Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 57)

3.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

- Chỉ tiêu về số hộ, số nhân khẩu, cơ cấu nhân khẩu

- Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cơ sở y tế, giáo dục - Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng giá trị thu nhập, tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế

3.2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Chỉ tiêu về nguồn gốc phát sinh CTRSH;

- Chỉ tiêu về tổng lượng CTRSH phát sinh của các cơ quan đơn vị và hộ dân trên địa bàn nghiên cứu;

- Chỉ tiêu về thành phần CTRSH;

- Chỉ tiêu về vật dụng chứa rác, thời gian vứt rác của hộ điều tra; - Chỉ tiêu về trang thiết bị, mức lương cho công nhân VSMT;

- Chỉ tiêu nhận xét về nhận thức của người dân trong công tác thu gom, phân loại CTRSH;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH Ở HUYỆN YÊN MỸ

4.1.1. Thực trạng hệ thống quản lý hành chính chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ huyện Yên Mỹ

4.1.1.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ

Hệ thống tổ chức QLCTRSH tại Hưng Yên được minh họa như sơ đồ 4.1. Mỗi một cơ quan, ban ngành nắm giữ những trách nhiệm riêng. Chính quyền tỉnh dựa vào các chính sách quy định của cấp trên và ban hành thêm các quy chế quy định về QLCTRSH trên địa bàn toàn tỉnh.

UBND tỉnh giao nhiệm vụ và phân cấp quản lý cho UBND huyện, thành phố cùng các tổ chức chính trị xã hội và các sở liên quan tham mưu để tăng cường công tác quản lý, giảm ô nhiễm môi trường.

UBND huyện cùng các phòng ban liên quan giao nhiệm vụ cho UBND xã, phường, thị trấn. Các phòng chức năng căn cứ vào các quy định quản lý xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát đánh giá công tác VSMT nói chung và QLCTRSH nói riêng tại các xã, phường, thị trấn. Thông qua các tổ chức chính trị xã hội để phát động các chương trình hành động nhằm giải quyết các mục tiêu của QLCTRSH.

UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp triển khai các quy chế, quy định của huyện, thành phố, đồng thời quy định bổ sung thêm một số nội dung phù hợp với địa bàn từng địa phương về QLCTRSH. UBND xã, phường, thị trấn phối hợp cùng với đội VSMT địa phương giải quyết vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

Đội VSMT thực hiện chức năng, nhiệm vụ được huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn ủy quyền tổ chức thực hiện việc QLCTRSH thông qua các quy định, cam kết với các tổ chức cơ sở SXKD, dịch vụ, vận chuyển, xử lý CTRSH.

Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ (2016)

Cơ chế QLCTRSH tại huyện Yên Mỹ mang tính thống nhất trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện kết hợp với các phòng ban liên quan thực hiện các công việc liên quan tới QLCTRSH, rất thuận lợi cho việc chỉ đạo và điều hành. Chính quyền từng địa phương sẽ chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh về

UBND huyện Các tổ chức chính trị, xã hội Phòng Kế hoạch Phòng TNMT Phòng Tài chính Phòng Công thương Phòng Xây dựng Giao nhiệm vụ UBND xã, phường, thị trấn Đội VSMT Nguồn phát sinh CTRSH Giao nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ, quản lý, giám sát

Quản lý, giám sát thực hiện

Thu gom Tuyên truyền vận động BVMT

CTRSH. Tuy nhiên, bên cạnh một số ưu điểm của mô hình thì vẫn còn nhiều nhược điểm, bởi đây là mô hình cổ điển và cứng nhắc. Do nguồn phát sinh CTRSH diễn ra ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển của KTXH nên các chính sách, quy định về quản lý cũ đã không còn hợp lý, không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời. Việc kiểm tra giám sát xử lý các vi phạm rất khó khăn, đồng thời chi phí cho QLCTRSH lại quá lớn trong khi đó ngân sách của tỉnh không đáp ứng đủ.

4.1.1.2. Các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt a. Văn bản của Chính phủ

– Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

– Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR;

– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050;

– Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dậy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

– Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020;

– Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại;

– Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

– Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

– Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.

b. Văn bản của địa phương:

- Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên về Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.

- Đề án Bảo vệ môi trường huyện Yên Mỹ giai đoạn 2015 – 2020. 4.1.2. Thực trạng nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ 4.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Huyện Yên Mỹ vốn được biết đến là một địa phương đang phát triển với sự gia tăng của các khu công nghiệp tạo được nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương, kéo theo đó là đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên, đi cùng với đó thì lượng CTRSH thải ra ngoài môi trường cũng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ năm 2015 thì CTRSH của huyện được phát sinh từ những nguồn sau:

Bảng 4.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ năm 2015

STT Nguồn thải Khối lượng

(tấn/năm) Tỷ lệ (%)

1 Khu dân cư và các hộ gia đình 40.267 74,29

2 Các khu thương mại dịch vụ 639 1,18

3 Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất 10.328 19,05 4 Hệ thống trường học và các ban ngành 654,5 1,21

5 Khu vui chơi, giải trí 183,5 0,34

6 Các cơ sở y tế 2096,5 3,87

7 Chất thải từ nông nghiệp 34 0,06

Tổng cộng 54.202,5 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Yên Mỹ (2016)

Qua bảng 4.1 ta có thể thấy tổng lượng chất thải trên địa bàn huyện trong năm 2015 là 54.202,5 tấn, trong đó nguồn thải CTRSH tập trung nhiều nhất ở hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khu vực này thải ra một lượng lớn (40.267 tấn/năm) chiếm 74,29% tổng lượng CTRSH được thải ra. Hiện nay với xu hướng phát triển ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ nên ngành nông nghiệp đang dần dần không còn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Yên Mỹ nữa, nên lượng CTRSH phát sinh ra từ nông nghiệp là ít nhất (34 tấn/năm) chiếm 0,06%.

4.1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khi xã hội ngày càng tiến bộ, khoa học – công nghệ ngày càng phát triển đã sản xuất ra nhiều sản phẩm tiện dụng, hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Chính vì thế mà việc tiêu dùng của con người cũng kéo theo lượng chất thải tăng lên và thành phần cũng phức tạp. Mặt khác thành phần chất thải lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển của xã hội, vậy nên vấn đề chất thải đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội nói chung và chính quyền địa phương và người dân nơi đây nói riêng.

Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ năm 2015

STT Nguồn phát sinh CTRSH Thành phần CTRSH

1 Nhà ở, khu dân cư Thực phẩm thừa, giấy, vải, gỗ, cao su, nhựa, thủy tinh, kim loại, nilon,...

2 Chợ, khu thương mại Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.

3 Công ty, cơ quan công sở Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuốc lá, bã chè, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.

4 Đường phố, khu vui chơi giải trí

Rác vườn, cành cây cắt tỉa, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí 5 Khu xây dựng Gạch, bêtông, thép, gỗ, thạch cao, bụi…

6 Khu công nghiệp Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các chất thải rắn sinh hoạt.

7 Đồng ruộng, trang trại Thực phẩm bị thối rữa, sản phẩm nông nghiệp thừa, nilon, chai lọ, chất thải nguy hại.

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Yên Mỹ (2016)

Theo báo cáo của Phòng thống kê huyện Yên Mỹ cho biết thành phần chất thải trên địa bàn huyện không cố định mà khá đa dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Báo cáo cho biết thêm: nguồn phát sinh chất thải lớn nhất trên địa bàn xuất phát chủ yếu từ các hộ dân (chiếm 74,29% lượng chất thải phát sinh toàn huyện); thành phần chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 68,32%; thành phần chất thải vô cơ là 24,45%. Cuối cùng, thành phần chất thải có thể tái sử dụng là nhựa chiếm tỷ lệ 7,23%. Do vậy, trong quá trình thu gom chất thải cần lưu ý đến khả năng thu hồi và tái sử dụng các loại chất thải này.

4.1.2.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

CTRSH hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách, các cơ quan quản lý có trách nhiệm hướng dẫn, phân công trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường nói chung và phân loại, thu gom, xử lý CTRSH nói riêng. Lượng CTRSH bình quân trên địa bàn huyện phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng xã, thị trấn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Phòng thống kê huyện Yên Mỹ, lượng CTRSH trên địa bàn huyện năm 2015 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ năm 2015 STT Xã, thị trấn KL CTRSH (tấn/ngày) KL CTRSH (tấn/năm) 1 Xã Đồng Than 8,5 3.102,5 2 Xã Giai Phạm 10,5 3.832,5 3 Xã Hoàn Long 7,0 2.555 4 Xã Liêu Xá 11,5 4.197,5 5 Xã Minh Châu 6,5 2.372,5 6 Xã Nghĩa Hiệp 11,0 4.015 7 Xã Ngọc Long 9,5 3.467,5 8 Xã Tân Lập 11,0 4.015 9 Xã Tân Việt 4,0 1.460 10 Xã Thanh Long 9,5 3.467,5 11 Xã Trung Hòa 11,5 4.197,5 12 Xã Trung Hưng 10,0 3.650 13 Xã Thường Kiệt 8,0 2.920 14 Xã Việt Cường 5,0 1.825 15 Xã Yên Hòa 4,5 1.642,5 16 Xã Yên Phú 7,5 2.737,5 17 Thị trấn Yên Mỹ 13,0 4.745 Tổng 148,5 54.202,5

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Yên Mỹ (2016)

Bảng 4.3 cho ta thấy lượng CTRSH phát sinh trên các xã, thị trấn khác nhau thì có sự chênh lệch nhau. Ở những nơi có mật độ dân cư đông, tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp thì có lượng CTRSH phát sinh nhiều như thị trấn Yên Mỹ, xã Liêu Xá, xã Nghĩa Hiệp, xã Trung Hòa và xã Tân Lập từ 11 – 13 tấn/ngày. Những nơi có mật độ dân số thấp, ít cơ sở sản xuất kinh doanh thì lượng CTRSH phát sinh chỉ khoảng 4 – 5 tấn/ngày như xã Tân Việt, xã Yên Hòa, xã Việt Cường.

4.1.3. Thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ 4.1.3.1. Thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt 4.1.3.1. Thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt

a. Phân loại tại nguồn

CTRSH đã và đang gây ra áp lực lớn cho các khu dân cư. Khu dân cư có quy mô càng lớn, mức sống cư dân càng cao thì áp lực CTRSH càng tăng. Quá trình CNH – HĐH làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đồng thời lượng CTRSH thải ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, sự đa dạng về sản

phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đã làm cho CTRSH trở nên đa dạng về chủng loại và khó phân huỷ dẫn tới ô nhiễm môi trường. Do đó, cần làm tốt công tác xử lý CTRSH để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, mà việc làm trước hết là phải làm tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn. Vấn đề phân loại chất thải tại các hộ gia đình hay nói cách khác phân loại chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt môi trường và kinh tế, xã hội.

Theo kết quả điều tra có 32,86% (46/140) số hộ điều tra tiến hành phân loại CTRSH. Tuy nhiên việc phân loại cũng chỉ diễn ra ở mức độ đơn giản chủ yếu theo tiêu chí chất thải dễ phân hủy để riêng (thức ăn thừa, lá cây, cành cây, đất...), chất thải khó phân hủy để riêng (nilon, thủy tinh, sành, sứ...), chất thải tái sử dụng để riêng còn chất thải có thể tái chế (kim loại, nhựa, lon bia…) người dân tích lại sau đó đem bán cho những người thu mua phế liệu. Chất thải có thể tái chế sẽ được thu mua để phục vụ công tác tái chế. Hình thức tái chế, tái sử dụng không những mang lại hiệu quả trong công tác BVMT mà còn tiết kiệm được một khoản tiền với các hộ gia đình hiện nay.

Bảng 4.4. Tình hình phân loại CTRSH của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Xã Liêu Xá Xã Nghĩa Hiệp Xã Trung Hòa Thị trấn Yên Mỹ Tổng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1.Phân loại CTRSH tại nguồn

-Có 8 26,67 6 20,00 12 40,00 20 40,00 46 32,86

-Không 22 73,33 24 80,00 18 60,00 30 60,00 94 67,14

2. Sự cần thiết phải phân loại

-Cần thiết 19 66,33 19 66,33 16 53,33 32 64,00 86 61,43 -Không cần

thiết

11 36,67 11 36,67 14 46,67 18 36,00 54 38,57 Tổng 30 100,00 30 100,00 30 100,00 50 100,00 140 100,00

Nguồn: Thông tin điều tra (2016)

Trong tổng số 140 hộ được điều tra có 86 hộ (chiếm 61,43%) trả lời nhận thấy cần thiết phải phân loại CTRSH tại nguồn, và 54 hộ (chiếm 38,57%) trả lời rằng không cần thiết phải phân loại CTRSH tại nguồn. Nhưng có tới 67,14% số hộ điều tra không tiến hành phân loại CTRSH tại nguồn. Qua đây nhận thấy có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)