Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý ctrsh ở huyện Yên Mỹ
4.1.3. Thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ
4.1.3.1. Thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt
a. Phân loại tại nguồn
CTRSH đã và đang gây ra áp lực lớn cho các khu dân cư. Khu dân cư có quy mô càng lớn, mức sống cư dân càng cao thì áp lực CTRSH càng tăng. Quá trình CNH – HĐH làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đồng thời lượng CTRSH thải ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, sự đa dạng về sản
phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đã làm cho CTRSH trở nên đa dạng về chủng loại và khó phân huỷ dẫn tới ô nhiễm môi trường. Do đó, cần làm tốt công tác xử lý CTRSH để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, mà việc làm trước hết là phải làm tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn. Vấn đề phân loại chất thải tại các hộ gia đình hay nói cách khác phân loại chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt môi trường và kinh tế, xã hội.
Theo kết quả điều tra có 32,86% (46/140) số hộ điều tra tiến hành phân loại CTRSH. Tuy nhiên việc phân loại cũng chỉ diễn ra ở mức độ đơn giản chủ yếu theo tiêu chí chất thải dễ phân hủy để riêng (thức ăn thừa, lá cây, cành cây, đất...), chất thải khó phân hủy để riêng (nilon, thủy tinh, sành, sứ...), chất thải tái sử dụng để riêng còn chất thải có thể tái chế (kim loại, nhựa, lon bia…) người dân tích lại sau đó đem bán cho những người thu mua phế liệu. Chất thải có thể tái chế sẽ được thu mua để phục vụ công tác tái chế. Hình thức tái chế, tái sử dụng không những mang lại hiệu quả trong công tác BVMT mà còn tiết kiệm được một khoản tiền với các hộ gia đình hiện nay.
Bảng 4.4. Tình hình phân loại CTRSH của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Xã Liêu Xá Xã Nghĩa Hiệp Xã Trung Hòa Thị trấn Yên Mỹ Tổng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1.Phân loại CTRSH tại nguồn
-Có 8 26,67 6 20,00 12 40,00 20 40,00 46 32,86
-Không 22 73,33 24 80,00 18 60,00 30 60,00 94 67,14
2. Sự cần thiết phải phân loại
-Cần thiết 19 66,33 19 66,33 16 53,33 32 64,00 86 61,43 -Không cần
thiết
11 36,67 11 36,67 14 46,67 18 36,00 54 38,57 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 50 100,00 140 100,00
Nguồn: Thông tin điều tra (2016)
Trong tổng số 140 hộ được điều tra có 86 hộ (chiếm 61,43%) trả lời nhận thấy cần thiết phải phân loại CTRSH tại nguồn, và 54 hộ (chiếm 38,57%) trả lời rằng không cần thiết phải phân loại CTRSH tại nguồn. Nhưng có tới 67,14% số hộ điều tra không tiến hành phân loại CTRSH tại nguồn. Qua đây nhận thấy có
một sự mâu thuẫn, tình trạng này không chỉ xảy ra ở riêng huyện Yên Mỹ mà là tình trạng chung của các khu dân cư. Nguyên nhân là do không có ai yêu cầu phân loại, mặt khác cũng là do không có thói quen và tập quán phân loại CTRSH tại nguồn. Muốn thay đổi thói quen này cần phải có thời gian dài tuyên truyền, vận động người dân.
Qua những con số trên cho thấy, đa số người dân đã hiểu được lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên vì một số lý do khách quan và chủ quan nên việc phân loại không thể phổ biến. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần phải có những quy định cụ thể trong vấn đề phân loại rác thải tại nguồn để phát huy tinh thần của người dân.
Bên cạnh đó tất cả công nhân vệ sinh môi trường được hỏi ở cả 3 xã và 1 thị trấn đều trả lời rằng: không tiến hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt khi thu gom cũng như khi tập kết tại các điểm thu gom chất thải rắn sinh hoạt, do họ không được yêu cầu và không có quy định nào trong việc phân loại chất thải. Từ đó, có thể nhận thấy hiện nay trên địa bàn huyện Yên Mỹ chưa có một hình thức quy định nào về vấn đề phân loại CTRSH trước khi thu gom. Đây cũng là một sự lãng phí lớn trong việc tận dụng nguồn CTRSH.
b. Hoạt động lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH hằng ngày từ các khu dân cư, các hộ gia đình được người dân cho vào túi nilon, thùng xốp, xô nhựa, bao dứa để trong khu vực gia đình hoặc trước cổng nhà để công nhân VSMT đi thu gom. Thời điểm thu gom thường là buổi sáng hoặc buổi chiều tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau. Tần suất đi thu gom hầu như là hàng ngày, ở một số nơi do lượng CTRSH ít nên có thể 2 -3 lần/tuần. Tại các khu chợ và các đường, tuyến phố vào cuối ngày CTRSH sẽ được ban quản lý chợ, công nhân vệ sinh đường phố đi thu gom và được vận chuyển đến các điểm tập kết chất thải. Các trụ sở cơ quan, trường học, khu vực công cộng có thùng rác công cộng để đựng chất thải.
Theo số liệu điều tra 100% số hộ được điều tra có vật dụng để chứa CTRSH. Thùng xốp, xô nhựa, túi nilon và bao dứa là những vật dụng thường được người dân sử dụng để chứa CTRSH. Vậy dụng chứa CTRSH được người dân sử dụng nhiều nhất là xô nhựa (67/140 hộ chiếm 47,86%) và thùng xốp (50/140 hộ chiếm 35,71%), còn túi nilon và bao dứa được sử dụng với tỷ lệ ít hơn lần lượt là 6,43% (9/140 hộ) và 10,00% (14/140 hộ).
Bảng 4.5. Vật dụng chứa chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra Vật dụng Vật dụng chứa CTRSH Xã Liêu Xá Xã Nghĩa Hiệp Xã Trung Hòa Thị trấn Yên Mỹ Tổng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Xô nhựa 12 40,00 15 50,00 14 46,67 26 52,00 67 47,86 Thùng xốp 15 50,00 10 33,33 12 40,00 13 26,00 50 35,71 Túi nilon 1 3,33 2 6,67 1 3,33 5 10,00 9 6,43 Bao dứa 2 6,67 3 10,00 3 10,00 6 12,00 14 10,00 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 50 100,00 140 100,00 Nguồn: Thông tin điều tra (2016)
Các hộ sử dụng xô nhựa, thùng xốp chiếm tỷ lệ cao vì đây là những vật dụng có độ bền cao, sức chứa nhiều, dễ di chuyển, có nắp đậy tránh gây mùi và có thể sử dụng được nhiều lần. Tỷ lệ hộ sử dụng xô nhựa cao nhất là thị trấn Yên Mỹ với 26/50 hộ chiếm 52,00% số hộ được điều tra, và tỷ lệ dùng thùng xốp cao nhất là xã Liêu Xá với 15/30 hộ chiếm 50,00%. Qua điều tra phỏng vấn được biết lý do chủ yếu là các hộ để CTRSH ngay trong nhà, để gần cổng, cửa lối ra vào, nên việc sử xô nhựa, thùng xốp để chứa CTRSH là tối ưu nhất và thuận tiện cho công việc thu gom.
Các hộ dân còn sử dụng túi nilon để chứa CTRSH. Tỷ lệ này lần lượt là: thị trấn Yên Mỹ 5/50 hộ chiếm 10,00%; xã Nghĩa Hiệp 2/30 chiếm 6,67%; xã Liêu Xá và xã Trung Hòa đều có 1/30 hộ chiếm 3,33%. Việc sử dụng túi nilon để chứa là: hiện nay người dân khi đi chợ, mua hàng hóa đều được đựng bằng túi nilon, người dân tận dụng các túi nilon to để đựng CTRSH hằng ngày và dùng một lần rồi bỏ đi, mặt khác đựng rác vào túi nilon tiện và dễ vận chuyển.
Bên cạnh đó còn có một số hộ sử dụng bao dứa. Tỷ lệ các hộ sử dụng bao dứa để đựng CTRSH chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ hộ sử dụng bao dứa cao nhất là thị trấn Yên Mỹ với 6/50 hộ chiếm 12%; xã Nghĩa Hiệp và xã Trung Hòa đều có 3/30 hộ chiếm 10,00%; và xã Liêu Xá có tỷ lệ sử dụng nhỏ nhất là 6,67% với 2/30 hộ. Tuy bao dứa có thể đựng được nhiều rác nhưng nó không thuận tiện cho
thu gom, dễ rách và cồng kềnh khi vận chuyển. Hiện nay, trên địa bàn nghiên cứu không còn hộ nào sử dụng hố rác để chứa rác.
Như vậy 100% số hộ điều tra đều có vật dụng chứa rác, việc lựa chọn vật dụng chứa rác của các hộ đều mang tính chất gọn nhẹ, dễ di chuyển, có sức chứa và phù hợp với điều kiện của từng hộ.
4.1.3.2. Thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt a. Mô hình thu gom CTRSH ở huyện Yên Mỹ
Tại huyện Yên Mỹ, rác thải nói chung, CTRSH nói riêng được công nhân VSMT đi thu gom bằng xe đẩy tay hoặc xe cải tiến rồi chuyển đến các điểm tập kết. Các công nhân VSMT đi thu gom chất thải từ hộ gia đình, từ đường phố và từ các thùng rác công cộng do các cơ quan, công trình công cộng thải ra, rồi chuyển đến các điểm tập kết để đưa đi xử lý. Tần suất đi thu gom CTRSH của công nhân VSMT là đều đặn hàng ngày trừ ngày tết, lễ hội của làng, hay những hôm mưa bão nên không thể đi thu gom được...; ngoài ra tại một số nơi dân cư thưa thớt, lượng CTRSH thải ra không nhiều và xa nơi tập kết chất thải thì tần suất đi thu gom của công nhân VSMT là 2 lần/tuần. Một số ít hộ gia đình không cần công nhân VSMT đi thu gom, mà trực tiếp mang CTRSH của gia đình mình ra nơi tập kết chất thải để đổ bỏ.
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt
Nguồn: Thông tin điều tra (2016)
Để việc BVMT của địa phương được thực thi có hiệu quả thì huyện Yên Mỹ nên xây dựng mô hình thu gom có hiệu quả và tiến hành thí điểm một số nơi. Chính quyền địa phương cần tổ chức tập huấn về kỹ năng phân loại CTRSH cho công nhân VSMT và tuyên truyền vận động người dân nên phân loại CTRSH
Rác từ hộ gia đình Rác từ đường phố Rác từ cơ quan,
Tổ thu gom CTRSH Thùng đựng rác công cộng
trước khi thu gom để có thể dễ dàng xử lý chất thải hơn và góp phần BVMT. b. Phương tiện vận chuyển và tập kết CTRSH ở huyện Yên Mỹ
Công nhân VSMT đi thu gom CTRSH chủ yếu bằng xe đẩy tay và xe cải tiến. Xe đẩy tay được trang bị nhiều nhất với 25 chiếc cho xã Liêu Xá, 25 chiếc cho xã Nghĩa Hiệp, 30 chiếc cho xã Trung Hòa và 40 chiếc cho thị trấn Yên Mỹ. Xe cải tiến được sử dụng ít hơn với số lượng từ 2 đến 6 chiếc.
Phương tiện vận chuyển CTRSH từ nơi tập kết đến nơi xử lý chủ yếu bằng xe công nông đầu ngang và xe cuốn ép rác. Số lượng xe công nông đầu ngang là 5 chiếc cho xã Liêu Xá, 5 chiếc cho xã Nghĩa Hiệp, xã Trung Hòa 6 chiếc và thị trấn Yên Mỹ 10 chiếc. Xe cuốn ép rác là phương tiện vận chuyển hiện đại nên chưa được trang bị nhiều, các xã được trang bị 2 chiếc, riêng thị trấn được trang bị 4 chiếc.
Bảng 4.6. Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ Phương tiện Xã Liêu Xá Xã Nghĩa Hiệp Xã Trung Hòa Thị trấn Yên Mỹ Tổng Xe đẩy tay 25 25 30 40 120 Xe cải tiến 2 2 4 6 10 Xe công nông đầu ngang 5 5 6 10 36 Xe cuốn ép rác 2 2 2 4 10
Nguồn: Thông tin điều tra (2016)
Theo điều tra thì công nhân VSMT cho biết họ không được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động: công nhân không được trang bị mũ bảo hộ lao động, áo lưới phản quang, kính bảo vệ theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Mỗi người thường chỉ được trang bị một bộ quần áo/năm; khẩu trang 5 cái/năm; găng tay 5 đôi/năm, ủng 1 đôi/năm. Công nhân VSMT cho biết với trang bị phương tiện lao động như trên thì họ chỉ dùng được vài tháng là hỏng rồi phải tự mua đồ mới để sử dụng.
4.1.3.3. Thực trạng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng
Ở huyện Yên Mỹ, hầu hết các phế liệu có giá trị như kim loại, giấy, báo, chai, lọ…. đều được các hộ gia đình phân loại tại nhà để tái sử dụng hoặc bán
cho người thu mua đồng nát. Phần phế thải còn lại được đổ vào xe thu gom và những phế liệu ít có giá trị hơn như bìa cứng, túi nilon… lại được những công nhân hoặc người nhặt rác tiếp tục phân loại từ các túi/thùng rác. Lượng rác thải tái chế dự tính khoảng 10 – 15% lượng rác thải từ hộ gia đình.
Theo thông tin từ phòng thống kê huyện Yên Mỹ, hiện có 124 đội VSMT với tổng số nhân công là 420 người tại 17 xã, thị trấn. Tại huyện, số lượng người tham gia vào hoạt động tái chế cũng như những người thu mua đồng nát cũng chiếm một số lượng không nhỏ, ước tính khoảng hơn 200 người. Lý do là vì họ làm việc không chính thức, không có thời gian cụ thể mà chỉ làm vào khoảng thời gian rảnh rỗi của nông vụ.
Các đại lý thu mua phế liệu nằm rải rác khắp nơi trên địa bàn huyện để mua các phế liệu có giá trị từ những người thu mua đồng nát hoặc từ công nhân đội VSMT thu gom. Sau đó các đại lý này bán cho các cơ sở sơ chế CTR nhỏ. Sau khi sơ chế, đóng thành các kiện hàng, các cơ sở sơ chế này lại bán chúng cho các nhà máy để tiếp tục chế biến thành các sản phẩm. Hiện trên địa bàn huyện có 22 đại lý thu mua phế liệu và 6 cơ sở sơ chế CTR.
Trong sơ đồ hệ thống tái chế, những người thu mua đồng nát, công nhân đội VSMT là những người có thu nhập thấp nhất từ các hoạt động tái chế, đồng thời thu nhập của họ cũng không ổn định, trong khoảng 20.000 – 50.000 đồng, có khi đến 100.000 đồng/người/ngày. Bình quân họ có thể kiếm từ 12 đến 20 triệu đồng/năm. Đa số họ là nông dân với trình độ thấp, đi làm vào lúc mùa vụ nông nhàn. Họ là những người nghèo nhưng có những nỗ lực của họ thực sự đáng ngạc nhiên. Một số người thu mua đồng nát hay công nhân đội VSMT đã nuôi con ăn học đến trình độ đại học. Những người thu mua đồng nát thường đi thu mua trên các đường, ngõ ngách bằng xe đạp. Sơ đồ dưới đây mô tả hệ thống tái chế của huyện:
Sơ đồ 4.3. Hệ thống tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ Nguồn: Thông tin điều tra (2016) Nguồn: Thông tin điều tra (2016) 4.1.3.4. Vị trí, quy mô điểm thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
a. Vị trí, quy mô điểm thu gom CTRSH
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởi vì chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, khu công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả ở các khu vực trống.
Hộ gia đình
Người thu mua đồng nát Công nhân VSMT
Đại lý thu mua đồng nát
Cơ sở sơ chế CTR
Nhà máy
Bán Đổ vào xe thu gom
Bán
Bán
Do đó, việc thu gom là một trong những vấn đề cần xem xét, bởi vì chỉ cần cải tiến một phần trong hoạt động thu gom thì có thể tiết kiệm đáng kể chi phí chung. Do vậy, vị trí điểm thu gom cũng là một nhân tố quan trọng để giảm thiểu chi phí trong việc thu gom. Vị trí điểm thu gom gần khu dân cư thì có thể tiết kiệm được chi phí do khoảng cách từ nơi phát thải (hộ gia đình, khu dân cư) đến điểm thu gom gần hơn nhưng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân do ô nhiễm. Ngược lại, vị trí điểm thu gom xa khu dân cư thì làm tăng chi phí thu gom do nơi phát thải xa điểm thu gom nhưng lại ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Mỹ có 48 điểm thu gom, các điểm thu gom đều có quy mô nhỏ và đều có vị trí gần với khu dân cư cho công nhân VSMT thuận lợi cho việc thu gom, do vậy ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của