Những nét khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 59)

Tuy việc vận dung chính sách kinh tế mới ở Việt Nam và nước Nga Xơ viết có những nét tương đồng nhưng cịn có những nét khác biệt. Chính việc tính đến sự khác biệt ấy trong q trình vận dụng chính sách kinh tế mới, nhất là ở Việt Nam, là rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp Việt Nam không rập khuôn máy móc. Các điểm khác biệt đó là:

Thứ nhất: xuất phát điểm của mỗi nước là khác nhau.

Nước Nga đã trải qua giai đoạn phát triển TBCN, đã có nền đại cơng nghiệp bên cạnh nơng nghiệp sản xuất hàng hố nhỏ. Đó là nền kinh tế thể hiện sự quyện chặt giữa một bên là tư bản đế quốc hiện đại hay CNTB cơng nghiệp và tài chính tiên tiến với một bên là các tàn tích phong kiến hay chế độ ruộng đất lạc hậu với nông dân dốt nát. Đây là điểm nổi bật về điểm xuất phát của CNXH ở Nga.

Việt Nam tiến lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN, chưa có nền đại cơng nghiệp và nền nơng nghiệp cịn ở trình độ tự cung tự cấp.

Thứ hai: hoàn cảnh quốc tế ở hai thời điểm khác nhau.

Nước Nga Xô viết là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH. Hoàn cảnh quốc tế khi đó thực sự bất lợi cho nước CNXH non trẻ. Có hàng loạt vấn đề được đặt ra như xây dựng CNXH theo những gì Mác và Ănghen đã đặt ra liệu có thành cơng ? Xây dựng như thế nào và bắt đầu xuất phát từ đâu khi áp dụng vào nước Nga- một nước mà cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và lạc hậu. Những vấn đề trên không thể được giải quyết một sớm một chiều. Nước Nga Xô viết là nước đi đầu trong việc xây dựng CNXH thì sẽ khơng thể tránh được khó khăn, thử thách, địi hỏi sự sáng suốt, kiên trì của người lãnh đạo và niềm tin và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

Điều kiện trong nước là như vậy, cịn ở nước ngồi thì vịng vây của CNTB ln thít chặt Nước Nga lúc nào cũng phải đối mặt với sự can thiệp có vũ trang của tư bản nước ngoài, cũng như là sự nổi dậy của những phần tử phản động trong nước hịng bóp chết nhà nước CNXH non trẻ và ý muốn xa hơn là ngăn chặn sự "lây lan", phát triển của CNXH sang các nước khác, nhất là các nước thuộc địa.

Việt Nam quyết định tiến lên CNXH trong một hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn khác và đồng thời nằm trong xu thế biến đổi của thời đại. Trong các Đại hội trước và nhất là trong Đại hội lần thứ XI, Đảng ta luôn khẳng định nước ta quá độ lên CNXH trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn.

Cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, kinh tế tri thức và q trình tồn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt đối với Việt Nam.

Trong thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ II, nhân loại đã chứng kiến một sự phát triển vượt bậc của nền khoa học kỹ thuật thế giới. Thời kỳ này các phát minh sáng chế phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tạo nên những biến chuyển hết sức mạnh mẽ về mọi lĩnh vực. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ là do bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX

nền công nghiệp cơ khí đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó như sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tiềm năng tăng năng suất lao động…mà khó có thể giải quyết được. Đứng trước tình hình đó, một đòi hỏi được đặt ra là phải khắc phục bằng cách cải tiến lại kỹ thuật và công nghệ, phát triển khoa học và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ nổ ra một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thời kỳ này chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai nổ ra đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng kiệt quệ và các hậu quả khác như nạn đói, thiếu lương thực trầm trọng. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất. Điều này đòi hỏi đến những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ. Bên cạnh đó, sau chiến tranh nhu cầu vượt lên về kinh tế, chính trị khiến cho các nước tập trung xúc tiến nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ thuật và cơng nghệ để có thể tăng trưởng kinh tế, từ đó nhằm gây và giữ, củng cố và ảnh hưởng quốc tế, vị thế quốc gia. Chính bởi vậy, thế kỷ XX đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Điều đặc biệt hơn nữa mà các nước kém phát triển, đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng cần phải quan tâm là trong cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ này, lao động chân tay khơng cịn đóng vai trị to lớn nữa mà thay vào đó là yếu tố thông tin, tri thức được đặt lên hàng đầu. Hai yếu tố này được coi là những yếu tố đặc biệt của nền sản xuất mới và ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Lao động tri thức đã trở thành một đòi hỏi lớn của xã hội. Tri thức ở đây không phải là "tri thức của một số chuyên ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn nào đó, mà là nói tri thức của toàn xã hội, tri thức tổng hợp kết hợp với nghệ thuật điều hành công việc của những người lao động quản lý" [65,44].

Bên cạnh đó, hiện nay, các nước đang phát triển và kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc. Đồng thời, cùng với nhân dân thế giới hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cấu cấp bách, có liên quan tới vận mệnh lồi người như: gìn giữ hồ bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.

Xu thế hiện nay là hồ bình, hợp tác và phát triển chứ khơng cịn là xu thế đối đầu như thời kỳ nước Nga Xô viết nữa. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu khiến trật tự thế giới hai cực bị phá vỡ, thế giới bước vào thời kỳ kết thúc

chiến tranh lạnh. Từ đó, xu thế hồ bình, hợp tác hình thành và ngày càng trở thành một xu thế chủ đạo. Tuy nhiên, cũng từ đó, thế giới bước vào cuộc đấu tranh để hình thành trật tự mới- trật tự đa cực hoặc chí ít cũng là trật tự nhất siêu- đa cường, thay vì trật tự nhất siêu là Mỹ. Thời đại ngày nay là thời đại đấu tranh cho hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, thời đại chuyển biến xã hội cịn áp bức và nơ dịch, bóc lột và bất cơng lên thời đại con người được giải phóng, được phát triển tồn diện. Thời đại khi Việt Nam quá độ lên CNXH đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ nước Nga Xô viết xây dựng CNXH. Sự sụp đổ của mơ hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã đặt ra cho Việt Nam những bài học và những nhận thức mới về CNXH.

Tiến tới CNXH là một tất yếu lịch sử, là hợp quy luật. Nó là đích của các quốc gia đang và sẽ xây dựng CNXH, nhưng có rất nhiều con đường để tiến tới cái đích đó. Đến được đích hay khơng cịn là tuỳ thuộc ở sự lựa chọn con đường đi của mỗi quốc gia. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây rập khn mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung của Liên Xơ mà khơng nghiên cứu xem nó có phù hợp với điều kiện nước mình khơng. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn : " Ta khơng thể giống Liên Xơ, vì Liên Xơ có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác…Ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH"[38, 227].

Như vậy, dù cách xa về thời gian, dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng Việt Nam và nước Nga Xơ viết lại có những điểm chung trong tiến trình xây dựng đất nước. Chính những điểm chung đó càng khiến Việt Nam cần phải học hỏi những lý luận của Lênin trong chính sách kinh tế mới, mà đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của v i lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)