Chỉ đạo xây dựng khu du kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 37 - 46)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ

1.2.2. Chỉ đạo xây dựng khu du kích

Khu du kích là nơi mà các lực lượng vũ trang và bán vũ trang của ta đánh phá được quân địch, là chỗ mà các lực lượng vũ trang và bán vũ trang của ta vật lộn với chính quyền địch. Có những nơi chính quyền địch ở làng xã bị tiêu diệt, nhưng vì ảnh hưởng quân sự của địch, chính quyền của ta chưa hoàn toàn tự do trong công việc cai trị nhân dân. Các tổ chức của nhân dân ta tuy đã thành lập nhưng vẫn ở vào thế đấu tranh với địch mà chưa được tự do hoàn toàn. Vì ảnh hưởng quân sự của địch khá lớn trong các vị trí của chúng và trong các cuộc càn quét nên sự tự do của ta có hạn chế. Trong các khu du kích ảnh hưởng của quân địch vẫn còn trong nhân dân [23, tr. 31].

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam, Đảng đã sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau đi từ thấp đến cao, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng đây là một quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trung ương Đảng đã nhận định tình hình và đề ra chủ trương xây dựng kháng chiến trên tất cả các mặt trận. Để phát động chiến tranh du kích cục bộ, phải tiếp tục xây dựng cơ sở chính trị, đồng thời phải tiến lên xây dựng những khu du kích và căn cứ du kích.

Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định rằng thực dân Pháp sẽ trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Vì thế, Trung ương Đảng đã chủ trương chuẩn bị trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, để có thể bảo vệ và xây dựng nền độc lập của đất nước. Thực hiện đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ về mọi mặt để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược.

Về kinh tế, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tuy nhiên đây cũng là lúc mà nhân dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề về kinh tế, nạn đói hoành hành ở khắp mọi nơi, đây cũng chính là vấn đề mà Đảng và Chính phủ ta trăn trở, trước tình thế cấp bách đó thì Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã đưa ra những chính sách cấp thiết để giải quyết nạn đói.

Trong bức thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói. Hồ Chí Minh kêu gọi: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.

Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [63, tr. 31]

Ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương ra chỉ thị về kháng chiến, kiến quốc; Chỉ thị đã nêu rõ: “…phải đề phòng nạn đói cuối năm và sang đầu năm mới sẽ hết sức trầm trọng ở miền Bắc Đông Dương. Ngay lúc này có một số khá đông đồng bào Bắc Bộ đã đói rồi. Công việc cứu đói cũng giống như công việc đánh giặc” [49, tr. 32].

Tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương lấy đồn điền ấp trại của bọn Việt gian và ruộng đất vắng chủ chia cho nhân dân. Thi hành chính sách giảm tô 25% cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế vô lý, đồng thời phát động xây dựng “ Qũy độc

lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”, nhằm đẩy mạnh tinh thần yêu nước, khơi sâu lòng căm thù giặc, tích cực thực hiện khẩu hiệu “ tự cấp, tự túc”.

Về chính trị, sau khi đánh giá tình hình của cuộc chiến tranh trên địa bàn tỉnh, tỉnh ủy Bắc Ninh đã đề ra nhiệm vụ “xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, tăng cường lực lượng vũ trang, phát triển mạnh các tổ chức quần chúng, đẩy mạnh và phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân [34, tr.14]. Tỉnh ủy chú trọng đến việc xây dựng, củng cố các mặt trận Việt Minh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân cứu quốc. Mặt trận Việt Minh tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đoàn kết nhân dân trong tỉnh, đánh bại âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Bên cạnh đó tỉnh Hội liên hiệp cũng được thành lập, nhằm tập hợp những người chưa tham gia vào mặt trận Việt Minh, đoàn kết nhân dân một cách rộng rãi hơn nữa, cùng nhau tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tháng 10-1945, tỉnh ủy Bắc Ninh đã phát động tuần lễ căm thù giặc, ủng hộ Nam bộ kháng chiến, bắt đầu bằng cuộc mít tinh ở thị xã Bắc Ninh đã nôi kéo hàng vạn người tham gia, sau đó kéo về các huyện gây phong trào sôi nổi [36, tr. 15].

Về công tác xây dựng hậu cần quân sự, nhằm đáp ứng tình hình cuộc chiến tranh ngày càng lan rộng trong tỉnh, thực hiện chủ trương của bộ quốc phòng (tháng 2- 1947) về việc xây dựng lực lượng quân dân du kích địa phương. Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ra nghị quyết và tăng cường chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân du kích địa phương, tháng 2-1947, toàn tỉnh có 16 đội du kích thoát ly với 460 hội viên, và đến tháng 4-1947, đã lên đến 862 người. Các huyện đã thành lập được các trung đội du kích tập trung với những trang bị ban đầu gồm súng trường, lựu đạn, lưỡi lê, dao găm..

Đầu năm 1947, toàn tỉnh có 16 trung đội du kích tập trung với 640 đội viên, đến cuối năm 1947, số lượng du kích đã lên đến 900 đội viên. Du kích địa phương có 2.470 người, và 8.900 tự vệ và đến tháng 3 năm 1948, toàn tỉnh có 4.600 du kích, 2.500 dân quân tự vệ. Và đến cuối năm 1948, các huyện ở Bắc phần đã có 137 trung đội du kích [60, tr. 32], trong đó: Yên Phong: 40 trung đội, Quế Dương: 22 trung đội, Võ Giàng: 24 trung đội, Tiên Du: 16 trung đội, Từ

Sơn: 35 trung đội. [32, tr. 198]. Đầu năm 1949 mỗi huyện thành lập một đại đội du kích tập trung, cuối năm 1949, toàn tỉnh có 8247 du kích xã trong đó có 2838 nữ du kích, 2548 lão du kích, 1164 thanh niên du kích [32, tr.217].

Tỉnh ủy đã mở nhiều lớp huấn luyện cho dân quân tự vệ ở các địa phương trong địa bàn tỉnh nói chung và dân quân tự vệ vùng Tiên - Quế - Võ nói riêng, đồng thời vận động nhân dân quyên góp tiền mua súng đạn trang bị cho dân quân tự vệ để khắc phục tình trạng thiếu vũ khí của lực lượng vũ trang địa phương, đồng thời chủ trương lấy tiền của quỹ công trạng để mua sắm vũ khí. Tháng 10-1946, Uỷ ban vận động quỹ mùa đông binh sĩ đã phát động phong trào toàn dân may áo trấn thủ cho chiến sĩ, đẩy mạnh xây dựng lực lượng tại chỗ làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp, lực lượng này có vai trò to lớn trong kháng chiến, nếu trong thời chiến thì lực lượng quân sự là lực lượng chính tham gia vào cuộc chiến để bảo vệ hòa bình, còn khi thực dân Pháp lui quân thì lực lượng kháng chiến của tỉnh lại rút về hoạt động tăng gia sản xuất, xây dựng lực lượng thêm vững mạnh để có thể đối phó khi thực dân Pháp tấn công.

Về văn hóa - xã hội, Chính phủ thành lập Nha Bình dân học vụ, phong trào xáo nạn mù chữ ở tỉnh Bắc Ninh cũng phát triển mạnh mẽ, các đoàn thể tham gia vận động nhân dân diệt giặc dốt thông qua nhiều hình thức như dán khẩu hiệu, diễu hành vận động từng người, những lớp học bình dân được mở ra cho mọi người, mọi lứa tuổi và học vào mọi thời gian và mọi địa điểm có thể, thực hiện khẩu hiệu “chống mù chữ xâm lăng” [49, tr. 155].

Cũng năm 1946, Đảng bộ Bắc Ninh đã chủ trương xây dựng làng chiến đấu ở khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, phối hợp với du kích và Vệ quốc đoàn tổ chức rào làng, bố trí người canh gác và kiểm soát người ra vào làng.

Ngày 18-1-1947, Uỷ ban kháng chiến Bắc Ninh triệu tập cuộc họp gồm chủ tịch Uỷ ban kháng chiến các huyện và lãnh đạo các ban ngành trong tỉnh. Sau khi phân tích tình hình chung của cuộc kháng chiến trên địa bàn tỉnh, tỉnh ủy Bắc Ninh quyết định:

Về sản xuất, yêu cầu các huyện phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, đối với nông dân thiếu vốn, Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục cho vay. Ban tăng gia sản xuất phải tiếp tục điều tra về tình hình thực phẩm và nhân khẩu [91, tr. 2-3].

Thành lập Ban tản cư, mỗi xã thành lập một tiểu ban gồm 3 người, mỗi phủ huyện thành lập một ban gồm từ 3 đến 5 người. Ban tản cư tỉnh gồm 5 nhân viên phụ trách nghiên cứu kế hoạch liên lạc, sơ tán nhân dân và kiểm soát các huyện [91, tr. 4].

Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban tiếp tế, ban này có nhiệm vụ:

Một là, giúp đỡ việc tiếp tế cho bộ đội (bộ đội phải trả tiền như trước); Hai là, tiếp tế cho các cơ quan kháng chiến mà không hưởng lương (do Uỷ ban kháng chi tiền);

Ba là, kiểm soát các cơ quan tiếp tế phủ, huyện, ban tiếp tế điều tra nhu cầu cần tiếp tế sau mới tiếp tế [91, tr. 5].

Đồng thời, Uỷ ban kháng chiến Tỉnh quyết định thành lập Uỷ ban kháng chiến làng “Nếu chủ tịch ủy ban hành chính có năng lực thì cứ chuyển ủy viên này thành nhân viên trong ủy ban kháng chiến. Nếu trong ủy ban kháng chiến không có ủy viên nào có năng lực thì cứ một người ở ngoài ban vào Uỷ ban kháng chiến.

Nếu một làng đã thành lập được hai ban riêng rẽ: Ban hành chính và ban kháng chiến thì nay theo kế hoạch sau đây: Nếu công việc chạy thì để nguyên cả hai ban, Nếu công việc không chạy thì sát nhập một ban thôi” [91, tr. 3].

Về giáo dục, tiếp tục khai giảng khối Trung học, thanh tra tiểu học phụ trách và kiểm tra các trường về chuyên môn.

Trong khoảng thời gian này Tỉnh ủy tiếp tục đẩy mạnh xây dựng khu du kích. Hệ thống công sự trong các làng xã được củng cố, các làng đều có hầm hào tập thể và hầm hào cá nhân. Các đoàn thể quần chúng huy động nhân dân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh rào làng, cắt cứ người canh gác, mỗi làng như một vùng khép kín thường chỉ có một con đường vào duy nhất. Ban đầu chỉ là những làng chiến đấu được xây dựng ở khắp nới, nhưng sau đó do yêu cầu của chiến tranh

các làng chiến đấu đã phát triển thành những khu du kích. Những làng có vị trí chiến lược quan trọng được xây dựng kiên cố.

Đến tháng 4-1948, toàn tỉnh đã xây dựng được 48 làng chiến đấu, các làng chiến đấu ven các đường giao thông chính để phục vụ phục kích đánh thực dân Pháp, làng chiến đấu có các đường giao thông và các làng gần nhau. Đến tháng 8-1948, tỉnh đội Bắc Ninh đã thành lập Khu chiến đấu gồm các làng Vân Chính, Long Khám (Tiên Du), Vàng An, Vân Dương, Nam Dương, Khắc Niệm, Nghiêm Xá (Quế Dương).

Sang tháng 7-1949, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn chưa từng có tấn công sang các huyện ở Bắc phần Bắc Ninh. Lúc này, Bắc phần Bắc Ninh nằm trong vùng kiểm soát của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân tỉnh Bắc Ninh chuyển sang giai đoạn mới- giai đoạn “chiến đấu trong vòng vây” của kẻ thù.

Để có thể xây dựng khu căn cứ du kích ngay trong lòng địch, đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở vùng địch tạm chiếm, thì nhất thiết phải dựa vào nhân dân, vì thế ở những nơi thực dân Pháp đánh đến, Đảng bộ chủ trương tản cư, thực hiện “vườn không nhà trống”, khi thực dân Pháp không chiếm đánh thì Đảng bộ chủ trương cho dân hồi cư, trở về bám đất để giải quyết vấn đề đời sống, tạo chỗ dựa cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Trước sự càn quét của thực dân Pháp vào các huyện ở Bắc phần, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã họp và đề ra nhiệm vụ là lãnh đạo chiến tranh du kích ở Bắc phần, phối hợp với bộ đội chủ lực, phá tan cuộc tấn công của địch, đánh mạnh và tích cực phá ngụy quyền ở Nam phần để phối hợp với chiến trường ở Bắc phần. Tuy nhiên do sự chênh lệch về quân sự, kinh tế, chính trị nên cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Ninh nhanh chóng bị áp đảo, thực dân Pháp liên tiếp mở các cuộc càn quét vào vùng tự do, cướp bóc của cải của nhân dân, khiến cho đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, đứng trước tình hình trên thì Đảng bộ đã họp và đề ra một số nhiệm vụ cấp bách đó là tích cự xây dựng làng kháng chiến, phá hoại thêm các đường giao thông để ngăn cản con đường tiếp tế của thực dân Pháp.

Đồng thời, tránh sự đến gần của thực dân Pháp vào các cơ sở cách mạng của quân dân Bắc Ninh, lập thêm các đội vũ trang tuyên truyền, chú trọng đặc biệt đến xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích xã cả về số lượng và chất lượng.

Trước sự tấn công của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Ninh quay cuồng trong guồng đấu tranh của chúng, bởi trong quá trình đồng loạt phá tề, diệt bảo an thì một số địa phương còn thiếu sót là bắt tràn lan, chưa thực hiện tốt chính sách phân hóa khi xử lý bất bình trong quần chúng. Mặt khác, một số địa phương chưa đánh giá đúng tình hình của tực dân Pháp nên việc chỉ đạo, phá tề hiệu quả thấp, một số nơi địch chịu nhiều tổn thất, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã phát triển sang giai đoạn mới. Mặc dù, ngay từ những ngày đầu của cuộc càn quét, quân dân tỉnh Bắc Ninh đã tích cực chống càn quét bằng các hoạt động đấu tranh cách mạng kết hợp với việc chủ động bố trí trận địa sẵn sàng đánh địch, tiêu hao sinh lực địch. Tuy nhiên với lực lượng áp đảo, vũ khí tối tân quân địch đã chiếm được Bắc Ninh và chúng tiếp tục càn quét và lấn chiếm. Địch tăng cường càn quét vào các cơ quan đầu não, các cơ sở chính trị, các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn Tỉnh.

Trước sự càn quét ác liệt của thực dân Pháp, tháng 8-1949 Tỉnh ủy Bắc Ninh đã họp và đề ra một số nhiệm vụ cấp bách là: Tích cực xây dựng làng chiến đấu, phá hoại các đường giao thông, thiết lập thêm các đội vũ trang tuyên truyền, xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích, và một vấn đề quan trọng cấp bách cũng đặt ra lúc này là phải tạo chỗ đứng chân, làm bàn đạp tấn công địch, xây dựng, phát triển cơ sở và lực lượng kháng chiến. Ngày 11-12-1949, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị bàn việc lập khu căn cứ du kích. Việc xây dựng căn cứ du kích là một nội dung chiến lược trong đường lối quân sự của Đảng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Bắc Ninh trên cơ sở phân tích thế trận chiến tranh giữa ta và địch, đồng thời chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết trên mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế cho sự ra đời của các căn cứ du kích. Căn cứ du kích là những nơi có cơ sở chính trị vững, có lực lượng vũ

trang mạnh, có khả năng đánh trả những trận càn quét của địch, đồng thời phối hợp với bộ đội địa phương đánh và tiêu diệt địch. Mỗi làng, mỗi xã là một vị trí chiến đấu, làng chiến đấu, có cơ sở kinh tế hậu cần tại chỗ, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, chính quyền. Vấn đề xây dựng căn cứ địa trên địa bàn Bắc Ninh là vấn đề hết sức cấp bách lúc này nó không chỉ là bàn đạp vững chắc để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)