Đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất của 2 Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 90 - 95)

STT Loại tài sản Đơn vị

tính

Giá bồi thường (đồng)

Ghi chú

1. Nhà tạm tường 220, cao <3m đ/m2 1.400.000 2. Tường gạch 110 có bổ trụ đ/m2 521.000

3. Mộ chưa cải táng đ/cái 5.300.000

4. Mộ đất đã cải táng đ/cái 2.600.000 5. Mộ xây đã cải táng đ/cái 4.800.000

6. Sân Bê tông mác 150 đ/m2 247.000

7. Sân lát gạch đất nung đỏ 30x30 đ/m2 252.000 8. Sân lát gạch bê tông xi măng đ/m2

204.000 9. Giếng khoan sâu >25 m 1 giếng 2.057.000 10. Rau muống chuyên canh đ/m2 18.000

11. Lúa nếp đ/m2

10.000

12. Lúa tẻ đ/m2

5.500 13. Hỗ trợ công tôn tạo đất đ/m2 55.000

Nguồn: số liệu thu thập thực tế Qua bảng 4.7 cho thấy, Hội đồng BT, HT & TĐC Quận Nam Từ Liêm đã áp dụng đơn giá bồi thường về tài sản trên đất đúng theo đơn giá đã được Thành phố ban hành cho cả 2 dự án. Nhìn chung giá bồi thường về tài sản trên đất của cả 2 dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là tương đối phù hợp, quyền lợi của người dân cơ bản đã được đảm bảo và hầu hết được người dân đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước. Kết quả cũng cho thấy giá bồi thường các tài sản gắn liền trên đất phù hợp với giá thị trường.

4.4.3.6. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi thường tài sản trên đất tại 2 dự án

Số liệu điều tra phỏng vấn ý kiến người dân có đất bị thu hồi ở 2 dự án về giá đền bù đất và tài sản gắn liền trên đất được tổng hợp và thể hiện ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi thường tài sản trên đất tại 2 dự án nghiên cứu

Số TT

Giá bồi thường đất và các tài sản trên đất Số phiếu điều tra Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Số Phiếu Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

I Dự án 1: đường Lê Văn Lương

1 - Đất ở 8 100 3 38 5 62

2 - Đất NN, hoa màu 50 100 42 84 8 16

3 Nhà cửa, vật kiến trúc và các tài

sản khác 50 100 50 100 0 0

II Dự án 2: Khu đô thị Phùng Khoang

1 - Đất NN, hoa màu 50 100 37 74 13 26

2 Nhà cửa, vật kiến trúc và các tài

sản khác 50 100 50 100 0 0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế Qua bảng 4.8 cho thấy đối với đất nông nghiệp thì người dân bị thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu còn nhiều hộ gia đình không đồng ý với giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Nguyên nhân là do giá đất bồi thường còn quá thấp so với giá thực tế giao dịch ngoài thị trường. Tuy nhiên các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở dự án đường Lê Văn Lương đồng tình cao hơn dự án xây dựng khu đô thị Phùng Khoang do dự án đường Lê Văn Lương góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên tại Dự án 1 người dân đại đa số không đồng tình với giá đền bù về đất ở, do các hộ dân cho rằng giá đền bù đất ở thấp hơn với thực tế giao dịch trên thị trường. 62% ý kiến được hỏi về giá đất ở thì họ không đồng tình với chủ trương của Nhà nước. Đa phần ý kiến không đồng thuận với công tác GPMB đối với đất ở chủ yếu là do giá đất bồi thường thuộc khu vực đó thấp hơn nhiều so với giá mua bán giao dịch trên thị trường, và việc bồi thường bằng tiền không đảm bảo đầy đủ được lợi ích của họ.

4.4.3.6. Đánh giá chung về chính sách Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất: - Giá bồi thường tài sản trên đất:

+ Hầu hết ý kiến cho rằng giá bồi thường tài sản trên đất tại 02 dự án là hợp lý. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch so với giá thị trường, đặc biệt là giá xây dựng các công trình kiến trúc chủ yếu là do biến động giá của nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường trong thời gian qua. Mặt khác, có một số hộ dân cố tình trồng thêm nhiều cây cối hoa màu sau khi đã có Thông báo ngừng sản xuất, nên khi đền bù chỉ được hỗ trợ với phần vượt quá mật độ theo quy định. Các hộ dân này vẫn chưa đồng tình với đơn giá hỗ trợ của Nhà nước.

- Giá bồi thường nhà cửa, công trình trên đất được xác định trên cơ sở phân cấp nhà và tính toán theo giá trị xây dựng nhà mới, công trình cùng cấp, cùng hạng. Giá xây dựng mới chủ yếu được xác định theo giá thị trường tại thời điểm đó, vì vậy giá bồi thường về nhà cửa, công trình kiến trúc tương đối sát với thực tế, được người dân chấp thuận.

- Qua phân tích 02 dự án nêu trên Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư Quận Nam Từ Liêm đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất và các tài sản trên đất một cách chính xác theo đúng quy định được ban hành theo các Quyết định phê duyệt đơn giá của UBND Thành phố, ngoài ra còn vận dụng đơn giá cho từng khu vực của từng dự án cho phù hợp với thực tế. Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây cối, hoa màu, vật kiến trúc) đã được quy định tương đối sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Việc thực hiện bồi thường tài sản tại 2 dự án nhìn chung được người dân ủng hộ và chấp thuận mức giá cụ thể đó.

4.4.3.7. Các chính sách hỗ trợ

a. Hỗ trợ để ổn định đời sống và ổn định sản xuất

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền

cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.

Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

b. Hỗ trợ di chuyển

- Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: Chủ sử dụng nhà ở, đất ở thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất, bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được bố trí TĐC thì được hỗ trợ như sau:

+ Di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố được hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.

+ Di chuyển chỗ ở về tỉnh, thành phố khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.

- Hỗ trợ thuê nhà tạm cư:

+ Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn TĐC nhưng không kịp bố trí vào khu TĐC, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 300.000 đồng/nhân khẩu hoặc 600.000 đồng/hộ độc thân/tháng những mức hỗ trợ không quá 1.800.000 đồng/hộ gia đình/tháng.

+ Thời gian tính hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khu có thông báo nhận nhà TĐC.

+ Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở mà chủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn TĐC nhưng thực tế bị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần nhà ở, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư trong 6 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở; trong 3 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.

c. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm

- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy định thì được hỗ

trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2. - Trường hợp hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao mà đất đó có đủ một trong các khoản 1 Điều 40 Quyết định 108/QĐ-UBND còn được hỗ trợ 01 lần để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng giao đất ở hoặc bằng bán nhà ở chung cư hoặc hỗ trợ bằng tiền cho toàn bộ quá trình Nhà nước thu hồi đất (từ trên 30% đến 100% đất nông nghiệp được giao).

- Ngoài ra tại quyết định 108/QĐ-UBND còn được hỗ trợ trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất (đất dịch vụ, đất ở) nhưng chưa đủ hạn mức quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 3,5 lần giá đất nông nghiệp quy định đối với diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

- Hộ gia đình, cá nhân được mua căn hộ chung cư cao tầng nhưng không có nhu cầu mua, có nguyện vọng nhận tiền thì được bồi thường bằng tiền, mức bồi thường được xác định theo quy định trên với diện tích đất ở để tính bồi thường là 40m2/hộ.

Kết quả của chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, ổn định sản xuất , hỗ trợ di chuyển chỗ ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm thuộc 02 dự án nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.8

Qua bảng 4.9 cho chúng ta thấy được việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tại các dự án thu hồi đất đã được Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư cùng các Ban ngành thực hiện và áp dụng rất đầy đủ thống nhất trên các dự án, theo đúng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC được quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 27/5/2007; Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ cùng với các Quyết định liên quan của UBND Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên tại dự án khu đô thị mới Phùng Khoang do thời gian GPMB kéo dài từ 2008 - 2016 nên cơ chế chính sách bồi thường hỗ trợ có sự thay đổi phù hợp với tình hình thực tế và quy định hiện hành đảm bảo tối đa lợi ích cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 90 - 95)