Giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở

4.2.2. Giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

huyện Yên Mỹ

4.2.2.1. Tăng cường quản lý nguồn thải * Hộ gia đình

Phân loại chất thải tại nguồn thành 2 loại vô cơ, hữu cơ hoặc nhiều hơn nhằm lấy ra các loại chất thải có giá trị tái chế (mua bán, trao đổi) cao, đặc biệt là các loại chất thải nguy hại ra khỏi thành phần chất thải hữu cơ (thực phẩm rau củ quả thức ăn dư thừa,…) và rác vườn ngay tại nguồn thải để tạo nguồn hữu cơ sạch có khả năng phân hủy sinh học để sản xuất compost, phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao sử dụng trong công nghiệp, đồng thời có thể thu khí để đốt, phát điện.

Phân loại chất thải rắn thành nhiều loại (2 loại hoặc nhiều hơn 2 loại) sẽ nâng cao hiệu quả của hệ thống tái chế (kỹ thuật - công nghệ, kinh tế xã hội) các loại chất thải, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất, giảm việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (tái tạo và không tái tạo) và giảm việc sử dụng năng lượng (sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên, năng lượng).

Như vậy, giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn một mặt làm giảm trực tiếp khối lượng chất thải phải chôn lấp, tạo nguồn nguyên liệu hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học để sản xuất compost, phân hữu cơ vi sinh, thu khí phát điện, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu chất thải vô cơ có khả năng tái chế tái sử dụng. Từ đó sẽ đưa đến việc tiết kiệm nguồn tài nguyên, hạn chế sử dụng năng lượng trong sản xuất. Vì vậy phân loại chất thải tại nguồn chính là giải pháp có hiệu quả kinh tế hữu hiệu trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

* Thôn xóm

- Phối hợp với tổ vệ sinh môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Thông qua các buổi họp dân, họp xóm, có thể truyền đạt qua người thu gom, qua các cán bộ được người dân tín nhiệm tới các hộ gia đình về kỹ thuật và lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Quy định việc để chất thải đúng nơi quy định, đúng giờ, không vứt bừa bãi ra đường, ngõ để công nhân vệ sinh môi trường đi thu gom.

- Ra nội quy về giữ gìn vệ sinh môi trường trong hộ gia đình và đường làng ngõ xóm. Có phần thưởng khuyến khích những hộ gia đình thực hiện tốt và góp ý đối với hộ vi phạm, chưa thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường.

- Mỗi thôn, xóm nên có người phụ trách quản lý môi trường để giảm thiểu và ngăn chặn kịp thời các bãi rác phát sinh, bãi rác nhỏ ven đường. Có bộ phận quản lý riêng thường xuyên theo dõi để đảm bảo lượng chất thải không bị quá tải, đảm bảo bãi chất thải được xử lý an toàn, tránh các trường hợp như rỉ nước từ chất thải làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây mùi nồng nặc tại các khu dân cư… * Xã

- Trước khi thu gom cần tiến hành phân loại CTRSH tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại trước khi đem thải bỏ. Cần hạn chế việc sử dụng các loại túi nilon, đồ hộp đựng thức ăn… Tái chế những phế liệu như vỏ lon, chai nhựa, đồ dùng vỡ hoặc không sử dụng được nữa, đối với những thực phẩm dư thừa thì tận dụng cho chăn nuôi…

- Quá trình thu gom nên được thực hiện thường xuyên hơn, nhất là đối với các hộ kinh doanh, dịch vụ, chợ, quán ăn, quán nước…để tránh tình trạng chất thải tồn đọng quá nhiều.

- Tạo thói quen cho người dân bằng cách tạo các địa điểm thu gom tập trung. Đầu tư các thùng rác công cộng trên các tuyến đường; các thùng rác phân loại tại địa điểm đổ CTRSH tập trung nhằm thực hiện được công tác phân loại chất thải mà công tác thu gom cũng đơn giản hơn.

- Cần tiến hành thu gom, vận chuyển đến đúng nơi quy định. Đảm bảo xe chở CTRSH đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, tránh tình trạng rơi vãi, phát tán mùi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

- Bảo đảm trang thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển an toàn, dụng cụ bảo hộ lao động cho người trực tiếp thu gom như: quần áo, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, kính…Các trang thiết bị vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi lưu thông. Cần sửa chữa, bảo trì và vệ sinh các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải thường xuyên.

- Ngoài ra thiết lập hệ thống phí thu gom riêng cho từng hộ. Đối với các hộ sản xuất kinh doanh, các loại chất thải độc hại, các hóa chất… cần có mức phí thu gom cao hơn, để tăng chi phí xử lý các loại chất thải này.

4.2.2.2. Hoàn thiện mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt a. Các mô hình

* Mô hình tổ thu gom

Hầu hết các xã/thị trấn của huyện Yên Mỹ đều có mô hình tổ thu gom chất thải. Mỗi thôn xóm thành lập các tổ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, mỗi tổ thu

gom phụ trách một khu vực nhất định. Tổ thu gom có nhiệm vụ đi thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, đường phố nơi tổ mình phụ trách và đưa ra bãi tập kết để xe chuyên dụng vận chuyển tới nơi xử lý. Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt đã được các hộ gia đình thu gom vào túi nilon, vào thùng chứa của gia đình và đưa ra đầu cổng, đầu ngõ để đội thu gom vận chuyển ra bãi tập trung. Mỗi thôn, xóm có quy định riêng, có thể là thu gom hằng ngày hoặc mỗi tuần thu gom 2-3 lần, mọi người dân đều có ý thức trách nhiệm cao về vệ sinh môi trường trong khuôn viên gia đình và đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng.

* Mô hình hợp tác xã thu gom

Trong thời gian qua việc thành lập mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nơi công cộng và khu dân cư là điều cần thiết. Tại huyện Yên Mỹ, một số nơi của xã Việt Cường, Hoàn Long, Đồng Than, Thanh Long,... đã thành lập mô hình Hợp tác xã thu gom do Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân hoặc do các trưởng thôn quản lý. Định kỳ hằng ngày hoặc 2-3 lần/tuần tùy từng địa phương, các thành viên của hợp tác xã thu gom sẽ đi thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư tới các nơi tập kết. Ngoài tổ chức cho thành viên tổng dọn vệ sinh môi trường theo định kỳ, hợp tác xã thu gom còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của hội viên cũng như nhân dân trong việc ăn ở hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường,…

* Mô hình tổ tự quản

Để phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường, một số địa phương đã tích cực triển khai mô hình điểm khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường như một số thôn của các xã Yên Phú, Thường Kiệt, Tân Việt,... Vì là khu dân cư tự quản nên lượng chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực này do người trong khu dân cư phụ trách thu gom và vận chuyển đến nơi tập kết, ngoài ra khu dân cư còn tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm định kỳ để giữ gìn vệ sinh môi trường.

Từ khi thành lập mô hình tổ tự quản thu gom chất thải, việc bảo vệ môi trường thôn xóm được cải thiện, các ngõ xóm, sông ngòi không còn rác thải ô nhiễm, đời sống và sức khỏe của nhân dân được bảo đảm. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên, từng bước đưa công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng. Đây là mô hình bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực cần được nhân rộng.

b. Thành lập mới tổ thu gom CTRSH

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, huyện Yên Mỹ luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, làm cho cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong 3 mô hình thu gom trên thì mô hình nào cũng có những kết quả nhất định: giảm lượng chất thải vứt bừa bãi, giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ,... Nhưng hiệu quả nhất là mô hình trực tiếp có sự tham gia của người dân địa phương, vì là môi trường mà mình sống, sinh hoạt nên khi tham gia thu gom, don dẹp vệ sinh trực tiếp tại khu dân cư của mình thì người dân sẽ có trách nhiệm hơn.

Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ môi trường là cần thiết và thông qua việc xây dựng mô hình điểm “tự quản bảo vệ môi trường, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra” để dân tự quản tham gia xây dựng, bổ sung hương ước, quy ước cộng đồng nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tự quản bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; góp phần xây dựng khu dân cư văn hóa, làng văn hóa...

Sơ đồ 4.4. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới

Nguồn: Dự kiến của tác giả (2016) 4.2.2.3. Hoàn thiện mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt

a. Các mô hình

* Xử lý chất thải rắn sinh hoạt dễ phân hủy

Chất thải dễ phân hủy có thể được xử lý ngay tại vườn của các hộ gia đình bằng cách đào các hố xử lý chất thải để người dân đổ phần chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian chất thải sẽ mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.

Với những hộ không có vườn để đào hố thì phương pháp xử lý chất thải bằng thùng nhựa cũng tương tự. Trong thùng có rắc chế phẩm phân vi sinh gốc EM đã được pha chế và đậy kín nắp. Sau mấy ngày chất sẽ bị phân hủy dần, trong vòng 4 tuần toàn bộ chất thải trong hố sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy

Chất thải tái chế, tái sử dụng

Phần chất thải còn lại Chất thải rắn sinh hoạt

Phân loại

Thu gom

Điểm tập kết Chất thải hữu

cơ dễ phân hủy

Ủ thành phân

Chất thải khó phân hủy

Bón cho cây trồng

Tập kết Bán phế liệu

thành phân hữu cơ compost dùng để bón cho cây trồng rất tốt và tiện lợi.

Chất thải rắn sinh hoạt dễ phân hủy được xử lý theo phương pháp này có thể giảm thiểu được lượng chất thải cần phải thu gom và xử lý, giải quyết được lượng chất thải hữu cơ của hộ gia đình, không gây ô nhiễm môi trường, và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ compost rất tuyệt vời đối với các loại các loại cây trồng. * Xử lý chất thải rắn sinh hoạt khó phân hủy

Đối với chất thải rắn sinh hoạt khó phân hủy thì được chia làm 2 loại đó là chất thải tái chế và không tái chế. Chất thải tái chế là các loại có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy, kim loại, các loại nhựa, thủy tinh.... Còn lại các loại chất thải không tái chế là phần thải bỏ như gạch, đá, sành xứ,…

Đối với chất thải tái chế, hộ gia đình có thể tận dụng để dùng hoặc bán lại cho người thu mua đồng nát để tái chế. Còn lại chất thải không tái chế để tổ vệ sinh môi trường đi thu gom về các điểm tập kết, sau đó vận chuyển đến nơi xử lý bằng các xe chuyên dụng.

Ở những nơi dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi, không thể tiến hành thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, các hộ gia đình phải tự thu gom, xử lý tại chỗ bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt thủ công và vẫn còn tình trạng một số hộ không thu gom, xử lý chất thải mà vứt bừa bãi ra ao, hồ, kênh, mương, bãi đất trống,... Do đó, để hạn chế những tác hại mà đốt chất thải ngoài trời và vứt chất thải ra ngoài môi trường thì các hộ gia đình cần tiến hành phân loại chất thải và cần xây dựng một lò đốt chuyên dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình.

b. Các phương pháp * Phương pháp đốt

Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có chất thải độc hại được chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy được. Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí. Tro xỉ được chôn lấp.

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các nghành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.

* Phương pháp chôn lấp

Trong các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một khu vực và có phủ đất lên trên.

Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn không tái chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp. Phương pháp chôn lấp cũng thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho chất thải nguy hại.

* Phương pháp ủ sinh học

Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ.

Đối với quy mô nhỏ (ví dụ như trang trại chăn nuôi), chất thải hữu cơ có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo đống. Đối với quy mô lớn có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp. Nhiệt độ, độ ẩm và độ thông khí được kiểm soát chặt chẽ để quá trình ủ là tối ưu.

* Phương pháp tái chế

Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi.

* Phương pháp theo dây chuyền công nghệ

bằng phương pháp nhiệt phân có tái sử dụng nhiệt năng ở các dạng khác nhau. Xử lý bằng phương pháp nhiệt phân: thiêu đốt thông thường, thiêu đốt có tận dụng nhiệt, thiêu đốt bằng công nghệ plasma, phương pháp cacbon hoá… mặc dù chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao nhưng sẽ là biện pháp thay thế cho phương pháp chôn lấp.

c. Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật xử lý CTRSH

– Lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tư các trung tâm xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

– Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng giảm thiểu lượng chất thải rắn chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)