại, phát triển của một xã hội, của một nền kinh tế.

Hiểu được mối quan hệ đó, chính trị phải làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo cơng bằng xã hội. Bên cạnh đó cần phải nhận thức lại rằng không cứ là phải phát triển cao, các nước giàu mới thực hiện được công bằng xã hội mà các nước nghèo nàn vẫn cịn có thể có cơng bằng nếu có những chính sách hợp lý. Chính trị chính là nhân tố tác động và thực hiện cơng bằng xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của nhân dân lao động trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội.

Kế thừa và nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, Đại hội VI, Đảng ta đã coi trọng gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội. Đảng ta khẳng định đổi mới cách xem xét và giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng bảo đảm sự thống nhất hài hồ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Thực chất đó là việc giải quyết hay thống nhất hài hồ của việc thực hiện chính sách kinh tế đi đơi với chính sách xã hội: đó là khắc phục xu hướng bình quân, cào bằng.

Đến đại hội VII, Đảng tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ thêm vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, kết hợp hài hoà phát

triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân và coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế không phải chỉ là sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà điều quan trọng là phải nhằm mục đích tạo điều kiện để thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo sự tăng trưởng hướng tới tiến bộ xã hội.

Vậy mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cịn là mối quan hệ giữa chính trị và xã hội. Nếu chính sách xã hội đảm bảo, mọi lợi ích được giải quyết hài hoà, sẽ tạo điều kiện cho sự ổn định chính trị. Nếu khơng sẽ làm cho chính trị bất ổn. Đến Hội nghị trung ương khố VII, Đảng ta sau khi nhận thức được những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện các chính sách xã hội đã có nhận thức mới về phát triển xã hội: " Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển"[107,424], từng bước xây dựng trên thực tế một xã hội trong đó nhân dân làm chủ công việc nhà nước và xã hội. Đảng cũng khẳng định rằng không thể chờ cho đất nước giàu lên rồi mới thực hiện công bằng xã hội, mà tiến hành điều đó ngay trong từng bước đi của quá trình phát triển; kinh tế tăng trưởng đến đâu, công bằng xã hội lại được nâng lên tương ứng đến đó.

Đây là một bước tiến quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng về phát triển xã hội. Đảng đã nhận thức được vai trị quan trọng của chính trị trong việc đưa ra những chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt hơn, Đảng ta đã khắc phục được lối tư duy siêu hình, chủ quan khi phát triển kinh tế, đã kế thừa lối tư duy biện chứng, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị mà biểu hiện là mối quan hệ giữa xã hội và chính trị để từ đó khẳng định mỗi chính sách kinh tế đều hướng tới mục tiêu phát triển xã hội. Mỗi chính sách xã hội đều nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài và phải tìm ra đúng cái "độ" tương thích giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, sao cho hai mặt này không cản trở nhau, không triệt tiêu nhau, mà hỗ trợ cho nhau cùng tiến lên.

Trên cơ sở đổi mới tư duy như vậy, đại hội VIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định " tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình"[107, 496] và " tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội"[107, 575].

Đại hội IX và X, Đảng ta tiếp tục bổ sung và hoàn thiện từng bước về lý luận phát triển xã hội với quan điểm " thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp"[107, 651], " kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiện và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế- xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc "[109,101].

Tới Đại hội XI, Đảng ta khẳng định thêm rằng cần phải vừa phát triển nhanh nhưng lại bền vững. Bền vững ở đây tức là phải " thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển" [110,43].

Một trong những vấn đề thực hiện cơng bằng trong xã hội đó là việc thực hiện chế độ phân phối hợp lý sao cho giải quyết một cách hài hồ lợi ích của các giai tầng trong xã hội nhưng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vấn đề này đòi hỏi một sự can thiệp sáng suốt của Nhà nước. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh việc phân phối trong thời kỳ quá độ là phân phối theo lao động và " phân phối theo mức bình đẳng. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. Lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được phân phối ít. Khơng nên có tình trạng người giỏi, người kém việc khó, việc dễ cũng cơng điểm như nhau. Đó là chủ nghĩa bình quân. Phải tránh chủ nghĩa bình quân "[40,410]. Đồng thời, Người cịn

thấy được "lương tăng gấp đơi mà hàng vẫn đắt, vẫn khơng ăn thua gì…phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Tiền và hàng phải đi đôi với nhau" [38,297].

Hiện nay, nhà nước ta đang tiến hành xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói tới kinh tế thị trường là nói tới chế độ đa sở hữu với nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh, vì vậy chủ thể phân phối thu nhập là đa nguyên hoá chứ khơng phải chỉ có một chủ thể phân phối duy nhất là nhà nước như trong nền kinh tế trước đổi mới. Bên cạnh đó, xây dựng kinh tế thị trường thì phải tuân theo thị trường nên việc phân phối thu nhập cũng phải chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường. Do sự đa dạng hố các loại hình sở hữu và tính đa dạng của các chủ thể lợi ích kinh tế nên phân phối không phải chỉ là phân phối theo lao động nữa mà có thể có nhiều kiểu phân phối như phân phối theo vốn, đất đai, nhà xưởng…Tuy nhiên, phân phối theo mức độ đóng góp yếu tố lao động vẫn được coi trọng hàng đầu.

Thêm vào đó, trong nền kinh tế thị trường, việc phân phối khơng chỉ có Nhà nước. Chúng ta phải nhận thức rằng trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển còn tạo khoảng cách giữa lao động chân tay và lao động trí óc; tương ứng vào đó là sự phân phối cũng có khoảng cách theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm khơng được hưởng ( trừ những trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)