Nội dung sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I Lênin vào xây dựng kinh tế thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 61)

trị trong chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin vào xây dựng kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay

Dưới góc độ triết học mà xét, chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị được thể hiện một cách đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nếu khái quát lại thì đó là sự biểu hiện mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa đời sống kinh tế và đời sống văn hóa, giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện cơng bằng xã hội. Về mặt quản lý, đó là mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý và mối quan hệ giữa sự quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân…Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tham vọng trình bày một số biểu hiện sâu sắc mà ở nước ta có thể vận dụng được chính sách kinh tế mới của Lênin,

đồng thời cũng là những vấn đề cần phải vận dụng trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta ln lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong tiến trình đổi mới đó, Đảng đã nhận thấy: vấn đề trước hết là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị như thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa khơng đi chệch hướng, vừa khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản vừa phát huy được mọi tiềm năng của đất nước. Lúc này, mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị mà Lênin thể hiện trong chính sách kinh tế mới có giá trị vơ cùng to lớn.

Không phải tới khi đổi mới (1986), Đảng ta mới nhận thức rõ được mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Ngay từ tháng 8/1976, Hội nghị Trung ương 6, khố IV đã có những nhận định, những chủ trương đổi mới về kinh tế quan trọng, khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN, đề ra những chủ trương phù hợp để phát triển lực lượng sản xuất, để sản xuất được bung ra. Nghị quyết số 26 của Ban chính trị, ngày 23/6/1980 đã xác định xố dần dần cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thừa nhận hệ thống giá cả. Quyết định số 25- CP của chính phủ tháng 1/1981 đã đưa ra một số chủ trương biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh. Đại hội lần thứ V của Đảng đã phân tích những khó khăn to lớn của đất nước, phê phán tư tưởng nóng vội, bảo thủ, có những bước điều chỉnh trong các chủ trương, chính sách lớn trên lĩnh vực kinh tế.

Mốc quan trọng trong nhận thức và đổi mới mối quan hệ kinh tế và chính trị là Đại hội VI của Đảng (1986). Đảng ta đã có tư tưởng chính trị đúng dắn đầu tiên đó là giám nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự thật và đặc biệt là phải tôn trọng quy luật khách quan, phê phán lỗi tư duy và hành động chủ quan, giáo điều sách vở thời kỳ trước đổi mới. Điều này hoàn toàn giống với quan điểm của Lênin khi Người nhận thức được rằng xét mối quan hệ chính trị- qn sự thì nước Nga Xơ viết đã thành cơng, nhưng trên lĩnh vực kinh tế lại buộc phải có những thất bại. Từ đó, Người đã khẳng định: "Khơng nên sợ phải thừa nhận những thất bại, mà ngược lại mới đúng; chỉ khi nào chúng ta không sợ thừa nhận những thất bại và những thiếu sót của mình, chỉ khi nào chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, dù là sự thật đáng buồn nhất đi nữa, - chỉ khi đó chúng ta mới học được cách chiến thắng." [61, 379]. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nghiêm túc chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong thực tiễn luôn vận động cũng được Đảng đưa ra. Trong đó, những lý luận của Mác- Ănghen đã được Lênin vận dụng thành cơng trong chính sách kinh tế mới của Người,

nhất là việc xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị khiến nước Nga Xơ viết thoát ra khỏi khủng hoảng và vững vàng để xây dựng CNXH, là đáng được Việt Nam kế thừa, học tập.

Đổi mới trước hết là lấy đổi mới về kinh tế làm trung tâm và điểm đầu tiên trong việc đổi mới về kinh tế đó là xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đổi mới kinh tế phải tiến hành từng bước để đổi mới chính trị. Đảng ta nhận định giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị tức là giải quyết mối quan hệ giữa khách quan (phát triển kinh tế) với chủ quan (chính trị, đường lối chính trị), cụ thể là mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nhiều thành phần với định hướng XHCN. Ngoài ra, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cịn là mối quan hệ giữa xã hội và chính trị mà biểu hiện ra là chính trị phải làm sao bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội. Cuối cùng, để phát triển kinh tế, để ổn định chính trị thì cần phải ln có được thứ chính trị đúng đắn, sáng suốt để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Cụ thể ở Việt Nam là cần tăng cường sự quản lý và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Từ sự nhìn nhận như vậy, sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của Lênin của Đảng ta được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)