Chỉ đạo mở căn cứ du kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 68 - 72)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phƣơng tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc

2.2.1. Chỉ đạo mở căn cứ du kích

Sau nhiều năm tiến hành chiến tranh chống xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã anh dũng chống lại những cuộc càn quét lớn nhỏ của thực dân Pháp, đồng thời đẩy mạnh tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tuy nhiên do tình hình “tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch có lợi cho Pháp, nên nhìn chung các khu du kích và căn cứ du kích vẫn chưa thể đứng vững trước những cuộc tấn công dồn dập của các binh đoàn cơ động Pháp. Hầu hết các khu du kích và căn cứ du kích vừa xây dựng trong năm 1950, lại bị chuyển thành vùng tạm chiếm”[84, tr. 268]. Để giữ vững cơ sở, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã chỉ thị cho các huyện, xã phải kiên trì bám sát cơ sở, đảng viên phải bám đất, bám dân để khôi phục phong trào, đồng thời chỉ đạo phá tề, củng cố cơ sở và giữ cững phong trào ở địa phương, thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, các huyện đẩy mạnh phong trào phá tề, diệt bảo an. Đến tháng 1-1950, toàn tỉnh đã phá được 216 ban tề, với thắng lợi này đã củng cố thêm tinh thần kháng chiến của nhân dân, và tạo điều kiện cho phong trào chiến tranh du kích tiếp tục phát triển, cùng với phong trào đấu tranh phá tề, diệt bảo an của thực dân Pháp các huyện cũng đẩy mạnh công tác địch vận, vũ trang tuyên truyền, trọng tâm vào các làng tề phản động, làng có đồng bào theo đạo Thiên chúa, đồng thời tổ chức nhân dân đấu tranh hợp pháp chống quân Pháp bắt lính. Trước tình hình trên, thực dân Pháp ngày càng bị thiệt hại nặng nề cả về kinh tế, chính trị, quân sự, 39 vạn quân bị loại khỏi vòng chiến đấu, tiêu tốn tới 2000 tỷ Franc, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường

ngày càng bị thu hẹp. Mặc dù thực dân Pháp thất bại nặng nề trên chiến trường, nhưng vẫn nuôi dã tâm cướp nước ta một lần nữa, vì thế quân Pháp đã thực hiện nhiều thủ đoạn đấu tranh, chúng ra sức đóng thêm nhiều đồn bốt ở những nơi quan trọng thuộc Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng, quân Pháp xây dựng tháp canh dày đặc suốt dọc đê sông Đuống, đường số 38 và 182. Từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3-1950, nhằm tập trung lực lượng vào bộ máy ngụy quyền, tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến phát triển, Liên khu ủy Việt Bắc chủ trương mở chiến dịch tổng phá tề trong toàn Liên Khu, thực hiện chủ trương của Liên khu ủy đúng 21 giờ ngày 1-2-1950, chiến dịch tổng phá tề, diệt bảo an được phát động mạnh mẽ trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Ninh, lực lượng vũ trang và nhân dân đã phối hợp bao vây và tiêu diệt các vị trí chủ chốt của quân Pháp thu được nhiều kết quả. Qua gần một tháng thực hiện chiến dịch tổng phá tề, diệt bảo an toàn tỉnh đã phá được 73 ban tề và làm khập khiễng 12 ban tề khác. Thắng lợi của chiến dịch tổng phá tề, diệt bảo an đã cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân và tạo điều kiện cho việc xây dựng và mở rộng cơ sở kháng chiến, phát triển lực lượng vũ trang ở các địa phương, đồng thời đẩy thực dân Pháp vào thế bị động trên chiến trường.

Sau những đợt tổng phá tề, thì đợt tổng phá tề lần thứ ba, thực dân Pháp lại ra sức hoạt động để tái lập tề, làm cho cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Ninh với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay go quyết liệt, quân Pháp lập tề quân ta phá, quân Pháp xây bốt ta đánh, thế trận giằng co, phức tạp. Sau hơn một năm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến cuối năm 1950 căn cứ du kích Tiên – Quế - Võ được củng cố, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang không ngừng được phát triển, tạo cho nhân dân Bắc Ninh thế và lực mới, tiếp tục đua cuộc kháng chiến tiến tới một bước.

Tháng 10-1950, thực dân Pháp huy động lực lượng càn quét vào khu du kích Tiên - Quế - Võ và Yên Phong, thực dân Pháp đóng thêm bốt Phố Mới, Dũng Quyết, Châu Cầu, sau đó đóng thêm nhiều vị trí ở Tiêu, Đình Cả, Viềng, Lim (Tiên Du), thực dân Pháp ra sức đóng nhiều đồn bốt ở dọc đường 38, đường

182, tăng cường kiểm soát, khống chế các hoạt động của lực lượng dân quân tỉnh Bắc Ninh. Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến ngày càng gay go, thực hiện nhiệm vụ của cấp trên, tiểu đoàn Thiên Đức được giao nhiệm vụ: tiêu diệt một số đồn bốt, tháp canh của địch trên đường giao thông, mở rộng địa bàn hoạt động, khai thông đường liên lạc giữa các huyện ở Nam phần và Bắc phần, tích cực chống càn quét.

Tại nghị quyết họp từ tháng 8-1949 của Tỉnh ủy Bắc Ninh cũng nêu rõ: phải làm tốt công tác phòng gian và trừ gian, tích cực bao vây, phá hoại kinh tế của địch, xây dựng kinh tế ta, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân [44, tr.170]. Tỉnh ủy còn phát động đợt thi đua giết giặc lập công, phát động chiến tranh nhân dân, chỉ đạo địa phương phải “tích cực xây dựng làng chiến đấu” [44, tr. 170].

Phối hợp với chiến trường chính, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã quyết định phối hợp với chiến dịch Trần Hưng Đạo (từ ngày 26-12-1950 đến 31-1-1951). Nhiệm vụ được đặt ra là: Đánh phá các trục đường giao thông, phá các phương tiện giao thông và phương tiện vận tải của địch, đẩy mạnh chiến đấu tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, diệt tháp canh và lô cốt, chống mọi cuộc càn quét, tăng cường địch vận. Tích cực chuyển thóc lúa ra vùng tự do” [44, tr.192]. Phá lô cốt, tháp canh và tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, nhân dân khắp tỉnh hướng ứng tinh thần của Nghị quyết đã tấn công thực dân Pháp khắp các vị trí. Kết quả của đợt phối hợp này ta diệt 528 tên địch, bắt sống 198 tên, làm bị thương 152 tên, thu 93 khẩu sung, phá 28 xe quân sự, mọt đầu máy xe lửa và hai toa xe [44, tr.203]. Những thắng lợi trên không chỉ cho thấy sự trưởng thành của lực lượng vũ trang địa phương, mà còn thể hiện sự thành công của công tác xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng bộ nói chung và của Đảng bộ từng địa phương nói riêng, từ đó tạo điều kiện phát triển căn cứ du kích trong toàn tỉnh tạo thành một khối liên hoàn…

Tuy nhiên, trước sự thất bại nặng nề của Pháp trên, chúng muốn gây dựng lại hình ảnh của mình trên chiến trường, nên thực dân Pháp tìm mọi cách để có

thể đàn áp cách mạng ta một cách dã man nhất, chúng tập trung lực lượng mở những cuộc càn quét lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đặc biệt là vào các khu căn cứ và căn cứ trong đó thực dân Pháp đàn áp dã man nhất là ở căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ, thực dân Pháp muốn phá tan căn cứ du kích và khu du kích của ta, phá vỡ hậu phương tại chỗ nhằm cắt đứt sự viện trợ chi viện cho chiến trường [42, tr.3]. Trong trận càn quét Tiên - Quế - Võ, quân dân ta đã bị tổn thất rất lớn, trung đoàn 98 hy sinh 98 người, 400 người bị bắt, 200 người mất tích, bộ đội địa phương hy sinh 65 người, 168 người bị bắt và lạc, du kích hy sinh 31 người, 161 người bị bắt và lạc, 22 người bị thương, nhân dan chết 101 người, 16 người bị thương [13, tr.25].

Sau trận càn lớn của thực dân Pháp, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã kịp thời rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo và đề ra nhiệm vụ cấp bách là phải nhanh chóng ổn định tình hình tư tưởng, cán bộ, đảng viên và nhân dân, chấn chỉnh bộ đội, du kích, tăng cường bám sát cơ sở bảo vệ nhân dân. Đồng thời tăng cường củng cố và mở rộng căn cứ du kích, phát triển lực lượng và chuẩn bị chống càn.

Từ cuối năm 1953, thực dân Pháp hoạt động yếu, ở vào thế phòng ngự. Thực dân Pháp chỉ tập trung củng cố các vị trí xung yếu quanh thị xã Bắc Ninh, dọc các đường giao thông như quốc lộ 1, đường số 5, số 8. Hưởng ứng phong trào thi đua giành cờ của Liên Khu “tìm địch mà đánh” và “giết giặc cướp súng giặc”, với phương châm “đi sâu, bám sát địch” tạo ra chiến trường tiêu diệt địch, cướp súng địch thực hiện các trận tập kích, đánh càn, đẩy mạnh phục kích các đường giao thông. Thực hiện chủ trương của Bộ chính trị và chủ trương của Đảng bộ, quân dân Tiên – Quế - Võ tích cực chủ động tấn công tiêu hao sinh lực quân Pháp, tích cực chống Pháp bắt phu, bắt lính, tăng cường lực lượng mở rộng căn cứ kháng chiến, công tác địch vận cúng phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ tích cực vận động, du kích kiên trì gọi loa hàng đêm tuyên truyền lính ở trong các bốt bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, bởi vậy, có nhiều người giác ngộ đảo ngũ về với nhân dân, với cách mạng, chính sự giác ngộ của binh lính đã giúp ta có nội gián để diệt các bốt trên địa bàn tỉnh.

Để phát triển chiến tranh du kích ngay từ đầu năm 1954, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân trên địa bàn tỉnh củng cố và xây dựng căn cứ du kích, thực hiện chủ trương “mở rộng vùng du kích” trong đó đặc biệt là căn cứ Tiên - Quế - Võ và Yên - Từ. Thực hiện chủ trương trên, quân dân Tiên - Quế - Võ với thế lực đã có liên tiếp mở những cuộc tiến công vào vị trí trọng yếu của thực dân Pháp, mở rộng căn cứ du kích, cùng với việc phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân Tiên - Quế - Võ đã tập kích địch ở các vị trí Lim, Vân Khám, Vân Trinh, Tiên Du, các xa huyện Quế Dương...chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi, vùng tự do của ta ngày cảng mở rộng, việc các vùng căn cứ của ta được mở rộng tạo thế liên hoàn vững chắc trong việc phối hợp đánh địch và giam chân chúng.

Để chống lại các hoạt động chống phá của thực dân Pháp, Tỉnh ủy đã kịp thời mở các đợt tuyên truyền vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, triển khai công tác tiếp quản với những nhiệm vụ: phải chống địch cưỡng ép đồng bào, nhất là đồng bào theo đạo Thiên Chúa vào Nam, nhanh chóng khôi phục thiết lập trật tự xã hội, khôi phục các hoạt động sản xuất bình thường [25, tr.1,3,5-6].

Trước những thắng lợi lớn trê chiến trường, các tổ chức Đảng hoạt động công khai, đồng thời ở những nơi còn bộ máy chính quyền thực dân, Đảng chỉ đạo quân dân tiến hành đấu tranh chống phá, tiêu diệt. Ngày 10/10/1954 tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng đã rút khỏi Gia Lâm, quê hương Bắc Ninh hoàn toàn sạch bóng quân thù. Nhân dân Bắc Ninh nhanh chóng ổn định sinh hoạt, khôi phục lại các hoạt động sản xuất, khắc phục hậu quả của chiến tranh và bước vào một thời kỳ cách mạng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)