Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt một số nước trong khu vực
2.2.2.1. Kinh nghiệm Singapore
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống QLMT của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ. Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải HGĐ và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R để bảo tồn tài nguyên.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Bộ Môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6 – 15 đôla Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30 – 70 175 – 235 đôla Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện. Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. (Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh, 2010).
2.2.2.2. Kinh nghiệm Malaixia
Năm 2000, theo báo cáo, mỗi người dân Malaixia đã tạo ra 0,75 kg CTR đô thị/ngày, năm 2007 tăng tới 0,81 kg. Khoảng 76% chất thải đô thị phát sinh ở
nước này đã được thu gom, song chỉ có 1,2% được tái chế, số còn lại được chuyển đến 144 bãi chôn lấp.
Theo kết quả quan trắc, đặc điểm và thành phần CTR ở Malaixia thay đổi theo mức độ ảnh hưởng và tốc độ đô thị hoá của khu vực. Gần 38% tổng số chất thải thu gom mỗi ngày được tái chế. Thành phần chất thải thường là 14% giấy, 16% chất dẻo, 3% kim loại và 5% thuỷ tinh, chỉ có gần 47% chứa nguyên liệu dễ bị phân huỷ có thể dùng để ủ phân.
Chất thải thu gom được tại các bãi chôn lấp của Malaixia gồm nhiều loại phế thải khác nhau, hầu như không thể tách được các nguyên liệu tái chế (Khuyết danh, 2012).