Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 81 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý ctrsh ở huyện Yên Mỹ

4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở

huyện Yên Mỹ

4.1.4.1. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Kinh tế phát triển sẽ tạo được nhiều việc làm cho người lao động, kéo theo đó là gia tăng dân số nhanh và mật độ dân số cao, đời sống nhân dân được nâng cao và khối lượng CTRSH thải ra hằng ngày cũng tăng nhanh. Vì vậy, khi kinh tế càng phát triển thì càng phải quan tâm tới công tác QLCTRSH tại địa phương.

Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện, đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động tốt hơn, phương tiện vận chuyển thu gom hiện đại, giảm được gánh nặng trong công việc, người lao động được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ an toàn vệ sinh lao động, được quan tâm hơn về mặt tai nạn nghề nghiệp, ảnh hưởng của chất độc hại, hiệu quả trong công việc cao hơn.

4.1.4.2. Trình độ chuyên môn của công nhân VSMT

Công nhân VSMT đa số đều là lao động không có trình độ chuyên môn, chưa được qua đào tạo, chưa được tập huấn thường xuyên về công tác thu gom và xử lý rác đối với các loại rác thải, người tham gia công việc hầu hết vì muốn có thêm thu nhập hoặc vì không kiếm được công việc, nghề nghiệp không ổn định, hoặc tham gia trong lúc điều kiện nông nhàn. Tại các xã, thị trấn cũng chưa thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho công nhân, có thể thấy trình độ của người lao động còn yếu kém, nên trong quá trình tiến hành thu gom, công nhân không phổ biến đến được cho người dân những điều cần lưu ý, không có nguyên tắc thu gom, rác thải thu gom cũng không được phân loại.

Trước tình hình đó yêu cầu đặt ra cần phải nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, đào tạo thường xuyên hơn cho cán bộ môi trường…

Bảng 4.12. Mức lương trả cho công nhân

ĐVT: triệu đồng Xã/thị trấn Mức lương Liêu Xá 3,5 Nghĩa Hiệp 3,8 Trung Hòa 3,5 Yên Mỹ 4,2

Qua bảng 4.12 mức lương trả cho công nhân VSMT tại các xã, thị trấn là khác nhau, điều này chủ yếu phụ thuộc vào trình độ tay nghề của từng công nhân và sự phát triển kinh tế của địa phương. Đa số họ đều tạm hài lòng với mức lương hiện tại, và đề nghị các cấp chính quyền địa phương cần có thêm một số ưu đãi và quan tâm hơn nữa để đời sống của công nhân VSMT được nâng cao hơn.

4.1.4.3. Thái độ, nhận thức trách nhiệm của người dân

Hiện nay nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường mặc dù đã được cải thiện và nâng cao trong những năm gần đây, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Đa số người dân biết được hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhưng để thực hiện tốt thì là một vấn đề còn rất xa vời. Như đã phân tích ở trên ý thức của người dân về đổ chất thải đúng nơi quy định, phân loại CTRSH và ý thức tham gia thu gom của người dân trên địa bàn còn chưa cao. Vẫn còn tồn tại những cá nhân vứt rác xuống ao hồ, mương, cống, rãnh,... làm tắc nghẽn cống, rãnh thoát nước, đốt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và gây khó khăn cho công nhân VSMT, khó khăn cả phân loại và thu gom rác thải. Cần phải thắt chặt hơn nữa, xử phạt nghiêm khắc hơn nữa với những trường hợp như vậy để tạo điều kiện cho công tác thu gom được diễn ra thuận lợi, để có thể bảo vệ môi trường, cảnh quan trên địa bàn tốt hơn. Mặt khác, vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ người dân tồn tại suy nghĩ chỉ cần sạch nơi mình ở và không quan tâm tới môi trường xung quanh. Họ cho rằng đó là trách nhiệm của công nhân VSMT, gia đình chỉ cần đóng tiền đầy đủ là hết trách nhiệm.

4.1.4.4. Công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường của địa phương

Giáo dục môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, mọi người đều phải có trách nhiệm tham gia. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường thì công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức là rất quan trọng. Mặc dù vậy hiện nay trên địa bàn công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường chưa được tốt. Có ý kiến của công nhân VSMT cho rằng tại các xã, thị trấn không thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ môi trường tới người dân. Hầu hết người dân chưa được tuyên truyền về lợi ích của phân loại CTRSH. Do vậy, công tác phân loại CTRSH của người dân còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)