Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 90 - 120)

Nguồn: Dự kiến của tác giả (2016) 4.2.2.3. Hoàn thiện mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt

a. Các mô hình

* Xử lý chất thải rắn sinh hoạt dễ phân hủy

Chất thải dễ phân hủy có thể được xử lý ngay tại vườn của các hộ gia đình bằng cách đào các hố xử lý chất thải để người dân đổ phần chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian chất thải sẽ mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.

Với những hộ không có vườn để đào hố thì phương pháp xử lý chất thải bằng thùng nhựa cũng tương tự. Trong thùng có rắc chế phẩm phân vi sinh gốc EM đã được pha chế và đậy kín nắp. Sau mấy ngày chất sẽ bị phân hủy dần, trong vòng 4 tuần toàn bộ chất thải trong hố sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy

Chất thải tái chế, tái sử dụng

Phần chất thải còn lại Chất thải rắn sinh hoạt

Phân loại

Thu gom

Điểm tập kết Chất thải hữu

cơ dễ phân hủy

Ủ thành phân

Chất thải khó phân hủy

Bón cho cây trồng

Tập kết Bán phế liệu

thành phân hữu cơ compost dùng để bón cho cây trồng rất tốt và tiện lợi.

Chất thải rắn sinh hoạt dễ phân hủy được xử lý theo phương pháp này có thể giảm thiểu được lượng chất thải cần phải thu gom và xử lý, giải quyết được lượng chất thải hữu cơ của hộ gia đình, không gây ô nhiễm môi trường, và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ compost rất tuyệt vời đối với các loại các loại cây trồng. * Xử lý chất thải rắn sinh hoạt khó phân hủy

Đối với chất thải rắn sinh hoạt khó phân hủy thì được chia làm 2 loại đó là chất thải tái chế và không tái chế. Chất thải tái chế là các loại có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy, kim loại, các loại nhựa, thủy tinh.... Còn lại các loại chất thải không tái chế là phần thải bỏ như gạch, đá, sành xứ,…

Đối với chất thải tái chế, hộ gia đình có thể tận dụng để dùng hoặc bán lại cho người thu mua đồng nát để tái chế. Còn lại chất thải không tái chế để tổ vệ sinh môi trường đi thu gom về các điểm tập kết, sau đó vận chuyển đến nơi xử lý bằng các xe chuyên dụng.

Ở những nơi dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi, không thể tiến hành thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, các hộ gia đình phải tự thu gom, xử lý tại chỗ bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt thủ công và vẫn còn tình trạng một số hộ không thu gom, xử lý chất thải mà vứt bừa bãi ra ao, hồ, kênh, mương, bãi đất trống,... Do đó, để hạn chế những tác hại mà đốt chất thải ngoài trời và vứt chất thải ra ngoài môi trường thì các hộ gia đình cần tiến hành phân loại chất thải và cần xây dựng một lò đốt chuyên dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình.

b. Các phương pháp * Phương pháp đốt

Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có chất thải độc hại được chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy được. Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí. Tro xỉ được chôn lấp.

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các nghành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.

* Phương pháp chôn lấp

Trong các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một khu vực và có phủ đất lên trên.

Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn không tái chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp. Phương pháp chôn lấp cũng thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho chất thải nguy hại.

* Phương pháp ủ sinh học

Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ.

Đối với quy mô nhỏ (ví dụ như trang trại chăn nuôi), chất thải hữu cơ có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo đống. Đối với quy mô lớn có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp. Nhiệt độ, độ ẩm và độ thông khí được kiểm soát chặt chẽ để quá trình ủ là tối ưu.

* Phương pháp tái chế

Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi.

* Phương pháp theo dây chuyền công nghệ

bằng phương pháp nhiệt phân có tái sử dụng nhiệt năng ở các dạng khác nhau. Xử lý bằng phương pháp nhiệt phân: thiêu đốt thông thường, thiêu đốt có tận dụng nhiệt, thiêu đốt bằng công nghệ plasma, phương pháp cacbon hoá… mặc dù chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao nhưng sẽ là biện pháp thay thế cho phương pháp chôn lấp.

c. Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật xử lý CTRSH

– Lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tư các trung tâm xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

– Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng giảm thiểu lượng chất thải rắn chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải.

– Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất, công nghệ thân thiện với môi trường.

– Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình điểm về tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn nhằm lựa chọn các mô hình phù hợp để nhân rộng trên phạm vi toàn huyện.

– Áp dụng các công nghệ tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu ở các cơ sở tái chế.

– Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Bảng 4.13. Dự kiến lượng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ phát sinh đến năm 2018 Xã/thị trấn Năm So sánh BQ 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 13/12 14/13 15/14 Đồng Than 2628 2810,5 2956,5 3102,5 3279 3465,5 3662,7 106,944 105,195 104,938 105,689 Giai Phạm 3394,5 3504 3650 3832,5 3990,7 4155,5 4327 103,226 104,167 105,000 104,128 Hoàn Long 2153,5 2336 2445,5 2555 2704,8 2863,5 3031,4 108,475 104,688 104,478 105,864 Liêu Xá 3686,5 3869 4088 4197,5 4383,1 4576,9 4779,3 104,950 105,660 102,679 104,422 Minh Châu 2007,5 2080,5 2263 2372,5 2508,4 2652 2803,9 103,636 108,772 104,839 105,726 Nghĩa Hiệp 3504 3686,5 3796 4015 4201,4 4396,4 4600,5 105,208 102,970 105,769 104,6422 Ngọc Long 2993 3175,5 3212 3467,5 3641,8 3824,9 4017,2 106,098 101,149 107,955 105,028 Tân Lập 3540,5 3650 3869 4015 4186,9 4366,2 4553,1 103,093 106,000 103,774 104,281 Tân Việt 1168 1277,5 1350,5 1460 1572,7 1694,2 1825 109,375 105,714 108,108 107,722 Thanh Long 2920 3066 3358 3467,5 3671,9 3888,4 4117,7 105,000 109,524 103,261 105,896 Trung Hòa 3577 3942 4051,5 4197,5 4427,4 4669,9 4925,6 110,204 102,778 103,603 105,477 Trung Hưng 3029,5 3285 3431 3650 3883,9 4132,8 4397,6 108,434 104,444 106,383 106,408 Thường Kiệt 2482 2628 2774 2920 3082,5 3254,1 3435,3 105,882 105,556 105,263 105,567 Việt Cường 1533 1569,5 1715,5 1825 1934,2 2050 2172,6 102,381 109,302 106,383 105,984 Yên Hòa 1350,5 1423,5 1533 1642,5 1753,2 1871,5 1997,6 105,405 107,692 107,143 106,742 Yên Phú 2263 2482 2664,5 2373,5 2411,5 2450,1 2489,4 109,677 107,353 89,079 101,602 Yên Mỹ 3942 4307 4489,5 4745 5047,5 5369,3 5711,6 109,259 104,237 105,691 106,375 Tổng 46063 48983 51647,5 54202,5 57223,6 60413 63780,3 106,339 105,440 104,945 105,574

4.2.2.4. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng

a. Nội dung giáo dục

Chiến lược môi trường và các chương trình hành động bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, mỗi địa phương phụ thuộc nhiều vào phương pháp và hiệu quả công tác giáo dục môi trường. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách. Các hình thức của giáo dục môi trường rất đa dạng, phong phú như giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường; thực hiện các dự án môi trường; tiến hành các hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo dục trong nhà trường,…

Các hình thức của giáo dục môi trường rất đa dạng, phong phú như giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường; thực hiện các dự án môi trường; tiến hành các hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo dục trong nhà trường,…

- Huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

- Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.

- Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường.

- Đẩy mạnh hơn nữa phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Qua phong trào, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

b. Cách thức tuyên truyền

Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và thu được một số thành quả khả quan góp phần nâng cao nhận thức của mọi người. Hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đã đa dạng hơn; nguồn lực đầu tư cho hoạt động nêu trên được tăng cường; sự phối hợp giữa địa phương và trung ương trong đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác trong lĩnh vực môi trường ngày càng chặt chẽ.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nói chung, phân loại và đổ chất thải đúng quy định nói riêng tới cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức truyền thông môi trường theo hướng thiết thực, hiệu quả, phong phú, hấp dẫn, phù hợp, đồng bộ với xu thế truyền thông Online hiện nay.

- Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường trong chương trình học các cấp, tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường tới các trường học để học sinh tham gia.

- Tổ chức và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường thiết thực gắn với lợi ích cộng đồng. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình/điển hình về bảo vệ môi trường. Đưa môi trường trở thành một trong những tiêu chí xây dựng và công nhận làng văn hóa.

- Tăng cường xuất bản các ấn phẩm giáo dục, truyền thông và thông tin môi trường. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phục vụ công tác truyền thông môi trường.

- Xây dựng các chương trình, Dự án, Kế hoạch truyền thông môi trường đảm bảo tính thiết thực, khả thi. Tìm kiếm nguồn tài trợ và hướng tới xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

- Cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về Môi trường và các tổ chức chính trị-xã hội để đưa tin về các hoạt động bảo vệ môi trường; xây dựng chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về môi trường, tăng thời lượng và bố trí thời gian phát sóng hợp lý; đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông môi trường; đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời; phát hiện và kiên quyến đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

c. Công tác tập huấn

- Tổ chức lớp tập huấn cho công nhân vệ sinh môi trường về kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. Nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho công nhân vệ sinh môi trường để công nhân vệ sinh môi trường có thể phổ biến kiến thức, hướng dẫn người dân phân loại CTRSH trước khi thu gom.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý môi trường, tăng cường hoạt động giám sát thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. Nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ quản lý môi trường.

- Mở lớp hướng dẫn kỹ năng về phân loại CTRSH cho các trưởng thôn, xóm, khu phố để họ phổ biến những kỹ năng này đến người dân trong khu họ sinh sống.

- Cơ quan nhà nước phối hợp với trường học tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường cho học sinh các cấp như: bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường cho học sinh trong các giờ sinh hoạt, tổ chức hoạt động giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp để học sinh tham gia.

- Vận động nhân dân tham gia vào các chương trình, hành động bảo vệ môi trường và tạo thói quen phân loại chất thải trước khi thu gom, gắn mục tiêu bảo vệ môi trường với lợi ích của cộng đồng.

4.2.2.5. Nâng cao vai trò của các cấp ngành và các tổ chức, gia đình, cá nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vị trí quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 và sau này là Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 90 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)