Tổng quan về chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3.2. Tổng quan về chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC ở Việt Nam

Năm 2002, đề tài về điều tra nghiên cứu xã hội học chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được Viện Nghiên cứu Địa chính - Tổng cục Địa chính; nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm và thực hiện. Mục tiêu của đề tài là thông qua kết quả nghiên cứu xã hội học để tổng hợp, phân tích và đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường và hỗ trợ TĐC, đồng thời xác định nguyên nhân của những mặt tiêu cực làm hạn chế hiệu quả của việc áp dụng chính sách và ảnh hưởng của nó đối với

đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay và từ đó đưa ra những luận cứ phù hợp trong việc xây dựng chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư.

Trong 5 năm gần đây tại tỉnh Hà Nam đã thực hiện GPMB nhiều dự án lớn như: Khu công nghiệp Đồng Văn I, II, cụm CN-TTCN Cầu Giát, cụm TTCN làng nghề Ngọc Động (Hoàng Đông), nút giao Đồng Văn, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Điển hình như: Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đê hữu sông Nhuệ... để làm tốt công tác GPMB thì phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương về công tác GPMB làm cho mọi người thấy rõ lợi ích, trách nhiệm trong việc xây dựng các công trình phát triển kinh tế- xã hội. Trong thực hiện GPMB phải đảm bảo đúng quy trình, tính công khai, công bằng, dân chủ. Đặc biệt, công tác kiểm kê, đo đạc hiện trường phải tỷ mỷ, chính xác, trung thực. Riêng với các dự án thu hồi nhiều đất nông nghiệp các cấp, các ngành đặc biệt coi trọng đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, có phương án hỗ trợ cho các địa phương đầu tư xây dựng công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng, giảm bớt mức đóng góp của nhân dân. Ngoài ra, phải kiên quyết xử lý đối với các trường hợp cố tình không chấp hành quy định của Nhà nước.

Đối với các dự án thuộc quy hoạch Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội có diện tích cần phải GPMB khá lớn, khoảng 6.000 ha (chiếm 50% tổng diện tích quy hoạch KKT), với khoảng 6.803 hộ dân bị ảnh hưởng, hoặc phải di dời, để xây dựng hạ tầng dùng chung cho toàn KKT như đường trục, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, các khu tái định cư… cùng nhiều phân khu phân khúc và dự án đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa thể GPMB. Một số dự án tuy được triển khai năm 2010 và 2011 nhưng vẫn kiểm kê, áp giá đền bù theo các quyết định từ năm 2007, 2008 của UBND tỉnh vì chưa có quyết định thay thế nào mới hơn. Tiêu biểu như: Dự án Khu tái định cư Cát Tiến được triển khai từ tháng 4 năm 2010 với tổng diện tích là 25,64 ha; đến nay đã có 278/284 hộ nhận tiền đền bù gần 30 tỉ đồng; hiện còn 6 hộ chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ. Lý do: hầu hết các hộ đều cho rằng tiền đền bù áp giá quá thấp so với giá thị trường nên họ thấy không thỏa đáng, không chịu nhận bồi thường, hỗ trợ để GPMB.

Tuy nhiên bên cạnh đó, hiện đơn giá bồi thường chưa được điều chỉnh kịp thời theo giá thị trường nên các hộ bị ảnh hưởng chưa chịu chấp nhận phương án bồi thường GPMB. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây cản trở, ách

tắc trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công GPMB. Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện bồi thường GPMB phải dựa trên cơ sở chính sách quy định của Trung ương và phù hợp với điều kiện địa phương. Song tính chất “bồi thường phải thỏa đáng” lại được các đối tượng GPMB hiểu theo những cách khác nhau và họ luôn cảm thấy chưa được thỏa đáng nên từ chối thực hiện, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

Theo Ban quản lý KKT Nhơn Hội, những vướng mắc chủ yếu trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB tại KKT Nhơn Hội cần được tiếp tục xem xét xử lý. Trước hết, cơ chế chính sách hỗ trợ và tái định cư hiện không ổn định, theo hướng càng về sau càng có lợi đã làm cho các đối tượng đang thực hiện GPMB không có tinh thần hợp tác, cố khiếu kiện, kéo dài thời gian chờ chính sách mới. Trong khi đó, các đối tượng đã nhận tiền bồi thường theo chính sách cũ quay lại khiếu nại, kiến nghị được bổ sung theo chính sách mới, gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

Từ kết quả trên cho thấy bất kỳ trong giai đoạn nào, những quy định về bồi thường, GPMB đều phải đảm bảo tính ổn định về chính trị xã hội, ổn định sản xuất, đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiện hành còn có những nội dung chưa phù hợp với thực tế, không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cần phải sửa đổi, bổ sung. Vấn đề giá đất áp dụng trong bồi thường hỗ trợ và tái định cư cũng cần đặc biệt quan tâm. Nhà nước cần quy định cụ thể các chế tài xử lý các trường hợp sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư để duy trì kỷ cương pháp luật đảm bảo tính pháp chế trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư ở nước ta.

Đời sống việc, làm của người bị thu hồi đất đang là một trong hai vấn đề mà công tác GPMB phải đối mặt. Pháp luật đất đai hiện hành cũng có nhiều quy định tiến bộ về vấn đề hỗ trợ đời sống cho người có đất bị thu hồi như hỗ trợ để vượt nghèo; hỗ trợ tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp bằng việc giao đất làm dịch vụ hoặc đào tạo nghề.

Năm 2005, ADB trong khuôn khổ dự án "Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo" cũng có đề cập đến vấn đề tác động của việc thu hồi đất đến các hộ dân có đất bị thu hồi trên một số tỉnh, thành phố ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, kết quả dự án này cũng chưa có những kết luận về tình hình đời sống, việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi.

hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi. Đây chỉ mới là khảo sát sơ bộ, tập trung vào việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Tình hình đời sống, việc làm của các hộ dân chủ yếu được tổng hợp trên ý kiến của các ban, ngành ở địa phương, chưa phải là kết quả điều tra thực tế và phỏng vấn sâu người dân bị thu hồi đất.

Nhìn chung trong công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều vấn đề quan tâm không chỉ ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay mà là còn của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tác động sâu tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Một trong những vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững là cần phải đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị.

Vì thế chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án cụ thể nhằm phát hiện những vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB và góp phần hoàn thiện chính sách Pháp luật về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 43 - 46)