Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 81 - 90)

Chỉ tiêu ĐVT

Dự án nghiên cứu Đường Lê Văn

Lương kéo dài

Khu đô thị Phùng Khoang

Số hộ được bồi thường đất nông nghiệp Hộ 160 268

Số hộ được bồi thường đất ở Hộ 12 0

Số tổ chức được bồi thường đất nông nghiệp Tổ chức 3 3

Tổng số hộ và tổ chức được bồi thường 175 271

Từ bảng 4.4 cho thấy:

* Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài

Diện tích đất thu hồi của dự án liên quan đến 175 hộ thuộc địa bàn

phường Trung Văn được giao đất theo Nghị định 64/CP với diện tích 96.234 m2

bao gồm đất trồng cây hàng năm và 12 hộ gia đình bị thu hồi đất ở. Đến nay đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đạt 100% tổng số hộ bị thu hồi đất.

Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài được triển khai xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực theo quy hoạch để nâng cao năng lực phục vụ và tạo sự kết nối liên thông giữa khu vực nội thành với khu vực Tây, Tây Nam thành phố Hà Nội. Xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài nối tiếp với đường trục phía Bắc thành phố Hà Đông, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực phía Tây Hà Nội, làm giảm áp lực giao thông cho đường Quốc lộ 6 và đường Nguyễn Trãi, phục vụ cho giao thông đi lại, tuyến đường được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dịp đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

*Dự án khu đô thị mới Phùng Khoang

Diện tích đất thu hồi của dự án trên địa bàn quận Nam Từ Liêm liên quan đến 271 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với diện tích 316.668,8 m2 bao gồm đất trồng cây hàng năm. Đến nay đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đạt 100% tổng số hộ bị thu hồi đất.

Dự án được hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận thực hiện, có sự phối hợp của các cấp, các ngành và chủ đầu tư đã kiểm đếm, rà soát, kiểm tra, xét duyệt các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ theo đúng nguyên tắc được quy

định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND và phù hợp với quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.

- Triển khai thực hiện nhanh và chính xác đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất để áp dụng chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và tạo việc làm theo quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND.

- Đối với các hộ sử dụng đất nông nghiệp công ích thì không được xét bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, bồi thường cây cối, hoa màu trên đất.

- Việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC được tiến hành công khai minh bạch, chi tiết tới từng hộ, tiến độ bồi thường khá nhanh.

* Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số Tồn tại:

Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Ban bồi thường GPMB là cơ quan giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC quận kiểm kê đất và tài sản vẫn còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án.

4.4.3.3. Ý kiến người dân về việc xác định đối tượng được bồi thường tại 2 dự án

Từ việc xác định đối tượng được bồi thường về đất thuộc 2 dự án nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ có đất bị thu hồi để xem xét mức độ đồng thuận của người dân về việc này và kết quả được tổng hợp trong biểu 4.5.

Bảng 4.5. Ý kiến của người bị thu hồi đất về đối tượng được bồi thường và không được bồi thường

Số hộ đồng ý Tỷ lệ đồng ý Số hộ không đồng ý

Tỷ lệ người không đồng ý

Đường Lê Văn

Lương kéo dài 45 hộ 90 % 5 hộ 10%

Khu đô thị

Phùng Khoang 40 hộ 80% 10 hộ 20%

Qua bảng 4.5 cho thấy Liên danh tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng đô thị (Chủ đầu tư) cùng chính quyền địa

phương đã xác định và phân loại các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng loại sử dụng đất. Các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ đa phần đã ủng hộ, đồng ý với phương án mà chủ đầu tư đã xác định các đối tượng và điều kiện được bồi thường, cụ thể:

Số hộ dân bị thu hồi dất ở dự án đường Lê Văn Lương có tới 90% số hộ đồng ý với phương án được phê duyệt và nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự án khu đô thị Phùng Khoang do thời gian xác định đối tượng được đền bù so với tiến độ còn chậm hơn và số hộ đồng thuận với chủ đầu tư chỉ đạt 80% , 20% số hộ dân không đồng ý với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là các hộ dân có đất khai hoang phục hóa trước đây với nguồn gốc đất chưa thật rõ ràng.

Cũng từ bảng 4.5 cho thấy đối với dự án làm đường phục vụ nhu cầu chung cho xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông được người dân ủng hộ và đồng ý cao hơn so với dự án xây dựng khu đô thị. Mức độ phức tạp khi xác định hộ dân được đền bù về đất ở dự án xây dựng khu đô thị cũng khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với dự án làm đường giao thông, mặc dù 2 dự án bị thu hồi đất tại cùng địa phương.

4.4.3.4. Giá đất tính bồi thường, hỗ trợ

* Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở:

Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2008 đến 2016 có sự thay đổi về chính sách, quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư được thực hiện bởi luật đất đai 2003 và luật đất đai 2013, các Nghị định, Thông tư của chính phủ, các Quyết định số 18, quyết định 108 và Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định: về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư. Trong đó việc xác định đối tượng được bồi thường về đất như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam có đủ điều kiện được bồi thường mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi, thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở, trong các trường hợp sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi toàn bộ đất ở;

+ Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi trên 10m2 đất ở và diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở

(đối với khu vực các huyện, thị xã: nhỏ hơn 30m2; đối với khu vực các quận: là diện tích không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng công trình quy định tại Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của UBND Thành phố).

- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 23/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội, nếu ở khu vực các huyện thị xã, thì hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chủ yếu được bồi thường bằng đất. Diện tích đất ở được bồi thường bằng diện tích đất ở bị thu hồi nhưng không thấp hơn suất tái định cư tối thiểu và không vượt quá hạn mức giao đất ở mới tối đa tại địa phương.

- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nếu ở khu vực các quận, thì hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chủ yếu được bồi thường bằng nhà ở (căn hộ chung cư). Diện tích nhà ở được bồi thường không cao hơn 02 lần diện tích đất ở bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá 180m2 sàn xây dựng.

- Giá trị nhà ở, đất ở nơi thu hồi, giá trị nhà ở, đất ở bồi thường được xác định cụ thể và tính toán trên phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Đối với trường hợp bồi thường bằng đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:

+ Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;

+ Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Khoản chênh lệch người bị thu hồi đất được nhận hoặc phải nộp được xác định tại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Người được bồi thường bằng nhà ở, đất ở theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có nguyện vọng thì được bồi thường bằng tiền và hỗ trợ tiền tự lo tái định cư theo quy định tại khoản 1, Điều 28 Quy định này.

* Bồi thường đối với đất nông nghiệp:

Theo điều 77 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

+ Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật đất đai 2013 và diện tích đất do được nhận thừa kế;

+ Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013 thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

+ Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013.

* Bồi thường đối với nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp:

Theo điều 12 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định:

- Đối với nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường, hỗ trợ như sau:

+ Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại không đảm bảo khả năng chịu lực thì được bồi thường toàn bộ nhà, công trình.

+ Nhà bị cắt xén phá dỡ không thuộc quy định tại điểm a của khoản này mà diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh thì được bồi thường toàn bộ diện tích nhà. Trường hợp nhà bị cắt xén, phá dỡ, trong đó nếu có một phần cầu thang bị phá dỡ thì được bồi thường toàn bộ cầu thang;

+ Bồi thường bổ sung phần nhà, công trình bị ảnh hưởng do cắt xén, phá dỡ: Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần thì ngoài phần bồi thường diện

tích phá dỡ đến chỉ giới cắt xén theo quy hoạch, còn được bồi thường bổ sung theo quy định sau:

- Đối với nhà khung bê tông cốt thép hoặc kết cấu khung thép thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung tính từ chỉ giới cắt xén theo quy hoạch đến khung kết cấu chịu lực gần nhất;

- Đối với nhà kết cấu xây gạch chịu lực bị cắt xén một phần, không ảnh hưởng tới an toàn của căn nhà thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung bằng chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén nhân với chiều sâu bằng 1m và nhân với số tầng nhà bị cắt xén.

- Bồi thường hoàn trả mặt tiền ngôi nhà:

Đối với nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn sử dụng được thì ngoài việc bồi thường theo quy định còn được bồi thường hoàn trả mặt tiền nhà, công trình theo công thức sau:

Gmt = Bmt x Gxd x Smt x T

Gmt: Giá trị phần mặt tiền được bồi thường hoàn trả, Bmt: Chiều rộng mặt tiền được xác định như sau:

- Bằng chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén trong trường hợp chiều rộng mặt tiền tại vị trí cắt theo chỉ giới quy hoạch nhỏ hơn chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén

- Bằng chiều rộng mặt tiền nhà tại vị trí cắt theo chỉ giới quy hoạch trong trường hợp chiều rộng mặt tiền tại vị trí cắt theo quy hoạch lớn hơn hoặc bằng chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén.

Gxd: Đơn giá xây dựng mới tính trên một mét vuông sàn xây dựng, công trình xây dựng,

Smt: Chiều sâu được quy định bằng 1m, T: Số lượng tầng bị cắt xén.

- Mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng hợp pháp khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi theo khoản 1, Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP được quy định như sau:

Mức

bồi thường =

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại +

(Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại) x 60%

Mức bồi thường không thấp hơn 60% và không vượt quá 100% giá trị xây mới nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà công trình bị thiệt hại.

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

- Thời gian khấu hao áp dụng làm căn cứ xác định giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được quy định như sau:

+ 8 năm đối với nhà tạm, vật kiến trúc,

+ 20 năm đối với nhà một tầng mái ngói hoặc mái tôn (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố) tường bao quanh xây gạch chiều cao lớn hơn 3m (không tính chiều cao tường thu hồi),

+ 30 năm đối với nhà 1 tầng mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

+ 30 năm đối với nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố,

+ 50 năm đối với nhà 2-3 tầng tường xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

+ 60 năm đối với nhà 4-5 tầng trở lên.

- Nhà tạm, công trình xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp, kể cả trên đất nông nghiệp tạm giao, cho thuê, đấu thầu được UBND cấp xã cho phép bằng văn bản thì được bồi thường bằng 100% đơn giá xây dựng mới theo quy định.

- Việc bồi thường nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành quy định tại khoản 4, Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 81 - 90)