Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số tỉnh thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 42)

Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Hà Nội

Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn, đã có nhiều cơ quan nghiên cứu giải quyết, trong đó có tổ chức từ thiện nước ngoài YWAM có đề án giải quyết vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam. Nguyên tắc của tổ chức này là không đầu tư 100%, mà cần có sự đóng góp của chính quyền địa phương và người dân. Để thực hiện dự án quản lý và xử lý chất thải tại thôn Lai Xá cần khoản kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành mô hình khoảng 400 – 500 triệu đồng (kể cả chi phí cho tuyên truyền và tập huấn).

Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ, một thùng đựng rác vô cơ và các loại không phân hủy được. Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưu nhiệt, co tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30 – 40m³. Khi quá trình ủ kết thúc, rác được đưa ra phơi khô, phần mùn được tận dụng làm phân bón. Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể tái chế được thu gom lại để bán cho các cơ sở tái chế, phần không thể tái chế được mang đi chôn lấp.

và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên được tổ chức YWAM cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt. Mô hình hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường.

Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý chất thải ở quy mô nhỏ. Một mô hình xử lý chất thải sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan và môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom chất thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh chất thải vứt bừa bãi.

Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn ở nước ta hiện nay. Với chi phí khoảng 400 – 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ sở xử lý chất thải với công suất từ 3 – 5 tấn/ngày.

Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý chất thải ở thôn Lai Xá cho thấy, để mô hình có thể thực hiện thành công thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt chất thải bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình (Tăng Thị Chính, 2006). 2.2.2.2. Kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế

Hiện nay, lượng CTRSH trong cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn Thừa Thiên Huế rất lớn.Việc thay đổi nếp sinh hoạt, từ vứt chất thải bừa bãi sang xử lý tập trung để làm sạch môi trường đang được các địa phương trong tỉnh quan tâm. Huyện Phú Vang hiện có 13/20 xã, thị trấn xây dựng được điểm trung chuyển thu gom để xử lý CTRSH. Huyện đã và đang xây dựng quy hoạch xử lý chất thải sinh hoạt để đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, trong những năm qua cũng đã có mô hình thu gom chất thải. Chất thải được phân loại ngay tại cộng đồng dân cư để dễ xử lý. Mô hình này mới đi vào hoạt động được vài năm nhưng đã tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế lâu nay được thực hiện chủ yếu theo hình thức chôn lấp, chưa có hệ thống xử lý mà chỉ chôn lấp thô nên có ảnh hưởng lớn đến mạch nước ngầm. Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế đưa mô hình xử lý chất

thải nông thôn quy mô nhỏ vào sử dụng tại một số địa phương. Công trình sử dụng phương pháp ủ và sử dụng chế phẩm EM, Befgmydt để xử lý chất thải, giảm tải được lượng CTRSH trong cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn hiện nay.

Tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, một trong những địa phương có lượng CTRSH lớn, bởi nơi đây tập trung 4 chợ buôn bán cho cả các vùng lân cận Diên Đại và Quảng Xuyên. Từ khi Phú Xuân được chuyển giao phương pháp ủ và sử dụng dụng chế phẩm EM, Befgmydt trong xử lý chất thải, mô hình này phát huy tác dụng nhanh chóng, làm cho người dân có ý thức hơn trong BVMT, giảm tải được lượng CTRSH trong dân cư (Khuyết danh, 2011).

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 Km, cách thủ đô Hà Nội 30 Km; huyện Yên Mỹ có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên. Với vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Mỹ có 89 dự án đầu tư, trong đó có 82 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động.

Huyện Yên Mỹ được tái lập từ 01/9/1999 có 17 đơn vị hành chính xã, thị trấn (gồm: 16 xã và 1 thị trấn): xã Đồng Than, xã Hoàn Long, xã Liêu Xá, xã Minh Châu, xã Ngọc Long, xã Nghĩa Hiệp, xã Tân Lập, xã Tân Việt, xã Thanh Long, xã Lý Thường Kiệt, xã Giai Phạm, xã Trung Hưng, xã Trung Hoà, xã Việt Cường, xã Yên Hoà, xã Yên Phú và Thị trấn Yên Mỹ.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Mỹ

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Mỹ (2015) 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Do nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện Yên Mỹ tương đối bằng phẳng, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, theo hướng chung của tỉnh Hưng Yên. Độ cao trung bình từ 2,5 đến 3,5m, cao nhất 4m, thấp nhất 1,5 đến 2m. Địa hình này không cản trở đến việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong quá trình phát triển nông nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 - 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng

8, 9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

3.1.1.4. Thủy văn

Huyện Yên Mỹ có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Con sông đào Bắc Hưng Hải chảy dọc từ bắc xuống đông nam, bao quanh huyện có sông Từ Hồ, sông Trung, sông Kim Ngưu. Ngoài ra, còn có các kênh dẫn nước chính như: Tam Bá Hiển, Trung Thủy Nông T11, T3,... chảy qua. Kết hợp với hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 9.250,14 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 5.626,86 ha chiếm 60,83%; đất phi nông nghiệp là 3.596,45 ha chiếm 38,88%; đất chưa sử dụng là 26,83 ha chiếm 0,29%.

b. Tài nguyên nước

Nhân dân trong huyện sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt từ 2 nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao, hồ, kênh mương nội đồng. Nguồn nước ngầm khá dồi dào. Về mùa khô, nước ngầm ở độ sâu 8 - 15m, mùa mưa ở độ sâu 6 - 8m.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Tổng dân số của huyện Yên mỹ là 141.386 người (năm 2015). Huyện Yên Mỹ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền bắc có dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Địa hình của huyện Yên Mỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung là đồng bằng không có đồi núi nên giao thông thuận tiện do đó thu hút được rất nhiều doanh nghiệp đến sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện và thu hút cả những lao động ở các nơi khác đến làm việc và sinh sống tại huyện, tuy nhiên dân số đông và mật độ dân số cao cũng đồng nghĩa với lượng chất thải sinh hoạt cũng sẽ tăng lên, gây ô nhiễm môi trường. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Mỹ 2011 – 2015 được thể hiện trong bảng 3.1.

Từ năm 2011 – 2015 dân số của huyện trung bình mỗi năm tăng khoảng hơn 1000 người, lao động trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng hơn 2000

người. Trong cơ cấu lao động của huyện thì lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 84,35% năm 2011 đến năm 2015 giảm xuống còn 54,67%, lao động phi nông nghiệp chiếm 15,65% năm 2011 đến năm 2015 tăng lên 45,33%. Sự chuyển dịch lao động đáng kể trên là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp nên người dân không còn đất để canh tác, thêm vào đó là một số diện tích đất nông nghiệp thấp trũng canh tác kém hiệu quả, người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp, trong khi đó trên địa bàn huyện có nhiều công ty đầu tư và sản xuất kinh doanh tại đây nên đã thu hút nhiều lao động tại địa phương.

Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo có giảm, kinh tế được phát triển, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đứng vững và phát triển. Thực hiện tốt chức năng dịch vụ phục vụ nông nghiệp và đời sống dân sinh, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, điện, nước và hoạt động văn hóa được đáp ứng tốt hơn.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Mỹ 2011 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

BQ SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 1. Tổng nhân khẩu Khẩu 136.127 100,00 136.947 100,00 138.086 100,00 139.560 100,00 141.386 100,00 101,067 101,308 101,188 Khẩu NN Khẩu 84.807 62,30 80.850 59,04 78.709 57,00 71.873 51,50 67.717 47,90 91,316 94,218 92,767

Khẩu phi NN Khẩu 51.320 37,70 56.097 40,96 59.377 43,00 67.687 48,50 73.669 52,10 113,995 108,838 111,417

2. Tổng số hộ Hộ 30.250 100,00 37.890 100,00 39.450 100,00 39.844 100,00 40.276 100,00 100,999 101,062 101,031 Hộ NN Hộ 21.992 72,70 25.386 67,00 25.520 64,69 25.699 64,50 25.843 64,16 100,701 100,560 100,631 Hộ phi NN Hộ 8.258 27,30 12.504 33,00 13.930 35,31 14.145 35,50 14.433 35,84 101,543 102,036 101,790 3. Tổng số lao động LĐ 81.240 100,00 89.300 100,00 91.021 100,00 93.007 100,00 94.892 100,00 102,182 102,027 102,105 Lao động NN LĐ 68.529 84,35 60.278 67,50 53.703 59,00 52.828 56,80 51.881 54,67 98,371 98,207 98,289 Lao động phi NN LĐ 12.711 15,65 29.022 32,50 37.318 41,00 40.179 43,20 43.011 45,33 107,667 107,048 107,358 4. Tỷ lệ sinh % 26,20 25,10 19,80 19,30 18,70 5. Tỷ lệ chết % 4,50 4,90 7,20 7,70 8,20 6. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 25,30 20,20 12,60 11,60 10,30

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Từ năm 2011 - 2015 kinh tế của huyện luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 14.493,62 tỷ đồng, trong đó ngành nông nghiệp đạt 2.042,15 tỷ đồng chiếm 14,09%, ngành công nghiệp đạt 6.649,67 tỷ đồng chiếm 45,88%, ngành thương mại dịch vụ đạt 5.801,80 tỷ đồng chiếm 40,03% tổng giá trị sản xuất.

14.09

45.88 40.03

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại, dịch vụ

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Mỹ năm 2015

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ (2016)

Giai đoạn 2011 - 2015 ngành công nghiệp, xây dựng có sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện như sau:

Khối ngành nông nghiệp chiếm 14,09%

Khối ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 45,88% Khối ngành thương mại, dịch vụ chiếm 40,03%

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 43,07% năm 2011 lên 45,88% năm 2015, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ cũng có xu hướng tăng từ 36,27% năm

2011 lên 40,03% năm 2015, riêng tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 20,66% năm 2011 xuống 14,09% năm 2015.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Mỹ thời kỳ 2011 - 2015

Năm Tổng GTSX (tỷ đồng)

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại, dịch vụ GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2011 7.585,36 1.795,41 20,66 3.246,88 43,07 2.543,07 36,27 2012 8.655,46 1.925,41 19,43 3.706,91 44,08 3.023,14 36,49 2013 11.355,61 1.163,00 16,88 7.432,34 44,77 2.760,27 38,35 2014 12.676,08 1.971,13 15,55 5.744,80 45,32 4.960,15 39,13 2015 14.493,62 2.042,15 14,09 6.649,67 45,88 5.801,80 40,03

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Mỹ (2016) 3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Cấp điện:

Huyện Yên Mỹ được cấp điện từ mạng lưới quốc gia 35KV thuộc trạm Phố Cao. Ngoài ra, huyện còn được cấp lưới điện quốc gia 10 KV từ trạm Khoái Châu và trạm trung gian Hưng Long. Mạng điện quốc gia đã được kéo về tới 17/17 xã, thị trấn để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; hiện đang xây dựng trạm 10 KV tại thị trấn Yên Mỹ để chủ động trong việc cấp điện trên địa bàn huyện.

Giao thông:

Toàn huyện có 655,01 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 30,78 Km; tỉnh lộ 37,6 Km; đường huyện 18,24 Km; đường xã quản lý 568,38 Km. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ phân bô đồng đều trên toàn lãnh thổ; trục Đông Tây có tuyến Quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội - Hải phòng đang triển khai xây dựng; trục Bắc Nam có tuyến Quốc lộ 39A và đường liên tỉnh Hà nội - Hưng Yên là điều kiện thuận lợi để lưu thông trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Văn hóa, thể thao:

Huyện đã tổ chức các hoạt động thông tin cổ động, vắn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Công tác quản lý

lễ hội lớn của huyện được quan tâm như lễ kỷ niệm ngày mất của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh... được quan tâm, các lễ hội diễn ra đảm bảo vui tươi, lành mạnh. Công tác văn hóa được tiếp tục, tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và lao động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được duy trì, công tác xây dựng làng văn hóa tiếp tục được quan tâm, đến nay toàn huyện có 78/85 làng văn hóa đạt 91,76% tổng số làng, 87% số hộ đạt gia đình văn hóa.

Hệ thống thư viện, tủ sách từ huyện đến cơ sở hoạt động có nề nếp, phục vụ độc giả ngày càng tốt hơn; thư viện huyện phục vụ từ 25 - 35 độc giả, cấp thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)