Chủ trương của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 25 - 29)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chỗ đứng chân trên địa bàn

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ

Trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân dân cả nước nói chung và quân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã đứng lên đấu tranh kiên cường chống lại mọi sự đàn áp, bóc lột của đế quốc thực dân, thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách bóc lột về kinh tế, đàn áp về chính trị, đồi trụy về văn hóa. Mặc dù nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đứng lên đấu tranh quyết liệt trên tất cả các mặt nhưng do lực lượng còn non trẻ, kinh nghiệm còn thiếu, bên cạnh đó cũng chưa biết kết hợp lực lượng dân quân trong tỉnh, các cuộc đấu tranh chống lại Pháp diễn ra mang tính tự phát, lẻ tẻ nên hầu hết mọi cuộc đấu tranh, mọi phong trào của quân dân lúc bấy giờ đều bị thực dân Pháp dập tắt nhanh chóng, quân Pháp liên tục mở những trận càn quét vào các cơ quan đầu não của tỉnh khiến Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh điêu đứng, không kịp trở tay, luôn rơi vào tình thế bị động. Trước tình hình trên Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu tình hình cách mạng và thực hiện theo chủ trương của Trung ương Đảng là phải tích cực đoàn kết nhân dân, nghiên cứu tình hình của đối phương để có thể đưa ra nhanh chóng kịp thời những biện pháp chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Bên cạnh đó thì công tác hậu cần sau lưng địch là một trong những vấn đề hết sức quan trọng lúc bấy giờ, để có thể đưa cách mạng giành thắng lợi thì việc xây dựng lực lượng cách mạng là một vấn đề hết sức cấp thiết, tháng 5-1947, Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập để thống nhất về việc tổ

chức dân quân tự vệ và du kích trên cả nước, nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho nam nữ chiến sĩ dân quân, tự vệ và du kích trên cả nước, xác định rõ vị trí chiến lược của lực lượng này trong chiến tranh cách mạng. Theo đó, “dân quân tự vệ và du kích là lực lượng toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là 1 bức tường sắt của tổ quốc. Vô luận kẻ thù hung bạo thế nào, hễ động vào lực lượng đó, bức tường đó thì cũng phải tan ra” [53, tr.174]. Thực hiện chủ trương trên của Trung ương Đảng, cùng với các địa phương trong cả nước, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã chủ trương xây dựng, đẩy mạnh và tổ chức hoàn chỉnh tổ chức lực lượng quân tự vệ, tổ chức xây dựng cơ sở, huấn luyện sử dụng vũ khí và tiến hành chiến tranh, đồng thời Đảng bộ cũng chủ trương thành lập các tiểu đoàn chủ lực của tỉnh, kiện toàn bộ đội huyện. Bên cạnh việc chú trọng xây dựng lực lượng để tiến hành đấu tranh nhân dân khi có thời cơ, Đảng bộ cũng luôn chú trọng xây dựng chỗ đứng chân cho cách mạng, là nơi mà có thể cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến, phục vụ kháng chiến lâu dài. Đến cuối năm 1949, toàn bộ tỉnh Bắc Ninh đã bị thực dân Pháp chiếm đóng, lúc này cuộc chiến đấu của giữa quân dân tỉnh Bắc Ninh và thực dân Pháp trở nên gay go quyết liệt hơn bao giờ hết, cuộc chiến đang ở trong tình thế cài răng lược. Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy vấn đề được Đảng bộ quan tâm đó là để có thể tạo được chỗ đứng chân, làm bàn đạp tấn công địch, tạo thế vững chắc tấn công đối phương, giành quyền quyền chủ động trên chiến động trên chiến trường, xây dựng và phát triển cơ sở và lực lượng kháng chiến, đồng thời biến hậu phương của địch thành hậu phương của ta. Tỉnh ủy đã chủ trương xây dựng và thiết lập khu du kích ngay trong lòng địch để bám sát địch mà hoạt động, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng của chúng, giữ vững cơ sở” [66, tr.1]. Đây là một chủ trương đúng đắn và xuyên suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Ninh. Bởi vì chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi lực lượng vũ trang nhân dân có chỗ đứng chân vững chắc, có hậu phương cung cấp đầy đủ nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến.

Ngày 11-12-1949, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã triệu tập hội nghị bàn về việc thành lập căn cứ du kích, việc xây dựng căn cứ du kích là một nội dung

chiến lược trong đường lối quân sự của Đảng, Đảng bộ đã vận dụng sáng tạo thực tiễn trên cơ sở phân tích thế trận giữa quân dân Bắc Ninh với đế quốc Pháp. Nghị quyết cũng chỉ rõ:

“Khu du kích là: một hình thức thấp hơn căn cứ du kích.. nơi đó, du kích chiến tranh đã phát triển, cơ sở ta có, khi thì ta làm chủ, khi thì địch làm chủ nhưng dân vẫn về ta.

Căn cứ du kích cao hơn khu du kích, cũng ở trong lòng địch và nơi đó: cơ sở ta vững chắc nhân dân chiến tranh phát triển, nơi dựa của cán bộ, bộ đội, phát triển và đánh sạch địch; địch có thể tấn công càn quét tấn công ta nhưng cơ sở ta không vỡ, dân ta nắm được” [66, tr. 2].

Tiếp sau đó, để triển khai và thực hiện tốt việc xây dựng và thiết lập khu du kích, Tỉnh ủy đã mở hội nghị ngày 11-12-1949, bàn và quyết định về việc thiết lập khu du kích căn cứ. Quyết định nêu rõ những điều kiện cụ thể để xây dựng khu du kích gồm:

“Về mặt quân sự, nhân dân từ 18 tuổi đến 45 tuổi đều được tổ chức vào các đội du kích. Mỗi thôn phải có ít nhất một tiểu đội du kích, các đội du kích được trang bị vũ khí và phải tích cực mua sắm vũ khí để đánh địch; du kích được luyện tập kỹ thuật và chiến thuật du kích và phối hợp với bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực đánh càn, diệt bốt, tạo điều kiện để xây dựng làng chiến đấu, đánh giặc trong làng.

Về đảm bảo hậu cần, vấn đề nuôi dưỡng bộ đội, dân quân du kích được nhân dân địa phương tham gia đóng góp và ủng hộ.

Về chính trị, những xã nằm trong khu du kích phải có cơ sở Đảng, chính quyền tương đối vững chắc, hầu hết các thôn có Đảng viên, nhân dân tin tưởng vào Đảng và chính quyền, không còn chính quyền bù nhìn do thực dân Pháp xây dựng.

Thành lập Ban lãnh đạo Khu du kích gồm một số đồng chí Tỉnh ủy viên phụ trách, mỗi ngành (quân sự, công an, chính quyền, thanh niên phụ nữ) một người. Mỗi huyện được chỉ đạo khu du kích mỗi huyện một người. [35, tr. 98].

Cũng đúng lúc này, để tạo được bàn đạp vững chắc tấn công thực dân Pháp, kháng chiến lâu dài vì “để tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, chúng ta không phải có mục đích chính trị đúng đắn, phải xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân, mà còn phải giái quyết vấn đề xây dựng chỗ đứng chân, vấn đề tiềm lực của nhân dân, của đất nước, nhằm đảm bảo cung cấp sức người, sức của, cũng như nguồn động viên cổ vũ chính trị, tinh thần thì không thể tiến hành chiến tranh cách mạng lâu dài để cuối cùng giành thắng lợi” [16, tr. 4]. Tại Hội nghị, 55 thôn thuộc 16 xã của ba huyện Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành được chọn là nơi xây dựng khu du kích Gia - Thuận. Nhưng vì công tác còn mới mẻ, bỡ ngỡ, ban lãnh đạo thiếu sự kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ nên kết quả triển khai xây dựng khu du kích chất lượng thấp.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị ngày 19-12-1949 kiểm điểm công tác xây dựng khu căn cứ du kích và quyết định: “tiếp tục đẩy mạnh

công tác xây dựng khu căn cứ du kích. Chấn chỉnh công tác lãnh đạo từ tỉnh đến xã trong vấn đề xây dựng khu du kích. Phổ biến giáo dục kỹ chủ trương xây dựng khu du kích một cách cụ thể đến từng cán bộ, đảng viên. Thời gian bắt đầu từ tháng 12 năm 1949 đến hết tháng 3 năm 1950”[34, tr. 99]. Hội nghị cũng đề

ra phương châm hoạt động trong thời kỳ này là:

Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các giới, từ trên xuống dưới, từ tỉnh đến xã, thực hiện “vết dầu loang” trong công tác xây dựng du kích các chi bộ trực tiếp chỉ đạo dân quân du kích, tích hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương để tiến hành xây dựng.

Những huyện xây dựng khu du kích cùng phối hợp tác chiến với xây dựng củng cố các ngành, các giới dưới sự phụ trách của một huyện Đảng bộ viên để đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ thực hiện.

Sau Hội nghị, khu du kích Gia - Thuận được củng cố, phát triển và mở rộng, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích phát triển. Sự thành công của việc xây dựng khu du kích ở Nam phần đã tạo cơ sở cho việc hình thành các khu du kích ở Bắc phần sau năm 1949 là Tiên - Quế - Võ và Yên - Từ.

Xuất phát từ chủ trương xây dựng căn cứ kháng chiến của Trung ương Đảng và tình hình thực tế trên chiến trường Bắc Ninh, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã đề ra chủ trương và thành lập các khu du kích từ cuối năm 1949. Đây là chủ trương kịp thời, là bước tiến quan trọng trong việc tổ chức, tiến hành chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân ở Bắc Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Những khu du kích được hình thành sâu trong lòng địch đã ẩn chứa những khả năng tiềm tàng cho cuộc kháng chiến, tích lũy cả về tinh thần, lực lượng, của cải vật chất, làm chỗ dựa vững chắc để tiến hành việc tiến đánh ngay trong lòng địch, từ đó phát triển, mở rộng địa bàn kháng chiến, tiến lên tiêu diệt quân thù, giải phóng quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)