Đánh giá chung tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 82 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý ctrsh ở huyện Yên Mỹ

4.1.5. Đánh giá chung tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ

4.1.5.1. Kết quả

Yên Mỹ là huyện đang phát triển với các khu công nghiệp, các nhà máy tạo việc làm cho người dân địa phương và người dân ở địa phương khác đến làm

việc tại huyện, do đó mật độ dân cư ngày càng đông đúc, vì thế mà lượng chất thải rắn sinh hoạt từ khu dân cư ngày càng nhiều, nên làm tốt việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương là điều cần thiết.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra ở huyện Yên Mỹ là 148,5 tấn/ngày (năm 2015), nguồn thải chủ yếu từ các khu dân cư, hộ gia đình, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,... Thành phần chính của CTRSH là chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 68,32%; thành phần chất thải vô cơ là 24,45%, cuối cùng là thành phần chất thải có thể tái sử dụng là nhựa chiếm tỷ lệ 7,23%.

Hầu hết các hộ gia đình không phân loại CTRSH trước khi thu gom, tỷ lệ hộ phân loại chất thải là 32,86%, hộ không phân loại chất thải là 67,14%; trong khi đó 61,43% số hộ thấy cần thiết phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt và 38,57% số hộ trả lời không cần thiết phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Có thể thấy ở đây có sự mâu thuẫn trong khi đa số người dân nhận thấy cần thiết phải phân loại chất thải thì chỉ có số ít người dân tiến hành phân loại chất thải.

4.1.5.2. Tồn tại

a. Về mặt cơ chế chính sách

Trên địa bàn huyện hiện nay chưa xây dụng được khung pháp lý, chính sách dành riêng cho công tác quản lý CTRSH. Do đó, các cơ quan, ban ngành chịu trách nhiệm quản lý đôi khi còn gặp lúng túng trong việc xử phạt các đối tượng vi phạm. Chưa thực hiện được việc thu riêng mức phí VSMT đối với các hộ kinh doanh và các hộ không kinh doanh. Bên cạnh đó, năng lực quản lý của các cấp ngành còn nhiều hạn chế. Những hoạt động như: hướng dẫn cho người dân về việc phân loại CTRSH trước khi thu gom, tuyên truyền cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc giữ gìn VSMT rất ít khi thực hiện. Lực lượng cán bộ, công chức chuyên môn ngành môi trường còn thiếu nên chưa đủ để giám sát chặt chẽ tất cả những hoạt động về môi trường cũng như phổ biến pháp luật về môi trường.

Đối với hoạt động vệ sinh môi trường, một số địa phương chưa chủ động và chậm lựa chọn địa điểm, đầu tư xây dựng bãi xử lý chất thải rắn thải sinh hoạt tạm tại địa phương. Một số bãi thải tạm có vị trí không phù hợp gây ảnh hưởng tới mỹ quan và đời sống sinh hoạt của người dân.

b. Về mặt kỹ thuật

Hiện nay trên địa bàn huyện đang xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Lý Thường Kiệt gồm có nhà máy đốt chất thải, nhà máy chế biến

phân hữu cơ và nhà máy tái chế. Nhưng các nhà máy đang xây dựng nên chưa đưa vào sử dụng nên hầu hết chất thải rắn sinh hoạt của huyện đều được xử lý thủ công như chôn lấp và đốt chất thải ngoài trời.

Mặc dù với số lượng công nhân làm công tác thu gom, vận chuyển như hiện nay nhưng công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện nay gặp không ít khó khăn. Bởi một thực tế hiện nay cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày ở các địa phương là khá lớn, nhất là các hộ kinh doanh.

Bên cạnh lý do trên, một thực tế mà hiện nay cần phải nhìn nhận rằng: Các phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các xã, thị trấn vẫn chưa đồng bộ. Nhiều phương tiện đã cũ và lạc hậu, xuống cấp, kích thước xe không phù hợp, có một số xe đã bị hư hỏng nên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặt khác, một số điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt chưa được bố trí hợp lý vì gần khu dân cư hoặc đường giao thông có thể gây ách tắc giao thông, mùi hôi và làm mất mỹ quan. Không những thế, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trước khi thu gom còn hạn chế vì vậy làm giảm năng suất thu gom của các công nhân VSMT.

c. Công tác tuyên truyền VSMT

Giáo dục môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, mọi người đều phải có trách nhiệm tham gia. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường thì tuyên truyền, giáo dục về môi trường là công tác rất quan trọng.

Hàng năm các xã, thị trấn có tổ chức phát động VSMT tới các trường học để học sinh tham gia, tuy nhiên chưa huy động được sự tham gia của người dân.

Hiện nay trên địa bàn huyện hoạt động tuyên truyền vấn đề chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung chỉ mang tính phát động, hình thức tuyên truyền chủ yếu là thông qua các phương tiện truyền thanh của xã, thị trấn. Các hoạt động này còn chưa được triển khai liên tục và hiệu quả chưa cao.

Trước tình trạng này, các cấp chính quyền nên có nhiều biện pháp hơn để tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường. d. Nhận thức của người dân

Nhận thức của người dân về thu gom, vận chuyển CTRSH, các tác động đến môi trường và sức khỏe của người dân do sự ô nhiễm môi trường còn chưa

cao. Một bộ phận dân cư ý thức kém, đôi khi còn đổ chất thải rắn sinh hoạt ra các kênh mương, ao hồ, ý thức giữ gìn môi trường xung quanh còn chưa cao…Từ đó, tạo thành các bãi chất thải trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó, hầu hết người dân đều chưa phân loại CTRSH tại nguồn dẫn đến sự khó khăn trong công tác thu gom và vận chuyển CTRSH. Sự phân loại của người dân chỉ ở mức độ đơn giản như: thức ăn thừa để riêng, phân riêng một số loại chất thải có thể tái sử dụng như: chai lọ hoặc lon bia nhựa có thể tái chế hoặc đem bán. Còn lại người dân để hỗn độn trong rác thải thải ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)